[Funland] 26/12 Điện Biên Phủ Trên Không - mời các Kụ Mợ cùng chia sẻ hình ảnh

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,935
Động cơ
139,817 Mã lực
Tuổi
37
Trong giai đoạn này, em nhớ có sự kiện cụ phi công tên Thiều, lái máy bay Mic đã bắn hết tên lửa không hạ được B52, nên dùng máy bay Mic lao vào B52 để hạ luôn B52 và hi sinh. Cụ Ngao có ảnh không ạ?
Cụ đọc lại cụ Ngao có viết phi công Vũ xuân Thiều là em cụ Vũ Xuân Quang làm cùng cơ quan với cụ Ngao hy sinh tại bầu trời Sơn La .
 

24AnTrạch

Xe buýt
Biển số
OF-734910
Ngày cấp bằng
4/7/20
Số km
798
Động cơ
80,094 Mã lực
Tuổi
42
Bỏ qua quan điểm ý thức hệ thì ông Hồ khác ông Diệm ở chỗ anh em ông Diệm ích kỷ chấp nhận việc cưa đôi đất nước còn ông Hồ thì không.
chỉ có chia đôi đất nước thì anh em nhà Diệm mới có phần, ko thì cũng chỉ là thường dân
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,754
Động cơ
319,674 Mã lực
Em nghe bảo là bắt được phi công thì việc đầu tiên là đập điện đài và bắt tháo giày để nó khỏi bỏ chạy.
Nó rơi xuống ruộng với ao ở đồng bằng thì cũng chả chạy được, nhưng vẫn bắt cởi dầy, chả biết sao nữa ạ
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Thấy những hình ảnh như thế này, chắc có chả ít óp phơ không hề vui :P :P :P
A4C4324C-D86F-4921-ACEB-A61EC1C65143.jpeg
1AE96919-87D8-4554-BD38-A2C48C22F02A.jpeg
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
chỉ có chia đôi đất nước thì anh em nhà Diệm mới có phần, ko thì cũng chỉ là thường dân
Chuẩn cụ! Không thể so sánh anh em nhà Diệm với ông cụ được. Ông cụ là người làm cách mạng, anh em nhà Diệm là dân làm chính trị. Một đằng làm cách mạng vì lý tưởng, một đằng làm chính trị vì mục đích kinh tế. Chỉ có dân ăn cơm Mỹ mới đánh đồng 2 người với nhau bởi họ không thể hiểu được khái niệm lý tưởng cách mạng mà chỉ hiểu được khái niệm mục đích chính trị.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Sinh năm 65 mà năm 72 đã lớp 2? Bác học sớm vậy?
Xưa đi học sớm học muộn là chuyện bình thường.
Xưa em cũng bị học 2 năm lớp vỡ lòng.
1 trên chỗ sơ tán
1 khi đã về Hà nội
Thế mà vào lớp 1, em vẫn bị sớm 1 năm. Bé nên bị chúng nó bắt nạt :(
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,052
Động cơ
404,454 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đọc lại cụ Ngao có viết phi công Vũ xuân Thiều là em cụ Vũ Xuân Quang làm cùng cơ quan với cụ Ngao hy sinh tại bầu trời Sơn La .
Vầng, em vừa đọc lại, đoạn đó bị sót, cơ mà chỉ thấy mấy lời kể thôi, không thấy ảnh cụ Thiều. Em nhớ có lần nhìn đâu đó, ảnh cụ Thiều trông chất lắm. :D
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,124
Động cơ
96,222 Mã lực
Tuổi
31
Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ.
Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa” (B-52_Stratofortress, Project Get Out and Walk).
Từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 - 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%; N3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Không những thế, trên thực tế chiến trường, bộ đội Bắc Việt còn thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, tỷ lệ B52 bị bắn rơi là 17,6% (34/147 chiếc, trong đó Hà Nội góp công 23 chiếc).

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, những tổn thất sinh mạng dân sự lớn, đẫm máu như ném bom sập Bệnh viện Bạch Mai, rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên

( ...tấm màn trắng xoá
xé chia nhau chít vội lên đầu
cả khu phố già đi hàng chục tuổi
những bó hương bên đường nghi ngút khói
những bó hương châm nát cả bầu trời
người trồng rau, chứa khoá, vá may
người nhặt củi, quét đường lam lũ
từ nay chung buổi giỗ...
Lưu Quang Vũ)

nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình. Đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng.


Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Trong 12 ngày đêm, địch đã xuất kích 663 lần/chiếc máy bay chiến lược B52 và hơn 3.800 lần/chiếc máy bay chiến thuật các loại.

Bắc Việt đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh


Em trân trọng kính mời một Kụ có kho tàng ảnh đồ sộ nhất, phong phú nhất và có nhiều topic ảnh thu hút nhất trên OF càfe ạ

Trân trọng kính mời Kụ Ngao5 cho chúng em những bức ảnh về sự kiện này
Hay, chúng ta cần rất nhiều topic như thế này để nhớ lại một thời hào hùng của đất nước. Chúng ta đánh thắng được mĩ thì ngán gì trung quốc khi đòi lại Trường sa và Hoàng sa?
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,314
Động cơ
521,505 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cháu không hiểu tại sao Tụi Mỹ lại đánh vào bệnh viện Bạch mai. Năm 68 cũng đánh và 72 cũng đánh. Bệnh viện Mai Hương và cả khu A gần đó cũng dính bom năm 72.
Gần đấy có sân bay !
 

24AnTrạch

Xe buýt
Biển số
OF-734910
Ngày cấp bằng
4/7/20
Số km
798
Động cơ
80,094 Mã lực
Tuổi
42
Chuẩn cụ! Không thể so sánh anh em nhà Diệm với ông cụ được. Ông cụ là người làm cách mạng, anh em nhà Diệm là dân làm chính trị. Một đằng làm cách mạng vì lý tưởng, một đằng làm chính trị vì mục đích kinh tế. Chỉ có dân ăn cơm Mỹ mới đánh đồng 2 người với nhau bởi họ không thể hiểu được khái niệm lý tưởng cách mạng mà chỉ hiểu được khái niệm mục đích chính trị.
ae nhà Diệm ngồi góc nhà, đương đói tự dưng có thằng cha vơ chú váo ở đâu nhảy vào bẩu.
thế trận đương loạn mày cứ đứng ra hô hào các kiểu, thể hiện lòng yêu nước dạt dào vào rồi tao đứng sau bơm cho.
Thích gì cũng có thích tiền cho tiền, thích súng đạn cũng có. ko biết cách làm như nào tao cho luôn 1 đội qua làm cho, mày chỉ cần ra hô hào vỗ tay là đc.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Da bàn chân bọn Tây nó mỏng như lòng bàn tay mình, do đi tất từ bé, ko đi nổi chân trần trên đường đất đá cụ ạ

Nó rơi xuống ruộng với ao ở đồng bằng thì cũng chả chạy được, nhưng vẫn bắt cởi dầy, chả biết sao nữa ạ
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,163
Động cơ
409,286 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày 24-7-1965 (nay là Ngày truyền thống bộ đội tên lửa), Liên Xô triển khai tên lửa ở Tùng Thiện, Bất Bạt, Sơn Tây sát sông Đà
15h40 phút, Đại đội Radar 26A phát hiện tốp máy bay gồm 4 chiếc F-4 của Không quân Mỹ bay ở độ cao 7.000m bay theo trục sông Đà.
Lúc 15h53 phút, Tiểu đoàn 63 và 64 phóng hai đạn tên lửa SA-2 bắn rơi một chiếc F-4 Phantom của Không quân Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi bởi binh chủng Tên lửa phòng không. Ngày 24/7/1965 sau này được chọn làm ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Việt Nam.
View attachment 5750407
Tốp sĩ quan tên lửa Liên Xô phóng những quả tên lừa đầu ltên tại đồi Chùa Ghẽ. Phú Sơn, Sơn Tày ngày 24-7-1965 hạ mày bay Mỹ.
Trái sang phải: Hạ sĩ Petr Zalivsk, Valery Malyga, Thượng uý Vladislav Konstantinov, V. Mikhailovich, Yuri Papusov.
Ảnh: Đại tá Nguyễn Văn Thanh (cựu tiểu đoàn trưởng 63 /Trung đoàn 236)

View attachment 5750409
E cám ơn cụ, nhờ cụ e mới biết về lịch sử của Pattaya
1 khu du lịch nổi tiếng của thái chuyên các tour sex show, e đến Pattaya 2 lần rồi h mới biết khởi nguồn của nó
E đi tour thái, hdv du lịch nói y như cụ ngao
Đúng là cứ làm dịch vụ ăn theo là đổi đời
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,935
Động cơ
139,817 Mã lực
Tuổi
37
Hay, chúng ta cần rất nhiều topic như thế này để nhớ lại một thời hào hùng của đất nước. Chúng ta đánh thắng được mĩ thì ngán gì trung quốc khi đòi lại Trường sa và Hoàng sa?
Đừng nghĩ theo kiểu như vậy cụ mỗi thời mỗi khác kẻ thù sát vách là cực kỳ mệt mỏi giữ những thứ mình đang có thôi đừng nặng nề quá lại hao sức quay tay đó cụ.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
10,495
Động cơ
305,770 Mã lực
View attachment 5749812
Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội


View attachment 5749815
View attachment 5749812
Xác máy bay B-52 bị bắn rơi đêm 27-12-1972 tại hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Hà Nội


View attachment 5749815
Cụ đã từng có thớt về sự kiện lịch sử này nhỉ:
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,699 Mã lực
Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng.

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ chống lại Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

Với thái độ ngạo mạn và coi thường, chính quyền Mỹ cho rằng, những loại vũ khí chiến lược như siêu pháo đài bay B52, có thể ép được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris theo những điều khoản có lợi cho Mỹ.
Nhưng trái lại, chỉ sau ba ngày Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có tới 12 máy bay B52 bị bắn rơi. Và “nếu B52 cứ rơi với tốc độ này thì sau hai tuần lễ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa” (B-52_Stratofortress, Project Get Out and Walk).
Từ tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đặt vấn đề: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển? Mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Sau mấy tuần lễ, câu trả lời đã được đưa ra: N1: Tỷ lệ chịu đựng được là 1 - 2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2: Tỷ lệ Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%; N3: Tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Quân chủng Phòng không - Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Không những thế, trên thực tế chiến trường, bộ đội Bắc Việt còn thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, tỷ lệ B52 bị bắn rơi là 17,6% (34/147 chiếc, trong đó Hà Nội góp công 23 chiếc).

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, những tổn thất sinh mạng dân sự lớn, đẫm máu như ném bom sập Bệnh viện Bạch Mai, rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên

( ...tấm màn trắng xoá
xé chia nhau chít vội lên đầu
cả khu phố già đi hàng chục tuổi
những bó hương bên đường nghi ngút khói
những bó hương châm nát cả bầu trời
người trồng rau, chứa khoá, vá may
người nhặt củi, quét đường lam lũ
từ nay chung buổi giỗ...
Lưu Quang Vũ)

nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình. Đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng.


Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn nhất bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng đã hoàn toàn bị đánh bại. Trong 12 ngày đêm, địch đã xuất kích 663 lần/chiếc máy bay chiến lược B52 và hơn 3.800 lần/chiếc máy bay chiến thuật các loại.

Bắc Việt đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh


Em trân trọng kính mời một Kụ có kho tàng ảnh đồ sộ nhất, phong phú nhất và có nhiều topic ảnh thu hút nhất trên OF càfe ạ

Trân trọng kính mời Kụ Ngao5 cho chúng em những bức ảnh về sự kiện này
Thời đó em ít tuổi, đi sơ tán ở Chương Mỹ, Hà Tây. Phải nói rằng, đó là thời oanh liệt của dân tộc VN và Hà Nội. Trước 12 ngày đêm, em từ nơi sơ tán có tranh thủ về Hà Nội, đúng đêm hôm đó báo động, đạn lửa đan chéo nhau đầy trời, đúng như hình ảnh giăng lưới hay gọi là lưới lửa phòng không đúng nghĩa, tầm thấp, tầng cao, bầu trời rực sáng. Không quên được. Cám ơn Bác Ngao5 có nhiều ảnh quý./.
 
  • Vodka
Reactions: ITI

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,935
Động cơ
202,525 Mã lực
Tuổi
44
Xưa đi học sớm học muộn là chuyện bình thường.
Xưa em cũng bị học 2 năm lớp vỡ lòng.
1 trên chỗ sơ tán
1 khi đã về Hà nội
Thế mà vào lớp 1, em vẫn bị sớm 1 năm. Bé nên bị chúng nó bắt nạt :(
Ngày xưa đang học lớp 2 thấy học giỏi tý, to con teo đẩy lên học lớp 4 là chuyện thường.
Học vỡ lòng khoảng dăm tuần biết đọc thạo cho lên học lớp 1 luôn
Một năm nhảy cóc lên 2 lớp là thường.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Thời đó em ít tuổi, đi sơ tán ở Chương Mỹ, Hà Tây. Phải nói rằng, đó là thời oanh liệt của dân tộc VN và Hà Nội. Trước 12 ngày đêm, em từ nơi sơ tán có tranh thủ về Hà Nội, đúng đêm hôm đó báo động, đạn lửa đan chéo nhau đầy trời, đúng như hình ảnh giăng lưới hay gọi là lưới lửa phòng không đúng nghĩa, tầm thấp, tầng cao, bầu trời rực sáng. Không quên được. Cám ơn Bác Ngao5 có nhiều ảnh quý./.
Em thì sơ tán trên Tiên du, Bắc ninh, quãng chợ Sơn.
Đêm đứng trên núi nhìn về bầu trời Hà nội giần giật lửa đạn, chớp bom, tên lửa bắn là chuyện cơm bữa.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Em thì sơ tán trên Tiên du, Bắc ninh, quãng chợ Sơn.
Đêm đứng trên núi nhìn về bầu trời Hà nội giần giật lửa đạn, chớp bom, tên lửa bắn là chuyện cơm bữa.
Tôi sơ tán về quê ở Đông hội, Đông anh HN, vẫn nằm trong vùng ném bom, đánh phá của Mỹ. Xã Đông hội dính một vệt bom B52 kéo dài quãng 1 km, nhưng may là ra đồng trống trơn. Giờ là đoạn đường cao tốc QL5 kéo dài, cách cầu Đông Trù 2km về hướng sân bay NB.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top