[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,342
Động cơ
3,837,959 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không giam phi công Mĩ ở Hỏa Lò làm lá chắn sống thì Nixon táng bom nguyên tử xuống Hà Nội lâu rồi. Bọn nó( USA) cũng có vài cái đầu nóng như vậy, em có đọc ở đâu đó, nhưng lâu, quên rồi, các cụ nào có nguồn cho anh em thửng lãm với ạ.
Còn nữa, Vệ cũng không vừa, đặc công mình xơi B52 của nó tại Thái gay, cái này nguồn tiễng Việt và nhân chứng sống đang còn, cụ nào có nguồn Tây lông cho anh em xin luôn để chúc mừng năm mới, cũng phải nhắc lại chút, chứ dạo này chẩu tre nhiều hội thích lật sử quá. Rượu em đang còn.
Vâng cụ! Ta không chỉ giam phi công Mỹ ở trong lòng Hà nội mà còn dẫn các "chú này" tới viếng thăm mục tiêu ném bom của các "chú ấy".

Đây là ảnh các phi công Mỹ thăm và chứng kiến cảnh đổ nát của BV Bạch Mai
1609385151405.png

1609385211370.png


Chị Jane Fonda - nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood cũng đã tới thăm Việt Nam tháng 7-1972!
1609385313718.png

1609385516512.png
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,139
Động cơ
455,038 Mã lực
Tây chuyên đi giày từ nhỏ nên da chân nó mỏng lắm. Ta phổ biến kinh nghiệm khi bắt được phi công Mỹ là bắt cởi giày để chống lại chuyện chạy trốn.
Mà chân trần đi trên đường làng VN chứ chưa nói đến chạy là cũng đau chân lắm rồi.



Nó rơi xuống ruộng với ao ở đồng bằng thì cũng chả chạy được, nhưng vẫn bắt cởi dầy, chả biết sao nữa ạ
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,949
Động cơ
317,590 Mã lực
Tây chuyên đi giày từ nhỏ nên da chân nó mỏng lắm. Ta phổ biến kinh nghiệm khi bắt được phi công Mỹ là bắt cởi giày để chống lại chuyện chạy trốn.
Mà chân trần đi trên đường làng VN chứ chưa nói đến chạy là cũng đau chân lắm rồi.
Vâng, những năm 70 quê em không có m đường nhựa nào ạ. Toàn đường đá với gạch hay đất thôi ạ. Giờ mà bắt em bỏ giày dép đi đất như xưa thì cũng chịu trách nào pc mỹ vừa đi vừa khụy.
 

chuotgiahn

Xe hơi
Biển số
OF-579967
Ngày cấp bằng
18/7/18
Số km
114
Động cơ
142,276 Mã lực
Hôm 1/1/1973, em và ông Trịnh Xuân Giản (sau này là Viện trưởng Viện Hoá học) đến khu An Dương
Nhìn tang thương lắm. Bom rải thảm nên đất tung lên, không còn nhìn thấy một mảnh bát vỡ nữa. Em đứng nhìn một hố bom lớn, thì một người đàn ông trạc 30 tuổi, nói với mọi người đang xung quanh, đây là gia đình nhà vợ anh ta, 7 người chết cả.
Em rớm nước mắt, và không quên câu nói đó dù 47 năm trôi qua, lòng tự hỏi: dân tộc mình bị trời đầy hay sao?
Để trả lời câu hỏi của cụ thì cháu trích dẫn một câu Kiều của thi hào Nguyễn Du là đủ ý nhất ạh; :((
“ Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Cứ nhằm những chốn dặm trường mà đi ”
 

Menelaus

Xe máy
Biển số
OF-580698
Ngày cấp bằng
23/7/18
Số km
86
Động cơ
139,190 Mã lực
Tuổi
35
Cụ Ngao sn 49 bằng tuổi bố em. Thế mà ban đầu vào off đọc các bài đăng về tư liệu lịch sử của cụ cứ nghĩ cụ trẻ măng. Hehe. Cảm ơn cụ nhiều và chúc cụ sang năm mới sức khoẻ để truyền tải kiến thức nhiều hơn nữa tới thế hệ trẻ.
 

Lant

Xe tải
Biển số
OF-554615
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
239
Động cơ
157,129 Mã lực
Tuổi
47
(Bài hơi dài tí, em tách làm 2)
Về tình hình toàn cục cuối năm 1972, đây là các nét chính mà em cóp nhặt được từ việc đọc và xem một cách chắp vá từ sách, web và phim tài liệu cách đây mười mấy năm nên có thể không chính xác lắm:

Lúc đó dân Mỹ muốn gì?
Đa số dân Mỹ muốn Mỹ rút ra khỏi VN, nhưng trong thâm tâm cũng không muốn nước Mỹ mang vị thế bại trận.

Chính quyền Nixon muốn gì?
Nixon muốn tái cử tổng thống, vì thế muốn thoát ra khỏi vũng lầy VN nhưng giữ được danh dự (peace with honor). Đó là mục tiêu chính trị. Còn về mặt cá nhân, Nixon cũng không muốn mang tiếng là tổng thống bại trận đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Viêt Nam muốn gì?
VN muốn Mỹ rút hoàn toàn và QĐNDVN vẫn ở lại miền Nam, vẫn giữ các vùng đã giải phóng để sau này, khi có cơ hội, sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Diến biến:
- Tháng 10/1972, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng thì tại Paris 2 bên đồng ý (một cách chưa chính thức) với một thỏa thuận toàn diện về "lập lại hòa bình ở VN". Các điều khoản quan trọng mà trước đó bế tắc thì đều đã đạt được thỏa thuận.
- Phía VN sợ Mỹ sẽ lật lọng, bèn rò rỉ với báo chí về việc đạt thỏa thuận, và về nội dung các điểm của thỏa thuận này. Mục đích là để đư luận biết rằng 2 bên đã đạt thỏa thuận, Nixon và Kissinger không thể tự nhiên lật lọng được (nếu làm vậy sẽ mang tiếng là phá vỡ cơ hội hòa bình và do đó cơ hội tái cử Tổng thống của Nixon sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng).
- Nhưng Nixon và Kissinger đã hóa giải được vấn đề chỉ bằng một xảo thuật ngôn từ đơn giản, là tuyên bố với dư luận rằng "hòa bình trong tầm tay" (peace is at hand). Cụm từ này không phủ nhận là 2 bên gần tới một thỏa thuận, và nó mang lại niềm lạc quan trong dân chúng, tăng uy tín của Nixon, nhưng cũng không trói chân trói tay CQ Mỹ trong các hành động quân sự sau này (vì hòa bình chỉ mới "trong tầm tay" thôi).
- Dân chúng Mỹ tin tưởng rằng Nixon sẽ mang lại hòa bình, quân Mỹ sẽ rút hoàn toàn khỏi VN. Đây là một lý do quan trọng khiến Nixon thắng lớn trong kỳ bầu cử TT tháng 11 năm đó.
- Dù đã tái đắc cử, lúc này Nixon vẫn còn một mục tiêu nữa phải đạt được ở VN, là có hòa bình "trong danh dự", có nghĩa là phải có hòa bình trong thế thắng. Nếu không phải là thắng về mặt quân sự thì ít ra là đạt được ấn tượng như vậy trong con mắt dư luận.
- Do đó phía Mỹ đột ngột (nhưng cũng không quá bất ngờ với VN) đưa ra rất nhiều yêu sách mới, phủ nhận những gì đã đạt được hồi tháng 10.
- VN tất nhiên là không thể chấp nhận, và cuộc ném bom 12 ngày đêm đã diễn ra.
Cuộc chiến 10k ngày cũng chỉ rõ 12 ngày đêm chỉ nhằm để cứu vãn danh dự của cá nhân TT Mỹ
Con mịa nó, vì mặt mũi 1 người mà làm bao gđ tấn nát x-(
 

nguoitraixula

Xe tải
Biển số
OF-40991
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
211
Động cơ
469,349 Mã lực
Vâng,12 ngày đêm Điên biên Phủ trên không quả thật rất hào hùng và bi tráng .Bầu trời đỏ rực chớp lửa của đạn pháo cao xa, tên lửa , tiếng bom rền , tiếng người xôn xao rằng nó đánh chỗ này chỗ kia, thỉnh thoảng ánh sáng của B 52 cháy soi rõ từng viên gach. Cảm giác tự haò xen lẫn căm thù nhưng cũng thât đau thương khi nhìn hàng dãy xác đồng bào trong có cả trẻ em và phụ nữ xếp trên hè phố Khâm thiên, cả dẫy phố sâm uất biến thành bình địa. Ký ức chiến tranh đi qua nó mới thấy cái giá của hòa bình, hãy trân trọng và cố gắng gìn giữ cccm ạ.
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,075
Động cơ
246,901 Mã lực
Tuổi
29
Giờ Tomahawk nó táng thì có đỡ nổi ko các cụ nhể.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,502
Động cơ
441,136 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Người Mỹ có những trải nghiệm thú vị về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta là những đối thủ thú vị và sòng phẳng với người Mỹ. Người Mỹ phải kinh ngạc và thán phục về tinh thần chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc nhỏ bé chiến đấu với một siêu cường. Một số người lính Mỹ sau này lại trở thành những người tích cực nhất trong việc hàn gắn lại vết thương chiến tranh cho Việt Nam.

Đa phần họ đều nỗ lực ủng hộ cho Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1995. Sách báo phương Tây vẫn nói về việc các tù binh ở nhà tù Hỏa Lò bị tra tấn và bạo hành. Không ai biết sự thực thế nào nhưng có lẽ nếu thực sự bị hành hạ, các cựu phi công Mỹ đã không có những tình cảm tốt đẹp như thế cho Việt Nam sau này.
 

T-Đức

Xe tải
Biển số
OF-180528
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
255
Động cơ
339,250 Mã lực
Em cũng quan tâm đến câu chuyện này. Hồi đó tuy còn rất bé nhưng em còn nhớ được tiếng còi báo động và tiếng tiêm kích rít trên trời.

Em mới tìm được thông tin rằng hồi đó, nữ ca sĩ nhạc đồng quê của Mỹ tên là Joan Baez đang ở Hà Nội. Khi đó cô đi cùng 1 đoàn phản chiến. Cô này đã trực tiếp chứng kiến 12 ngày đêm rồi sau đó, đầu năm 73 làm thành album Where are you now, my son? Trong album này có lồng tiếng ghi âm lại những âm thanh thực sự của những ngày đó. Đặc biệt có tiếng một người mẹ khóc con mình tại phố Khâm Thiên. Chính điều này làm ca sĩ xúc động và cho ra đời album chống chiến tranh.

Có điều đến năm 79 khi chứng kiến cảnh người tị nạn ra đi, cô này viết thư phản đối chính phủ VN. Có lẽ vì vậy mà từ đó báo chí VN không còn đề cập đến cô ta nữa. Tuy nhiên, album thì vẫn còn đó và trở thành tư liệu lịch sử.

Chúng ta những người đang sống có quyền nói ý kiến của mình về lịch sử. Nhưng thế hệ con cháu sẽ luôn tìm kiếm những sự thật, và chúng cũng có toàn quyền dùng suy nghĩ độc lập của chúng nó để soi lại lịch sử.

 

Ú Òa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-761486
Ngày cấp bằng
1/3/21
Số km
570
Động cơ
50,949 Mã lực
Tuổi
33
Cuộc chiến 10k ngày cũng chỉ rõ 12 ngày đêm chỉ nhằm để cứu vãn danh dự của cá nhân TT Mỹ
Con mịa nó, vì mặt mũi 1 người mà làm bao gđ tấn nát x-(
Với lũ điếm chính trị thì mạng người bỏ phiếu cho chúng nó mới quan trọng, còn mạng người xứ khác cũng chỉ như con vịt con ngan. Ở đâu cũng vậy thôi nên cụ cố nén bức xúc.:))
 

T-Đức

Xe tải
Biển số
OF-180528
Ngày cấp bằng
15/2/13
Số km
255
Động cơ
339,250 Mã lực
Ngày 16/12/1972, Joan Baez, một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà hoạt động phản chiến người Mỹ, đã cùng ba người Mỹ khác tới Hà Nội để tận mắt nhìn thấy những tác động của chiến tranh và đưa thư cho những tù nhân Mỹ ở Hà Nội. Tại đây, bà đã trực tiếp trải qua cuộc ném bom không kích và chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của nó đối với Hà Nội. Dưới đây là bản lược dịch hồi ức của Joan Baez về 12 ngày đêm dưới mưa bom qua bài viết của phóng viên Tim Cahill, đăng trên tờ Rolling Stones, số ra ngày 1/2/1973.
Joan Baez có một đoạn băng ghi âm mà bà đã ghi lại khi ở Hà Nội với tư cách là khách mời của Ủy ban Đoàn kết với Nhân dân Hoa Kỳ. Những giọng nói khác trong cuốn băng, được thu ở tiền sảnh của khách sạn Hòa Bình, là của ba thành viên khác trong nhóm của bà: Mục sư Michael Allen, cựu binh phản chiến Barry Romo, và giáo sư luật Telford Taylor – một cựu Chuẩn tướng và là công tố viên Mỹ tại tòa án xét xử tội ác chiến tranh Nuremburg.
Cuộn băng được ghi lúc 7.30 vào một đêm Nô-en quang đãng không một gợn mây. Mục sư Allen đã bắt đầu nghi lễ Giáng sinh của người Mỹ bằng một lời cầu nguyện. Joan Baez bắt đầu hát bài Lord’s Prayer (Lời cầu nguyện của Chúa) bằng chất giọng cao vút quen thuộc của cô. Bất thình lình, mọi thứ rung chuyển, và đó là tiếng bom nổ, không thể nhầm lẫn với âm thanh nào khác. Tiếng đàn ghi-ta ngập ngừng vấp váp, nhưng rồi giọng hát của Joan lại vang lên, mạnh mẽ và quả cảm.
“Im lặng nào”, một ai đó hét lên.
Một giọng nói khác, to hơn, vang lên, “Không, cứ hát đi!” Không xa, tiếng còi báo động kêu inh ỏi, cắt ngang câu hát về sự tha thứ cho những lỗi lầm.
“Đó là những chiếc phản lực Phantom (Bóng ma)”, Joan cho biết sau đó trong một quán cafe ở San Francisco. Chúng lao vụt ra từ bầu trời không một gợn mây ở ngay dưới tầm radar và thả hàng tấn quà Giáng sinh bất ngờ lên đầu những người dân Hà Nội.
“Get your helmets!” (Lấy mũ bảo hiểm đi!), một người Việt Nam nói bằng tiếng Anh. Cuốn băng kết thúc với những âm thanh hỗn loạn: tiếng bước chân chạy ríu lại và tiếng hú của còi báo động không kích.
Bangkok ngày 15/12/1972, Joan Baez chuẩn bị lên máy bay tới Hà Nội qua ngả Viêng-chăn. Trên tay bà là tập thư gửi cho tù binh Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Đồng hành với bà còn có cựu binh phản chiến Barry Romo (trái) và Giáo sư Telford Taylor (phải) (Ảnh: UPI)
Bốn mươi tám giờ sau khi Hoa Kỳ rời bỏ các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, những chiếc máy bay phản lực Phantom và máy bay ném bom chiến lược khổng lồ B-52 của Mỹ đã tiến hành đợt ném bom kéo dài 12 ngày xuống Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến, máy bay B-52 được sử dụng để tấn công hai thành phố chính của Bắc Việt Nam. Trong khi những chiếc Phantom được thiết kế để tấn công vào một mục tiêu cụ thể và chỉ chứa được vài tấn bom, thì những chiếc B-52 khổng lồ lại chứa được tới 30 tấn và có thể phá hủy nguyên cả một khu vực rộng một dặm vuông. Trong 12 ngày, từ 18/12 đến 30/12, Cơ quan thông tấn của Bắc Việt Nam ước tính có khoảng 100.000 tấn bom đã được thả xuống hai thành phố và những khu dân cư lân cận. Người phát ngôn Quân đội Mỹ không đưa ra một con số nào, tuy nhiên tờ New York Times đã dẫn lời một sĩ quan quân đội tại đảo Guam, nơi những chiếc B-52 đóng quân, nhận định những đợt tấn công vào dịp lễ Giáng sinh là “chiến dịch không kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh.”
Một trăm nghìn tấn bom, con số này lớn hơn tổng số bom được ném xuống nước Anh trong toàn bộ 6 năm diễn ra Thế chiến II. Nó tương đương với 6 quả bom nguyên tử được dùng để ném xuống Hiroshima.
Nhóm của Joan Baez đến Hà Nội vào ngày 16/12. Họ lên kế hoạch rời đi vào ngày 23, nhưng cuộc ném bom bắt đầu vào ngày thứ hai họ ở đấy và không có máy bay nào có thể hạ cánh hoặc cất cánh rời khỏi Hà Nội. Họ phải ở lại cho đến sáng ngày 30, ngày cuối cùng của cuộc ném bom.
“Ngày ném bom đầu tiên,” Joan Baez nói, “tôi trú trong hầm và đang chuẩn bị tâm lý để nói lời từ biệt với con trai, với các chị em của mình, với tất cả mọi thứ. Barry Romo, người cựu chiến binh từng chiến đấu ở Việt Nam, mỉm cười và bảo tôi rằng những quả bom không ở gần đây. Tôi có thể cảm thấy vụ nổ rung chuyển đập vào tai mình, nhưng anh ấy bảo tôi đừng lo lắng. Đêm đó, bom rơi cách chúng tôi bốn dãy nhà.”
“Vào ngày ném bom thứ hai… cuộc tấn công đầu tiên của ngày thứ hai… tôi nhớ là mình đang lấy thứ gì đó để ăn và có ai đó đóng sầm cửa lại. Tôi đánh rơi chiếc đĩa. Đến ngày thứ 4 và thứ 5, tôi có thể thản nhiên bước tới hầm trú ẩn.”
“Thỉnh thoảng tôi còn biểu diễn trong hầm. Bài hát hay nhất là “Don’t Let Nobody Turn You Around”. Nó ngắn và dễ hiểu. Mọi người vỗ tay theo nhịp và tôi hát “Tôi sẽ không để Lầu Năm Góc khiến mình phải quay đầu”. Đó là điều mà mọi người cần sau một tiếng đồng hồ trong những căn hầm đó.”
“Mỗi đêm có khoảng 4 hoặc 5 cuộc tấn công, một đợt kéo dài khoảng 1 tiếng hoặc 1 tiếng rưỡi. Chúng tôi sẽ dậy và đi đến hầm trú ẩn. Một vài đêm có đến 9 hoặc 10 cuộc tấn công và chúng tôi ngủ luôn ở đó. Chúng tôi phải thức dậy bất cứ khi nào nghe thấy còi báo động.”
Đến đêm ném bom cuối cùng, Joan Baez hành động như một chiến binh dạn dày với bom đạn. Trong suốt cuộc tấn công cuối cùng, cô quyết định không ngồi co ro trong hầm trú ẩn. Thay vào đó cô đứng trên ban công khách sạn và hát cho những người mà cô thấy có thể trở thành những cựu chiến binh phản chiến trong tương lai.
21/12/1972, Michael Allen, Joan Baez và Barry Romo đi bộ qua đống đổ nát ở sân bay Gia Lâm, bị ném bom hai ngày trước đó (Ảnh: Lưu trữ Bettmann)
Một phần mục đích của chuyến đi đến Hà Nội là để chuyển thư cho các tù binh chiến tranh. “Chúng tôi được gặp khoảng 13 người trong số họ. Trại giam ở gần một nơi bị trúng bom. Bốn người trong số họ bị thương nhẹ. Tất cả các cửa sổ đều nổ tung và có nhiều mảnh đạn trên sàn. Chúng tôi định tổ chức một buổi lễ Giáng sinh nhưng căn phòng lớn nơi chúng tôi muốn sử dụng đã bị sập. Tường và trần nhà vẫn đứng đó nhưng mọi thứ khác đã rung chuyển và chỉ còn là đống đổ nát. Không có chỗ nào để đứng. Mike Allen giảng một bài và tôi sẵn sàng hát Lord’s Prayer (Lời cầu nguyện của Chúa), nhưng mọi người nói họ thích nghe ‘The Night They Drove Old Dixie Down’ hơn”.
“Tôi nghĩ rằng phần lớn trong số họ đều sợ hãi. Họ chưa bao giờ sống dưới làn bom trước đây và họ không biết chuyện gì đang xảy ra. Điều cuối cùng họ được nghe là hòa bình đã ở trong tầm tay”.
Joan Baez thăm tù binh Mỹ tại Hà Nội, tháng 12 năm 1972 (Ảnh: AP)
“Cách họ nhẹ nhàng dẫn dắt chúng tôi thật thú vị. Nơi đầu tiên chúng tôi đi tham quan là ở phía bên kia sông và chúng tôi không thấy một xác người nào, khác với những lần sau đó. Chúng tôi có thể thấy những đống đổ nát và các nhân viên Chữ Thập Đỏ. Chúng tôi nhìn thấy những người dân với vành khăn tang màu trắng trên đầu, điều đó có nghĩa là họ đã mất đi người thân. Chúng tôi nhìn thấy sự tàn phá. Nhưng những thứ đó vẫn chưa phải là tệ nhất. Có một cô gái đi xe đạp đến và nói gì đó với chúng tôi bằng tiếng Việt. Tôi hỏi người phiên dịch xem cô ấy nói gì và anh ấy bảo tôi rằng cô ấy nói: “Người Mỹ đến đây để xem hòa bình của Nixon à?” Tôi nói: “Hãy bảo cô ấy là đúng vậy”.
“Lần thứ hai là lần khó khăn nhất đối với tất cả chúng tôi. Chúng tôi đang chuẩn bị ăn sáng và họ bước vào nói với chúng tôi rằng đã đến lúc đi xem các khu vực bị đánh bom. Chúng tôi đi cùng với cánh báo chí trên một đoàn xe ô tô tới phố Khâm Thiên. Đó là một quận ở trung tâm Hà Nội, nơi các ngôi nhà đều rất nhỏ – được xây bằng bùn và gạch, nằm san sát nhau. Khi chúng tôi đi quanh khu này, một Ủy viên của Bắc Việt Nam về tội ác chiến tranh đứng ngay đằng sau và nói cho chúng tôi biết tất cả các con số: số người chết, số người bị thương và số các cuộc tấn công”.
“Điều đầu tiên tôi thấy ở đó là tất cả mọi người đều vác xe đạp của họ lên, vì không thể nào mà đi qua được những đống gạch vỡ đó. Có một ông già đang cố gắng đi qua đống bùn và gạch, nhưng ông ấy đang bị tập tễnh và phải rất chật vật để đi qua được đống đổ nát. Tôi tiến đến và cầm tay ông ấy. Ông ấy nhìn lên tôi với gương mặt nhỏ gọn của một ông lão, những đường nét, bộ râu trắng lưa thưa, và tôi có thể cảm thấy ông đang run rẩy. Chúng tôi nắm chặt tay nhau trong vài giây, và mắt của cả hai đều đẫm lệ. Ông ấy lẩm bẩm điều gì đó bằng tiếng Việt mà tôi không hiểu, sau đó ông ấy ngẩng lên nhìn tôi và nói: “Danke schoen” (Cảm ơn nhiều!)
Những người sống sót sau trận bom đang tìm kiếm người thân trong đống đổ nát, Hà Nội 1972 (Ảnh: Barry Romo)
“Điều tiếp theo gây ấn tượng sâu sắc cho tôi là một người phụ nữ ngồi trên đống đổ nát và khóc thảm thiết. Họ không hay khóc lóc đâu, những người phụ nữ Việt Nam ấy. Nếu họ khóc, họ sẽ che mặt bằng tay hoặc một chiếc khăn voan; nhưng người phụ nữ này đã đau khổ đến mức cô ấy chỉ đứng đó, siết chặt nắm tay rồi lại thả ra trong vài phút, sau đó cô ngồi xuống đống gạch vỡ và cứ thế gào khóc. Mặt cô ấy sưng húp vì khóc và người chồng đang cố gắng trấn an. Tôi ngồi xuống bên cạnh và cô nắm lấy tay tôi. Có một cô gái ngồi cạnh cô ấy và nắm tay còn lại, cô gái đó cũng đang khóc, chỉ có điều cô ấy khóc trong câm lặng. Người phụ nữ siết chặt tay tôi. Sau lưng chúng tôi, người Ủy viên tội ác chiến tranh vẫn không ngừng rì rầm: “215 người chết, 257 bị thương…”
“Ngay gần đó có một hầm trú ẩn bị bom rơi trúng. Tất cả mọi người đều thiệt mạng”.
“Chúng tôi tìm đường qua những hố bom và các đống gạch vỡ. Khung cảnh giống như trên mặt trăng với những miệng hố, ngoại trừ những đống đổ nát. Tôi thấy một người phụ nữ ở đằng xa, nhưng không nhìn rõ mặt. Cô ấy đang hát và tôi nghĩ là cô ấy và gia đình đã sống sót. Đôi khi, trong những hoàn cảnh chỉ có sự hủy diệt và tàn phá vây quanh, khi con người thoát chết, họ sẽ vui sướng ngây ngất và có thể ăn mừng giữa đống đổ nát. Khi đến gần, tôi không thấy niềm vui nào trên khuôn mặt cô ấy. Nó như bị xoắn lại vì sự đau đớn và choáng váng khủng khiếp. Cô ấy cứ hát đi hát lại một câu và thẫn thờ lần bước qua đống gạch nát. Cô nhặt một viên gạch lên rồi lại đặt nó xuống, rồi lại nhặt một viên khác và đặt xuống”.
“Chúng tôi hỏi người phiên dịch cô ấy đang hát gì và anh ấy nói rằng đó là một bài hát cổ có nội dung: “Các con đang ở đâu, các con trai của mẹ, các con đang ở đâu?”
“Thật là tàn nhẫn. Cả hai thằng bé con cô ấy đều bị chôn vùi dưới đống gạch và cô ấy chẳng thể nào nhìn thấy con lần nữa”.
“Tôi đã không thể tiếp tục sau chuyện đó. Một người đưa tôi quay trở lại xe. Những người khác nói với tôi rằng ở phía trước, cách đó hai hố bom nữa có một gia đình bốn người đều thiệt mạng. Họ nằm đó, ôm chặt lấy nhau. Mike Allen đã không thể nuốt được thứ gì trong suốt 48 giờ sau đó”.
Bệnh viện Bạch Mai bị máy bay B-52 ném bom tàn phá vào lúc 4 giờ sáng ngày 22/12/1972 (Ảnh tư liệu)
Ngày 23/12, Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng của Bắc Việt Nam thông báo rằng bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, bệnh viện tốt nhất của cả nước và cũng là trường y kiêm trung tâm nghiên cứu, đã bị phá hủy hoàn toàn bởi hai cuộc không kích riêng rẽ bằng máy bay B-52 của Mỹ trong hai đêm 19/12 và 22/12. Lầu Năm Góc đã phủ nhận báo cáo này và vẫn tiếp tục phủ nhận cho đến khi nhóm Telford-Allen-Baez-Romo về đến New York vào ngày đầu tiên của năm mới. Cựu Chuẩn tướng Taylor, người đã từng viết bài hát “50 ngôi sao trên cánh đồng màu xanh”, tuyên bố với báo giới là ông có phim về bệnh viện Bạch Mai. Người phát ngôn của Lầu Năm Góc đã sửa lại lời phủ nhận trước đó. Họ nói có thể có “một vài thiệt hại nhỏ do vô tình gây ra”.
“Bệnh viện đã bị phá hủy”, Joan Baez nói. “Nó bị xóa sổ hoàn toàn. Tôi thấy xác người xếp thành hàng, đó là lần đầu tiên tôi thấy một hàng người chết. Những người khác trong đoàn không được chứng kiến bởi người Việt Nam đã nhanh chóng che đi khi chúng tôi đến gần; nhưng tôi là người đi đầu trong nhóm và tôi đã thấy bốn thi thể, trong đó có một bà lão. Người ta chạy khắp nơi cõng các bệnh nhân đang chảy máu ra khỏi đống đổ nát. Giám đốc bệnh viện phải chạy từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, cố gắng chỉ cho chúng tôi mọi thứ trước đây đã từng ở đó.
“‘Đây đã là khoa da liễu’, ông ấy nói, ‘còn đây là khoa sản’. Trong suốt thời gian đó, ông ấy luôn mang một nụ cười nửa miệng kích động trên mặt.
“Bệnh viện rất lớn. Phải mất một tiếng để đi hết. Trên đường đi, chúng tôi nhìn thấy một chiếc cần cẩu đang nhấc một tấm bê tông ra khỏi nóc một hầm trú ẩn. Trong đó có 20 hoặc 25 người. Chúng tôi đều có cảm giác nhẹ nhõm rằng họ có thể cứu tất cả ra ngoài nhưng sau đó chúng tôi được biết là họ đã không làm được. Tất cả những người trong căn hầm đó đều thiệt mạng”.
“Tôi thường bỏ dở những chuyến đi như vậy chỉ sau chừng nửa giờ. Tôi bị chóng mặt và phải quay lại xe. Tôi biết là tôi sẽ chẳng giúp được gì nếu tôi lăn ra ngất. Và họ đã rất tử tế. Nếu họ ngửi thấy mùi xác cháy, họ sẽ nói: ‘Sao cô không chờ ở đây nhỉ?’ Họ sẽ không dẫn tôi đi qua khu vực đó”.
Phố Khâm Thiên sau trận bom tháng 12/1972 (Ảnh: TTXVN)
Trên đường phố Hà Nội, cứ khoảng 3 đến 5 mét là lại có vài hầm tránh bom. Mỗi hầm chứa được một đến hai người. Ở những nơi công cộng, gần hồ hoặc trong công viên, có những căn hầm lớn hơn đặt cách nhau khoảng 6 mét. Trong công viên cũng có rất nhiều hàng cây. Bom khiến cây bị bật gốc và khắp Hà Nội, gió đưa những chiếc lá chết khô bay xuống những con phố phủ đầy gạch vụn.
Loa phóng thanh có mặt khắp mọi nơi trong thành phố: Hà Nội được kết nối để truyền thanh. Phần lớn thời gian họ bật nhạc – chủ yếu là nhạc chiến đấu, có xen kẽ những bài hát dân gian Việt Nam trữ tình và truyền cảm hứng. Khi radar phát hiện máy bay B-52, sẽ có một giọng phụ nữ thông báo máy bay đang cách thành phố bao nhiêu kilomét. Đó là lời cảnh báo trước. Năm hoặc mười phút sau sẽ lại có thêm một cảnh báo nữa. Trẻ em nghe thấy thông báo sẽ chạy đến căn hầm gần nhất, nơi chúng sẽ chơi đùa ngay ở cửa hầm, chứ không chui luôn vào trong căn hầm tối tăm, ngột ngạt và ám ảnh. Khi còi báo động rít lên, tất cả các em đều chạy vào trong hầm và hét lên từ tiếng Anh mà chúng thành thạo hơn cả.
“Neexon, Neexon!” chúng hét lên với những chiếc B-52.
Hầm tránh bom ở Hà Nội
Tháng 4/2013, ca sĩ Joan Baez thăm lại hầm tránh bom khách sạn Metropole, nơi bà đã trú ẩn trong trận mưa bom lễ Giáng sinh năm 1972 (Ảnh: Path of History)
Trăng tròn vành vạnh chiếu sáng khắp Hà Nội trong suốt dịp lễ Giáng sinh, và trong những cuộc tấn công ban đêm đó, người ta có thể thấy ánh sáng lóe lên khi những quả bom đáp xuống mặt đất. Thỉnh thoảng còn có thể thấy một chiếc B-52 phát nổ trên không trung và rơi xuống do trúng đạn của tên lửa phòng không Sam 111 do Nga sản xuất. Những ngày đó trời quang mây và lạnh, rất giống với buổi sáng mà tôi đã ngồi nói chuyện với Joan Baez ở San Francisco.
Bà mang theo một chiếc máy ghi âm, một miếng thép bị nóng chảy và một xấp ảnh. Có một bức ảnh của một cô gái Việt Nam khoảng 17 tuổi rất dễ thương. Cô ấy ngồi trên một chiếc ghế cao, hai chân để trần đung đưa dưới chiếc váy dài đến đầu gối. Chỗ đáng lẽ phải là bàn chân của cô thì lại không có gì cả. Chân cô bị cụt đến bắp và vết cụt đã sạm đen. “Cô gái này nói với tôi rằng cô bị mất chân một tuần trước lễ cưới. Cô nghĩ chồng mình sẽ không muốn cưới mình nữa, nhưng anh ấy đã cõng cô đến lễ cưới của họ”.
Một bức ảnh khác là của một cô bé khoảng 12 tuổi. Em mặc một chiếc áo sơ mi không tay. Cả hai tay đều bị cụt đến vai, vết cụt cháy thâm đen. Bức ảnh thứ ba là hình một nữ y tá đang giúp một bé gái ba tuổi tập sử dụng nạng. Cháu bé bị mất chân trái.
“Tôi gặp một phụ nữ ở sảnh của một khách sạn lớn”, Joan kể. “Cô ấy bán bộ cờ và trang sức nhưng không có thứ tôi cần. Cô bảo tôi là ngày mai quay lại và cô ấy sẽ có thứ đó. Hôm sau khi đến nơi, tôi được biết là cô ấy đã mất vài người thân trong những cuộc tập kích ban đêm. Cô ấy vẫn làm việc như không hề có chuyện gì xảy ra, nhưng trong một khoảnh khắc tôi bắt gặp cô ấy nhìn chăm chăm vô định vào khoảng không. Tôi tiến đến và ôm lấy cô. Cô ấy ôm chặt lấy tôi và khóc trên vai tôi trong khoảng mười lăm giây. Sau đó cô cố gắng nở một nụ cười và quay trở lại làm việc. Cuộc sống là thế đấy”.
Thư viện Nguyễn Văn Hưởng (bài đã đăng trên Tạp chí Phương Đông số tháng 12/2020)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top