[TT Hữu ích] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
12-1948, sau khi nước CHDC Nhân dân Triều Tiên được thành lập, quân đội Liên Xô rút về nước
Tháng 7-1949, quân đội Hoa Kỳ cũng rút khỏi Hàn Quốc
1949, My rut quan (1).jpg

7-7-1949 – quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Ảnh: Carl Mydans

1949, My rut quan (2).jpg


1949, My rut quan (3).jpg
1949, My rut quan (4).jpg
1949, My rut quan (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Khơi mào chiến tranh
Lý Thừa Vãn và Kim Nhật Thành đều mong muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950. Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vào việc thống nhất đất nước bằng vũ lực, nhưng Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích động gây ra chiến tranh với Mỹ
 

Trần Trụi

Xe tải
Biển số
OF-710950
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
358
Động cơ
92,728 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chiến tranh Triều Tiên đứa con trai giỏi nhất Mao Trạch Đông được đào tạo kế thừa cha bị Mỹ ném bom banh xác làm cho nhà họ Mao ko còn ai nối cơ nghiệp .
Mao Ngạn Anh 28 tuổi đã là thiếu tướng quân giải phóng TQ cũng bị Mỹ giết chết
Sức mạnh vô địch của Mỹ trong chiến tranh TT đã được thể hiện


Thái tử mà ra vùng nguy hiểm thế này, chắc trong triều bị dèm pha rồi :D
 

giotudo44

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728585
Ngày cấp bằng
9/5/20
Số km
23
Động cơ
72,830 Mã lực
Tuổi
38
Thái tử mà ra vùng nguy hiểm thế này, chắc trong triều bị dèm pha rồi :D
Ra học hỏi kinh nghiệm có phải cầm súng đâu cụ làm trợ lý cho tổng tư lệnh Bành Đức Hoài nhưng Mỹ vẫn phát hiện ra cho mấy quá bom Napalm .
Đọc bài này cụ .

Vụ Mỹ ném bom khiến con trai Mao Trạch Đông thiệt mạng


 

Trần Trụi

Xe tải
Biển số
OF-710950
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
358
Động cơ
92,728 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tháng 5 /2015: Ngài Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn.
Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi, trước hết đó là cử chỉ thành kính của cá nhân ông Ban Ki-moon đối với dòng họ Phan. Trong bút tích lưu niệm, ông Ban Ki-moon có viết rõ ông là thành viên của họ Phan, cụ thể là hậu duệ của Phan Huy Chú (Theo lời GS Phan Huy Lê)
Ông Ban Ki Moon này tên phiên âm tiếng Việt chắc là Phan Huy Trăng nhỉ :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Số liệu đầu vào, đầu ra tương đương, thế nên là cờ hòa :D
Trên chiến trường Việt Nam lúc cao điểm Mỹ có 568.000 binh sĩ. Thực tế, theo chế độ quân dịch thì những binh sĩ này phục vụ ở Việt Nam 1 năm rồi quay về nước. Lớp mới lại đến thay thế. Vì thế có tới 2,5 tới 3 triệu lượt binh sĩ Mỹ tới Việt Nam
Mỹ chết 58.000 người, nếu quy ra con số ở chiến trường là 568.000 binh sĩ thì tỷ lệ chết là 10%, nhưng so với số lượt binh sĩ đến Việt Nam thì con số này giảm đi 4 lần
Số lượng quân tính trong chiến tranh Triều Tiên có thể là quân "có mặt" trên chiến trường, chưa tính tới lực lượng tân binh bổ xung vào chỗ thương vong
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, B.ộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái Bình Dương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutian, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉ rằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệp quốc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực với Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bán đảo Triều Tiên và cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang qua bán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn. Tuy nhiên, Stalin giữ quan điểm cho rằng công việc nội bộ của Triều Tiên phải do chính người Triều Tiên giải quyết, các thế lực bên ngoài không nên can thiệp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nam Triều Tiên do Mỹ chiếm đóng đoạt lại quyền lực từ những "Ủy ban Nhân dân" được điều hành theo từng địa phương và đã sử dụng lại nhiều địa chủ và cảnh sát cũ, những người đã từng phục vụ Nhật Bản khi Triều Tiên còn dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Những động thái này gặp phải sự chống đối nặng nề và sự phản kháng công khai ở một số phần của Nam Triều Tiên như các đảo ở phía nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Sau một số vụ đụng độ ở biên giới (được cho là xuất phát từ lệnh của Mỹ), dường như cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Những nhân chứng cho rằng việc đề xướng tái thống nhất đất nước của phía Bắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ ở phía Nam.
Các tài liệu lưu trữ cho thấy quyết định tấn công phía Nam là một quyết định của chính Kim Nhật Thành chứ không phải ý đồ từ Liên Xô.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Do có một số lượng lớn số xe tăng của Liên Xô tuy đã lỗi thời nhưng vẫn là loại tối tân ở Triều Tiên cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Triều Tiên đã có thể leo thang các cuộc đụng độ ở biên giới và ngày càng chuyển sang công kích trong khi Hàn Quốc với hậu thuẫn giới hạn của Hoa Kỳ có ít sự chọn lựa hơn.
Chính phủ Hoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Xã hội chủ nghĩa là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Triều Tiên là chủ trương của cái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Suốt một năm sau, Bắc Triều Tiên đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấn công khá ghê gớm, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sức mạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc từ thập niên 1930.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Stalin chấp thuận với Kim Nhật Thành tấn công Hàn Quốc
Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả Bình Nhưỡng và Moscow vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các du kích quân do Bình Nhưỡng gửi vào Hàn Quốc trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước dường như tiêu tan, và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành chỉ còn một chọn lựa cuối cùng là tấn công quân sự để thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khi Hàn Quốc trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành rằng ông sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận sau đó với Kim Nhật Thành, Stalin đề nghị: một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng.
Sau những lần viếng thăm Moscow của Kim Nhật Thành trong tháng ba và tháng 4 năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.
 

huyyy

Xe buýt
Biển số
OF-560455
Ngày cấp bằng
23/3/18
Số km
655
Động cơ
157,083 Mã lực
Nhân dân Triều Tiên đều rất khát khao độc lập, tại cả 2 miền Triều Tiên, quần chúng đã tự hình thành các "ủy ban nhân dân" nhằm chuẩn bị tiếp quản nước Triều Tiên sau khi Liên Xô và Mỹ rút đi
Ở miền Bắc, các "ủy ban nhân dân" nói trên có thái độ thân thiện với lực lượng quân quản Liên Xô.
Tuy nhiên, tình hình ở miền Nam thì lại khác. Chế độ quân quản của Mỹ nhận thấy các yếu tố cánh tả (ủng hộ Liên Xô) trong các "ủy ban nhân dân" do quần chúng lập nên, và đã ra sắc lệnh giải tán các tổ chức này. Thay vào đó, Mỹ đã chủ động ủng hộ một chính phủ lâm thời do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Lý Thừa Vãn gây áp lực cho chính phủ Mỹ từ bỏ chế độ quân quản và thành lập một nước Cộng hòa Hàn Quốc độc lập ở phía Nam.
Trong này khéo nhiều người còn không hiểu cánh tả, cánh hữu là gì.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Trung Quốc phản đối Kim Nhật Thành tấn công Hàn Quốc
Mao tuy giành thắng lợi, song chưa trọn vẹn, Đài Loan vẫn là khúc xương ngáng họng Mao. Nền kinh tế Trung Quốc be bét, dân đông, ăn chẳng đủ thì sao ngóc đầu dậy được.
Nghèo thì nghèo, Mao vẫn quyết tâm phải “giải phóng” Đài Loan. Về hải quân, Trung Quốc lúc đó chưa đủ sức đương đầu với Đài Loan. Mao ấp ủ hy vọng dựa vào Liên Xô, để xây dựng lực lượng không quân, hải quân mạnh hòng giành được Đài Loan.
 

huyyy

Xe buýt
Biển số
OF-560455
Ngày cấp bằng
23/3/18
Số km
655
Động cơ
157,083 Mã lực
Triều Tiên lúc đầu học theo anh Xô máu chiến nướng hết quân tinh nhuệ, Hàn bị đánh te tua. Bước ngoặt Mỹ đổ bộ bao vây quây quân miền Bắc đánh chạy ngược lại vĩ tuyến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Với ý định đó, tháng 11-1949, lấy cớ sang chúc thọ Stalin 70 tuổi (29-11-1879), Mao lên đường tới Moscow
Trong hồi ký của mình, Khrushev kể rằng lúc nào Stalin cũng khinh miệt gọi Mao là “ông sư trong hang đá”. Trong thời gian chống Nhật Bản, chính phủ Liên Xô có đại sứ bên cạnh Quốc Dân Đảng và viện trợ vũ khí cho họ kháng Nhật, trong khi đó rất dè sẻn đối với Mao.
Mao cũng thừa biết Stalin không ưa ông. Ăn chực nằm chờ gần 2 tháng, mãi tới hôm 15-2-1950, Stalin mới thuận cho ký Hiệp ước hoà bình hữu nghị tương trợ với Trung Quốc
Mao (2_10).jpg

21-12-1949, Mao Trạch Đông thăm Liên Xô và dự lễ sinh nhật Stalin 70 tuổi (29-12-1879)

Mao (2_10a).jpg

21-12-1949, Mao Trạch Đông thăm Liên Xô và dự lễ sinh nhật Stalin 70 tuổi (29-12-1879)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Mao (2_3).jpg

15-2-1950, tại Moscow, ký Hiệp ước hữu nghị và tương trợ Xô-Trung. Trái sang: Gromyko, Bulganin, không rõ tên, Chu Ân Lai, Mikoyan, Khrusev, Vorosilov, Molotov, Stalin, Mao, Andrei Vishinsky (người ký), trợ lý Podtserov, Fedorenko (phiên dịch), đại sứ Vương Gia Tường, Malenkov, không rõ tên, Beria, không rõ tẽn, Kaganovich
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top