[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Có lẽ là nó bị ném bom nhầm hoặc không chính xác, vì tấn công vào đấy chả có lợi gì cho Mỹ.
Vụ đánh bom ĐSQ Cuba (và có thể cả vụ ĐSQ Pháp) thì em nghĩ là cố tình, giống vụ bắn tên lửa vào ĐSQ TQ ở Nam Tư.
Này cụ bô lít đ ít vẹo:D
Vụ oánh bom sứ quán Cuba xảy ra ở đâu, bao giờ và do ai thế ???
Không có câu giả nhời thì cụ nhận làm kon dì???
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Én chửa thấy đám von, 2 xuẩn, tran duc ... vào còm :)
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,184
Động cơ
510,689 Mã lực
Này cụ bô lít đ ít vẹo:D
Vụ oánh bom sứ quán Cuba xảy ra ở đâu, bao giờ và do ai thế ???
Không có câu giả nhời thì cụ nhận làm kon dì???
Ơ em vừa thấy cụ Ngao hay cụ nào bốt ở trên mà? Cũng là ần đầu em nghe thấy ĐSQ Cuba bị ném bom. Thế nên em nghĩ ném trúng vào 2 cái ĐSQ bé tí thế thì không thể ngẫu nhiên bom rơi đạn lạc được.

Em có đúng sai gì thì cũng làm con người cụ ạ :D
Lúc nào có con gì tiến hóa hơn thì tính sau.
 
  • Vodka
Reactions: ITI

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,987
Động cơ
1,120,664 Mã lực
Cháu không hiểu tại sao Tụi Mỹ lại đánh vào bệnh viện Bạch mai. Năm 68 cũng đánh và 72 cũng đánh. Bệnh viện Mai Hương và cả khu A gần đó cũng dính bom năm 72.
1. Sân bay Bạch Mai được Mỹ xem Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Phòng không-không quân. Thực tế là có thêm Sở chỉ huy phòng không tại hang Chùa Trầm (Hà Tây) nữa và sở chỉ huy này mới là nơi chỉ huy trong vụ đánh B-52 tháng chạp 1972.

San bay Bach Mai (1).jpg

Sân bay Bạch Mai đối diện với Bệnh viện Bạch Mai qua đường Trường Chinh
2. Khu Mai Hương, Quỳnh Lôi có một kho chứa ngòi nổ dùng cho tên lửa SAM-2. Trong cuốn "To Hanoi and back", người Mỹ tính rằng triệt hạ sự lắp ráp tên lửa của ta hơn là đi săn các trận địa tên lửa vì họ biết là tên lửa ta lắp ráp không đủ cho chiến đấu. Đánh vào hạ tầng lắp ráp thì ta hết tên lửa. Cuốn sách đó cho biết người Mỹ biết chắc chắn ngòi nổ tên lửa chứa tại khu vực đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,987
Động cơ
1,120,664 Mã lực
Cũng là lần đầu em nghe thấy ĐSQ Cuba bị ném bom. Thế nên em nghĩ ném trúng vào 2 cái ĐSQ bé tí thế thì không thể ngẫu nhiên bom rơi đạn lạc được.
Đại sứ quán Cuba ở cạnh nhà cô bạn gái mà em thích. Em đến thăm ngay thì biết bom rơi vào ban đêm. không rõ là từ B-52 hay máy bay chiến đấu Mỹ
Nhưng có bom rơi cùng đêm đó xuống cửa rạp xiếc Công viên Thống Nhất đối diện Hồ Thiền Quang qua đường Trần Nhân Tông (chỗ xxx hay rình phạt xe rẽ phải từ đường Lê Duẩn vào Trần Nhân Tông mà không xi nhan). Con sư tử đá ở đó bị hất đi. Còn chiếc xe khách Skoda của Tiệp Khắc đạu lề đường Trần Nhân Tông, đầu hướng về phía Lê Duẩn, bị đứt làm đôi. Mắt em chứng kiến hậu cảnh.
Không liên quan: con sư tử đá vốn trước đây thuộc về Nhà Đấu Xảo (Cung triển lãm) chỗ Cung lao động Việt-Xô bây giờ. Năm 1944-1945, Mỹ ném bom Nhật Bản, mục tiêu là ga Hà Nội và trận địa pháo Nhật Bản đóng ở phía đầu hồ Thiền Quang. Nhà đấu xảo bị san phẳng. Hai con sư tử đá rất đẹp sót lại, đem về đặt ở cửa rạp xiếc (bây giờ còn rạp xiếc không, lâu rồi em không ở Hà Nội nên không rõ). Hai con sư tử đá này chịu luôn trận bom của Mỹ lần thứ hai
Hồi Mỹ ném bom Hà Nội năm 1944-1945, bố mẹ em trọ ở ngõ Chấn Hưng, đường Trần Hưng Đạo, sát ga Hàng Cỏ. Bom rơi trúng giữa nhà bố mẹ em thuê, nhưng không nổ. Bố mẹ em lúc ấy có 5 người con (chưa sinh em) bố em chỉ mang được 3 người con trai lớn trên xe đạp sơ tán khỏi khu vực ga Hàng Cỏ, còn mẹ em với hai người chị em còn nhỏ 2 tuổi, và một mới sinh phải ngồi nhà. Sau vụ đó, bố em quyết định rời Hà Nội đưa 5 người con về quê em ở Hải Phòng sinh sống
Nhà văn Mai Ngữ cũng kể chuyện gia đình em trong thời gian Mỹ ném bom Hà Nội trong một cuốn sách "Lãng đãng chiều đông"

Linebacker (6_1).jpg

Đại sứ quán Cuba chỉ là một phần nhỏ của khu vực này, ngõ bên cạnh đại sứ quán
 
Chỉnh sửa cuối:

dvsabk

Xe tải
Biển số
OF-723436
Ngày cấp bằng
2/4/20
Số km
327
Động cơ
82,086 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trận bom đầu tiên chập tối 18/12 nhằm vào sân bay Nội Bài, để triệt hạ MiG-21 của ta
4 giờ sáng ngày 19/12/1972 (ta quen gọi là đêm đầu tiên B-52 đánh phá) Mỹ ném bom cột phát sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì
Đài bị ngừng phát vài giờ. Mục đích để Mỹ bịt miệng thông tin cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Trước đó, Việt Nam đã thoả thuận với Trung Quốc cho phép sử dụng một đài phát thanh đặt ở Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc để phòng hờ. Mông Tự cũng là nơi Trung Quốc cho Việt Nam sử dụng một sân bay để cất giữ những máy bay chiến đấu chưa sử dụng đến, để bù đắp những máy bay bị rơi. Trong khi Nam Ninh thì chứa máy bay hành khách Li-14, An-24 phục vụ lãnh đạo ta di chuyển từ Nội Bài sang Nam Ninh
Ngày 30/12/1972, ông già em và một Phó TGĐ Đài, một Cục trưởng nhận lệnh lên Lào Cai, mùng 1/1/1973 qua biên giới trực chỉ Côn Minh, trên đường đi đã đi qua Mông Tự và phải nghỉ ở Khai Viễn (1/2 quãng đường từ Lào Cai-Hà Khẩu lên Côn Minh).
Ngày 2/1/1972, hai bên hội đàm và ký kết vào ngày hôm sau, thành lập Đoàn 59 gồm gần 100 cán bộ Đài TNVN.
Sau khi về HN, ông già và hai đồng chí điện báo viên tiền trạm, đoàn 59 đi ngay sau và được bạn sắp xếp ở tại nhà khách Thúy Hồ. Tại đây, cán bộ Đài TNVN đã thu âm và phát trực tiếp về tổ quốc, cho đến giữa năm 1974 thì đoàn về nước.
Chục năm sau, hệ thống này trở thành Đài phát thanh...Pol Pot.
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,935
Động cơ
139,817 Mã lực
Tuổi
37
Em đọc đâu đó nói rằng mình có tình báo nằm gần sân bay Utapao, khi B52 cất cánh thì báo về nước để đề phòng, có phải vậy không cụ?
Báo kiểu gì được cụ chạy về ah ?thời ấy đâu có di động hay điện thoại đâu cài người do thám utapao là để đặc công Việt sang oánh máy bay và thực tế diệt 8 em B52 đang nằm sân .
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,350
Động cơ
514,305 Mã lực
Có vụ đặc công mình đánh bom sân bay Utapao này thật à cụ?
Em cũng nghe loáng thoáng ko thông tin rất khó kiểm chứng. Có bài thì nói đánh cháy hỏng rất nhiều mấy bay B52 ở đó.
Nếu thế thì chắc phải động trời lắm.
Mà cũng ko thấy truyền thông rầm rộ gì, đa số là dạng tin phi chính thống ở các diễn đàn
Việc này trước đây cũng ko phổ biến rộng rãi đâu. Đến bản thân e mãi sau này đọc thông tin trên mạng về hỏi thì ông già mới nói chứ có kể bao giờ đâu. Đây là đơn vị biệt động nên chủ yếu hoạt động bí mật. Cụ xem Biệt động Sài Gòn thì biết rồi. Nhưng đây là đánh trên nước khác.
Hơn nữa đặc công mình đánh sân bay ở nước khác nên về ngoại giao ko thể công khai như những vụ đánh trong nước kiểu tàu sân bay, tổng kho Long Bình... được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Chiếc B52 bị bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp này bay từ hướng Tây-Nam vào còn cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km thì dính Sam2 của đơn vị bộ đội tên lửa đóng ở Bắc Ninh, dính ở độ cao 10 km; cự ly từ trận địa tên lửa là 34km - tức là gần cuối tầm bay của tên lửa rồi.
Nó chưa kịp cắt bom, công binh phải mất mấy ngày mới thu gom tháo gỡ hết, không biết có quả nào còn nằm dưới hồ Hữu Tiệp không.

Có 1 chi tiết mọi người muốn biết là số phận của tổ lái chiếc B-52 này: Theo tài liệu trao trả tù binh ngày 18/2/1973 tại sân bay Gia Lâm giữa ta và Mỹ thì tổ lái này có 6 phi công. 2 chết, 4 bị bắt sống. 4 phi công bị bắt sống bao gồm: Thiếu tá Condom, James C (số quân FV 268301369); Đại úy Cuimano, Samuel B (số quân FV 423566462); Đại úy Lewis, Frank D (số quân FV 308482235); Thượng sĩ Gough. James W (số quân FV 567423458). 2 chết là Thiếu tá Johnson, Allen L và Trung úy Fryer, Ben L. 2 phi công này đã được nhân dân chôn cất. Hài cốt của họ đã được Chính phủ ta bàn giao cho Chính phủ Mỹ ngày 30/9/1977 và ngày 4/12/1985. (Không rõ 2 phi công chết trong máy bay hay chết lúc phóng dù ra ngoài).



4115650-44803-linebacker--14--mqtpxyzkbspwroyav_ps.jpg

Ảnh trên chắc chụp cũng lâu rồi, cách đây mấy năm thì trên xác MB mọc lên 1 cây lộc vừng cao hơn 1m đã ra hoa, giờ cũng to lắm rồi (ảnh dưới, Internet).
qw3a8834-1600052060233151917107-16000521013481960706877.png
Tấm ảnh dưới nên được đề xuất ứng viên cho giải Nobel Hòa bình,
 

coquay

Xe container
Biển số
OF-176948
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
5,340
Động cơ
418,679 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM

Căn cứ không quân Utapao. Mỹ thuê chính phủ Thái Lan mở một số căn cứ không quân để tấn công Bắc Việt Nam từ 1965. Căn cứ không quân Korat, Udon… phục vụ máy bay chiến thuật F-105, F-4 ném bom Bắc Việt Nam. Riêng Utapao, chỉ dành riêng B-52. Tiền thuâ tất cả căn cứ không quân lúc đó Mỹ trả bằng viện trợ cho Thái Lan 80 triệu USD (một con số được coi là khá lớn thời đó, giá thời nay cụ nhân với 30)
Thời kỳ 1967–1968, chi phí chiến tranh Việt Nam là 2 tỷ USD/tháng. Con số 80 triệu USD cho Thái Lan chỉ bằng chi phí một ngày chiến tranh Việt Nam
Pattaya chỉ là một làng chài nghèo xơ xác lúc Mỹ chưa đến Utapao. Khi lính đến Utapao, thì Pattaya trở thành một nơi nghỉ dưỡng của lính Mỹ. có cả gái phục vụ, tất nhiên. Pattaya đã lột xác trở thành một khu du lịch từ đó
E cám ơn cụ, nhờ cụ e mới biết về lịch sử của Pattaya
1 khu du lịch nổi tiếng của thái chuyên các tour sex show, e đến Pattaya 2 lần rồi h mới biết khởi nguồn của nó
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,987
Động cơ
1,120,664 Mã lực
Vụ ném bom Tổng lãnh sự Pháp góc đường Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội hôm 11-10-1972
Lúc đó Việt Nam chưa nâng quan hệ với Pháp thành cấp Đại sứ, vì Pháp đặt toà đại sứ tại Sài gòn.
Toà nhà Tổng lãnh sự Pháp nằm góc Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Hàm Long. Toà nhà này thời trước là Bộ Tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Bắc bộ. Sau 1954 trở thành Tổng lãnh sự Pháp tại VNDCCH
Giữa tháng 10/1972 người dân Hà Nội đồn rằng sắp ký kết Hiệp định hòa bình Paris, thì giữa trưa hôm 11 tháng 10 năm 1972, bom Mỹ rơi trúng Toàn Tổng lãnh sự Pháp khiến một số người chết và Tổng lãnh sự Pháp Susini, 52 tuổi, bị thương nặng. Ông Susini được điều trị tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội, sau đó được con trai, một đại tá quân y Pháp, sang đón và đưa về nước, nhưng ông không qua khỏi, dù được Việt Nam cứu chữa tận tình
may bay (3_92).jpg

may bay (3_94).jpg

Xe của Tổng lãnh sự Pháp mang đầu số NG 02xx
Những xe các nước tư bản và không phải phe XHCN mang đầu số nhỏ: NG 02, 03....
Xe của đại sứ quán các nước XHXN máng đầu số to, Liên Xô NG 79xx, Trung Quốc NG 80xx...
may bay (3_95).jpg
may bay (3_96).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,987
Động cơ
1,120,664 Mã lực
Theo những nguồn tin sau này, thì mục tiêu Mỹ nhắm vào là Phòng bá âm Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam
Phòng bá âm (thuật ngữ thời đó) tức Studio thu âm của đài TNVN đặt ở Toà nhà đối xứng với Toà lãnh sự Pháp qua đường Trần Hưng Đạo.
Lúc đó là Thư viện Hà Nội, cửa vào mặt đường phía Bà Triệu. Phòng bá âm không có bảng hiệu và người bình thường không biết rằng bên trong Thư viện lại có Phòng bá âm
Sau khi thu âm, từ đây sẽ kết nối trực tiếp với cột (đài) phát sóng Mế Trì để truyền trong không gían
Đó là lý do tại sao những đợt bom B-52 đầu tiên của Mỹ ném xuống Đài phát sóng Mễ Trì lúc 4 giờ 30 sáng hôm 19-12-1972
Mỹ chủ trương bịt miệng đài phát thanh của ta để thông tin không lọt ra thế giới. Cần nhớ rằng, Đài Tiếng nói Việt Nam ngoài phát bằng tiếng Việt, cũng phải bằng nhiều thứ tiếng ra nước ngoài để thế giới theo dõi, trong đó có buổi phát thanh cho binh sĩ Mỹ do cô "Hannah" Trịnh Thị Ngọ đọc mà lính Mỹ rất thích nghe giọng ngọt ngào của bà

Những đợt bom đầu tiên cũng dội xuống Vọng, nơi có Đài phát thanh Giải phóng (ca sĩ Thanh Hoa cũng ở khu này thời đó). Đây vốn là Đài phát thanh từ thời Pháp, nơi phát thanh đầu tiên của Chính phủ VNDCCH, nghe nói mở đường đã phá đi
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Vụ ném bom Tổng lãnh sự Pháp góc đường Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội hôm 11-10-1972
Lúc đó Việt Nam chưa nâng quan hệ với Pháp thành cấp Đại sứ, vì Pháp đặt toà đại sứ tại Sài gòn.
Toà nhà Tổng lãnh sự Pháp nằm góc Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Hàm Long. Toà nhà này thời trước là Bộ Tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Bắc bộ. Sau 1954 trở thành Tổng lãnh sự Pháp tại VNDCCH
Giữa tháng 10/1972 người dân Hà Nội đồn rằng sắp ký kết Hiệp định hòa bình Paris, thì giữa trưa hôm 11 tháng 10 năm 1972, bom Mỹ rơi trúng Toàn Tổng lãnh sự Pháp khiến một số người chết và Tổng lãnh sự Pháp Susini, 52 tuổi, bị thương nặng. Ông Susini được điều trị tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội, sau đó được con trai, một đại tá quân y Pháp, sang đón và đưa về nước, nhưng ông không qua khỏi, dù được Việt Nam cứu chữa tận tình
may bay (3_92).jpg

may bay (3_94).jpg

Xe của Tổng lãnh sự Pháp mang đầu số NG 02xx
Những xe các nước tư bản và không phải phe XHCN mang đầu số nhỏ: NG 02, 03....
Xe của đại sứ quán các nước XHXN máng đầu số to, Liên Xô NG 79xx, Trung Quốc NG 80xx...
may bay (3_95).jpg
may bay (3_96).jpg
Thời 197x, Tổng lãnh sự quán Pháp ở HN là cơ quan ngoại giao có diện tích lớn nhất nhì trong các ĐSQ/TLSQ ở HN.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Bọn em, với 2 cán bộ Bộ Quốc phòng làm việc cùng với một Phó tiến sĩ tên là Phạm Ngọc Tiên (cháu ông Phạm Ngọc Mậu, Tư lệnh pháo binh) ở phòng thí nghiệm mang tên bí mật EQ-778, trong một khu nhà ở Đại học Bách Khoa
Em cũng hay lang thang dạo phố phường những lúc rảnh rỗi, nên có mặt gần Ga Hàng Cỏ lúc bị ném bom
Em ngủ nhờ cùng phòng với ông Phạm Văn Thiêm (trạc tuổi em), cán bộ giảng dậy khoa Hoá, ĐHBK . Ông Thiêm là em ruột ông Phạm Đồng Điện, đang là Hiệu trưởng Đại học Bách khoa lúc ấy. Tình cờ em phát hiện chiếc biển đăng ký xe đạp của ông Điện lại là EQ-778, trùng với phòng thí nghiệm "bí mật" EQ-778 của ông Phạm Ngọc Tiên. Em kể cho ông Thiêm nghe. Ông Thiêm cười suýt té ghế
Nhà em ở trong ĐHBK từ nhỏ, nên có biết mấy địa điểm cụ Ngao5 nêu. Ở 4 góc Sân Vận động BK có 4 nhà 4 tầng kiểu cổ xây từ thời Đông dương học xá trước 1945, ký hiệu Nhà A, B, C và D. Như cụ nêu thì Nhà A là phòng thí nghiệm EQ-778 bí mật đó, nơi này chuyên về hóa học và vật lý (GS Vũ Đình Cự ở luôn tại đây). Góc chéo đầu kia sân vận động có Nhà D, nơi có một đài radar K9 của LX cho pháo phòng không 57mm, cũng là nơi thí nghiệm của các thày bên khoa VTĐ, đài này đât ở đó mãi sau này 199x mới kéo đi.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,650
Động cơ
3,834,445 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thiếu tá phi công Mỹ William Winson bị dân quân xã bắt ngày 29/12/1972 đồi Bù, xã Hợp Hòa (Lương Sơn, Hòa Bình) trong 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” .
1608522206859.png
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,052
Động cơ
404,454 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong giai đoạn này, em nhớ có sự kiện cụ phi công tên Thiều, lái máy bay Mic đã bắn hết tên lửa không hạ được B52, nên dùng máy bay Mic lao vào B52 để hạ luôn B52 và hi sinh. Cụ Ngao có ảnh không ạ?
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,500
Động cơ
349,225 Mã lực
Lúc ấy em đang học lớp 2 và mb vào đánh phá cầu Phú Lương với Cầu Tạm bắc trên sông Thái Bình ở HD cơ. Xã em ven sông , đúng ngay đường tháo chạy ra biển của mb mỹ nên nó quăng bừa để tháo chạy khi bị Mic đuổi, hố bom lỗ chỗ và mấy cái rơi ngay cánh đồng. Bắt mấy lần phi công có cả dù đỏ. 2 pc Mic cũng bị rơi và trúng đạn từ trên không, tiếp đất thì đã chết, đấy là em nghe người lớn kể thế. Tận mắt chỉ thấy thằng thiếu tá pc bị trói đi chân đất trên đường đá, giày treo trên cổ. Sau thằng này lên huyện bị cảm chết thì phải vì thấy ông già em bảo xã bị khiển trách vì bắt nó đi bộ dài trên đường đá nhọn.
Em nghe bảo là bắt được phi công thì việc đầu tiên là đập điện đài và bắt tháo giày để nó khỏi bỏ chạy.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Ngày 24-7-1965 (nay là Ngày truyền thống bộ đội tên lửa), Liên Xô triển khai tên lửa ở Tùng Thiện, Bất Bạt, Sơn Tây sát sông Đà
15h40 phút, Đại đội Radar 26A phát hiện tốp máy bay gồm 4 chiếc F-4 của Không quân Mỹ bay ở độ cao 7.000m bay theo trục sông Đà.
Lúc 15h53 phút, Tiểu đoàn 63 và 64 phóng hai đạn tên lửa SA-2 bắn rơi một chiếc F-4 Phantom của Không quân Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi bởi binh chủng Tên lửa phòng không. Ngày 24/7/1965 sau này được chọn làm ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Việt Nam.
View attachment 5750407
Tốp sĩ quan tên lửa Liên Xô phóng những quả tên lừa đầu ltên tại đồi Chùa Ghẽ. Phú Sơn, Sơn Tày ngày 24-7-1965 hạ mày bay Mỹ.
Trái sang phải: Hạ sĩ Petr Zalivsk, Valery Malyga, Thượng uý Vladislav Konstantinov, V. Mikhailovich, Yuri Papusov.
Ảnh: Đại tá Nguyễn Văn Thanh (cựu tiểu đoàn trưởng 63 /Trung đoàn 236)

View attachment 5750409
Theo biên chế của LX, một kíp chiến đấu ngồi trong xe điều khiển có: SQ tiểu đoàn trưởng (đưa ra các mệnh lệnh chọn bám bắt tốp mục tiêu, bắn mục tiêu, điều khiển đạn hay hủy bỏ đạn); SQ điều khiển, người thực hiện các thao tác điều khiển tín hiệu tên lửa, bật/tắt tín hiệu điều khiển, hướng quay hay dừng antena radar nhằm gạt bỏ tên lửa chống radar địch, thực hiện bấm nút phóng đạn theo lệnh; 3 hạ sĩ quan trắc thủ: 1 trắc thủ góc tà (đo cao), 1 trắc thủ góc phương vị (theo hướng bắn tên lửa) đo xa, 2 trắc thủ này có thể "lái" tên lửa bằng tay xoay hay tự động và 1 trắc thủ góc phương vị nhìn vòng 360 độ.
Với Kíp chiến đấu VN, có thêm 1 SQ là CTV trong cabin xe điều khiển, co thể ít nhất là 4 người: 2 SQ, 2 trắc thủ (không cần phương vị nhìn vòng) nhưng luôn có SQ là CTV.
Các kíp chiến đấu VN vẫn dùng các bài bắn của LX là phương pháp P, T và 3 điểm, do tiều đoàn trưởng quyết định.
Chiến thuật của LX dạy là phái bắn 3 đạn cho 1 mục tiêu, nhưng VN hay dùng 2 đạn thôi.
 

24AnTrạch

Xe buýt
Biển số
OF-734910
Ngày cấp bằng
4/7/20
Số km
798
Động cơ
80,094 Mã lực
Tuổi
42
Một cách nói bao biện cho tội ác của người Mỹ với dân tộc này ở 2 miền Nam, Bắc thôi. Người Mỹ chả có việc gì phải đổ quân, bom đạn đến Việt nam cả, Liên xô, TQ họ không đưa quân vào Việt nam đánh nhau với Mỹ hay giết người Việt, có lẽ cô giáo của bạn ít nhiều ăn cơm Mỹ chỉ nhìn một phía. Cụ Hồ thì đặt độc lập dân tộc lên trên hết, ông Diệm cũng là người dân tộc nhưng ông sai lầm: dựa hoàn toàn vào ngoại bang và giết cả người Việt bằng luâtl10/59 bằng súng đạn bom của Mỹ. Ngày nay lịch sử đã chứng minh điều đó, những kẻ vong quốc, kẻ gây tội ác còn bao biện nhiều bởi nỗi đau thua trận cùng nỗi đau mất mát thì không bao giờ nguôi.
Cụ nói đúng ạ. Như này thì e nghe mới thấy chuẩn nhất
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top