[TT Hữu ích] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Lenhhoxung1992

Xe tăng
Biển số
OF-714261
Ngày cấp bằng
31/1/20
Số km
1,488
Động cơ
97,856 Mã lực
Pín nó nói đúng rồi.
Bộ binh Liên Xô không tham chiến, chỉ có 1 số hạn chế chuyên gia quân sự và phi công thôi.
Mấy ảnh trên là 1945, quân Liên Xô vào giải giáp tàn dư Nhật và thực thi chia cắt Triều Tiên.
LX 26.000 người thì là có tham chiến bên phe CS rồi. Chẳng qua họ âm thầm hỗ trợ k muốn leo thang. Nó nói LX chưa có bom nguyên tử trong khi năm 1949 thử thành công. Chả lẽ tận 1953 vẫn chưa đưa vào sử dụng đc chắc. Giờ lục lại bài nó mà méo thấy nữa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Trong những khoản vay, Mao đặt trọng tâm xây dựng quân đội Trung Quốc trong đó không quân và hải quân là chủ yếu để giải phóng Đài Loan. Song Mao cũng chẳng hiểu hết tâm địa Stalin. Stalin không muốn một nước Trung Quốc nghèo khổ, nhưng để Trung Quốc mạnh “ngoài vòng kiểm soát” thì Stalin cũng chẳng muốn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Vấn đề Triều Tiên cũng được đặt ra. Mao không đồng ý Kim Nhật Thành tấn công Hàn Quốc, vì:
1. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp và nguy cơ Mỹ ở lại Hàn Quốc là cao (Mao cũng chưa lường tới quân đội Liên Hợp Quốc sẽ tiến sát tới biên giới Trung Quốc)
2. Liên Xô sẽ phải tung phương tiện quân sự vào Triều Tiên. Nghĩa là việc viện trợ vũ khí cho Trung Quốc sẽ chậm đi hoặc bị cắt giảm
3. Bộ binh Liên Xô chắc chắn không xuất hiện, lúc đó thì Trung Quốc phải lãnh trách nhiệm này. Như vậy cuộc chiến ở Triều Tiên sẽ là “chiến tranh uỷ thác”. Tai vạ này Trung Quốc phải gánh trong lúc chẳng được gì. Lúc đó Mao chưa tính hết rằng cuộc chiến Triều Tiên sẽ ngốn 50% ngân sách của Trung Quốc. Rõ ràng Stalin khôn lỏi, khơi ngòi để Trung Quốc hứng chịu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
4. Stalin khôn lỏi đã đành, Mao cũng chẳng kém cạnh. Hai chính phủ Triều Tiên tuy thù địch, nhưng cuộc chiến của họ cũng chỉ xung đột ở khu vực vĩ tuyến 38 vì Hàn Quốc chưa đủ sức tấn công Bắc Triều Tiên. Tình thế nhùng nhằng vậy sẽ giúp cho Trung Quốc vừa an toàn, vừa sai khiến được Bắc Triều Tiên
5. Vấn đề giải phóng Đài Loan chắc chắn sẽ vấp phải khó khăn, đó chính là mấu chốt khiến Mao cực lực phản đối Kim Nhật Thành nổ súng trước
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Kim Nhật Thành “quá húng” khiến Mao lo ngại và luôn bác bỏ kế hoạch của họ Kim
Nội bộ quân đội Trung Quốc cũng không muốn chiến tranh với Mỹ vì thực lực còn rất yếu, nhất là về không quân và hải quân. Lâm Bưu phản đối ra mặt, kể cả khi chiến tranh đã nổ ra
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Giữa tháng 5-1950, nghĩa là chỉ 6 tuần trước khi Kim Nhật Thành nổ súng, thấy Mao vẫn ngang ngạnh, Stalin có một bức điện gây sức ép. Và củ cà rốt được thò ra: Liên Xô hứa sẽ chi viện không quân và vũ khí.
Ở thế này, Mao đành phải chấp nhận, xoay chuyển quyết định, trước sự ngỡ ngàng của quan chức cao cấp Trung Quốc
Lúc lâm trận, Mao té ngửa mới biết bị Stalin lừa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN MỞ MÀN
Bắc Triều Tiên tấn công trước

Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.
Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ và 242 xe chiến đấu (bao gồm 150 xe tăng T-34 và vài chục pháo tự hành hạng nhẹ SU-76) của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom.
Tuy vậy, lực lượng hải quân vẫn còn khá thô sơ (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Triều Tiên là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam theo kịp quân đội tiến về phía trước.
Nhưng lực lượng Hàn Quốc còn yếu hơn nếu đem so với Bắc Triều Tiên. Hàng ngàn người dân chạy loạn về phía nam bị quân đội Hàn Quốc bắt xách tay đồ tiếp liệu.
Sơ đồ cuộc đổi chủ trong chiến tranh Triều Tiên
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Quân đội Hàn Quốc có 64.697 binh sĩ được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị. Tuy nhiên, quân Hàn Quốc không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Hàn Quốc cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ pháo chống tăng nào. Ngay cả bazooka, quân đội Hàn Quốc cũng chỉ có loại bazooka M9 không đủ sức diệt T-34. Sau này khi quân đội Liên Hợp Quốc vào, mới có bazooka M20
Korean War (32_x7)++++.jpg

So sánh bazooka M20 (phải) và bazooka M9 (trái)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Cuộc tấn công được quân đội Bắc Triều Tiên hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân, họ đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Triều Tiên tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesong, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin.
Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Hàn Quốc, bị thua sút về quân số và vũ khí, ý chí chiến đấu thấp và thiếu lòng trung thành với chính phủ, đã tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang quân đội Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc từ 100.000 người nhanh chóng giảm xuống còn 25.000 người do thương vong hoặc đào ngũ. Chính Lý Thừa Vãn và các quan chức cao cấp của ông ta cũng trốn chạy khỏi Seoul, chuẩn bị thành lập "Chính phủ lưu vong” ở Nhật Bản.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,055
Động cơ
1,514,164 Mã lực
Các cụ xem bộ phim này về chiến tranh Triều Tiên ạ.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Trong khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Triều Tiên tiến hành oanh tạc phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6, chỉ 3 ngày sau khi phát động tấn công.
Trong cuộc tháo lui hoảng loạn, quân đội Hàn Quốc đã giật mìn đánh sập nhiều cây cầu để ngăn đà tiến của Bắc Triều Tiên, bất chấp việc có nhiều thường dân vẫn còn đi trên đó. Các hành động này không có tác dụng là bao, quân đội Bắc Triều Tiên nhanh chóng chiếm được 80% lãnh thổ miền nam, Hàn Quốc chỉ còn kiểm soát một vùng nhỏ ở quanh thành phố cảng Pusan.
Đến 14-9-1950 thì quân đội Hàn Quốc chỉ còn chiếm một khu vực nhỏ ở phía nam bán đảo Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Tình trạng thay đổi chủ ở Triều Tiên

Đến 14-9-1950 thì quân đội Hàn Quốc chỉ còn chiếm một khu vực nhỏ ở phía nam bán đảo Triều Tiên
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Đến 14-9-1950 thì quân đội Hàn Quốc chỉ còn chiếm một khu vực nhỏ ở phía nam bán đảo Triều Tiên
Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Triều Tiên về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng, giải tán quân đội Hàn Quốc và đất nước thống nhất đã tan thành mây khói, khi Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến để giúp đỡ cho Hàn Quốc.
Phản ứng của phương Tây
Cuộc tấn công Hàn Quốc đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Một tuần trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 năm 1950 rằng “một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Việc Mỹ tham chiến có một số lý do như sau:
Harry Truman là Tổng thống thuộc Đ.ảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đ.ảng Cộng hòa là Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đ.ảng Dân chủ đã "làm mất Trung Hoa" vào tay Đ.ảng cộng sản Trung Quốc. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Washington, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Korean war (2_13).jpg

Tiền đồn của Quân đội Hàn Quốc trên địa hình núi non hiểm trở dọc theo vĩ tuyến 38, đường phân chia giữa Nam và Bắc Triều Tiên trước ngày nổ ra chiến tranh. Bắc Triều Tiên phía bên phải, bên trái là Hàn Quốc

Korean War (3_2).jpg

Biểu tượng tàn khốc chiến tranh Triều Tiên
9-6-1951 – cô chị mệt mỏi cõng em bên xe tăng M26 Pershing tại Haengiu (Triều Tiên). Ảnh: Thiếu tá Hải quân R.V. Spencer
Korean War (3_3).jpg

17-12-52 – thủ cấp một du kích Bắc Triều Tiên bị cảnh sát tiêu diệt tại rừng núi Cholla Poktuk (Hàn Quốc). Ảnh: Margaret White

Korean War (3_4).jpg

17-12-52 – thủ cấp một du kích Bắc Triều Tiên bị cảnh sát tiêu diệt tại rừng núi Cholla Poktuk (Hàn Quốc). Ảnh: Margaret White
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Thay vì hối thúc Quốc hội tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên Hiệp quốc.
Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gửi quân sang Triều Tiên. Vì thế, một số người gọi đây là "Cuộc chiến tranh của Truman", và rằng việc Hoa Kỳ tham chiến ở Triều Tiên đã vi phạm tinh thần và nội dung của Hiến pháp Hoa Kỳ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Can thiệp của Mỹ
Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Mỹ vẫn có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Triều Tiên với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô.
Các lực lượng này của Mỹ nằm dưới quyền chỉ huy của Đại tướng năm sao Douglas McArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung do Anh đứng đầu, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng McArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội Hàn Quốc và không vận di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý Mỹ không kích đơn phương chống lại lực lượng Bắc Triều Tiên theo ý kiến các cố vấn của ông, nhưng ông đã ra lệnh cho Hạm đội Một bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch, chấm dứt chính sách không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa vẫn được Mỹ thực hiện trước đó.
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên. Tuy nhiên Mỹ từ chối vì sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp vào cuộc chiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Vào tháng tám 1950, quân đội Hàn Quốc và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Triều Tiên tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.
Ngày 20 tháng 8 năm 1950 , McArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên Hiệp Quốc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan - khoảng 10% bán đảo Triều Tiên - vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Mỹ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan.
Mặc dù có thêm lực lượng của Liên Hiệp Quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Triều Tiên sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo. Lực lượng Hàn Quốc chỉ còn giữ được 10% lãnh thổ Triều Tiên
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top