[Funland] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war (26_149).jpg

1952 – pháo 155-mm M114 của Mỹ trong trận ‘Đồi Tam giác" (Triangle Hill), tỉnh Kangwon, Triều Tiên

Korean war (26_150).jpg

1952 – xe tăng hạng trung M26 Pershing tại chiến trường Triều Tiên
Korean war (26_151).jpg

2-1951 – Trung uý Kingston Winget với súng máy Thompson tại mặt trận Chipyong-ni, Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war (26_154).jpg

5-1952 – Chance Vought F4U-4 Corsair thuộc Phi đội VF-713 cất cánh từ tàu sân bay USS Antietam ở ngoài khơi Triều Tiên

Korean war (26_155).jpg

Một Trung sĩ Thuỷ quân lục chiến Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên
Korean war (26_156).jpg

Hai đứa bé Hàn Quốc chào ngôi mộ một người lính vô danh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war (26_157).jpg

Những máy bay Tập đoàn Không quân số 5 tấn công các mục tiêu của Bắc Triều Tiên. Ảnh do máy bay trinh sát RF-80 chụp

Korean war (26_158).jpg

1952 - Binh sĩ Mỹ linh đào hầm trú ẩn trên đỉnh núi Old Baldy ở Triều Tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war (26_159).jpg

4-1951 – Trung tướng James Van Fleet (19/31892 – 23/9/1992) trong chiến tranh Triều Tiên. Ngày 14-4-1951, Van Fleet thay thế Tướng Matthew Ridgway giữ chức Tư lệnh Tập đoàn quân 8 và Lực lượng LHQ ở Triều Tiên. Ngày 31-7-1951, ông được phong hàm Đại tướng (4 sao)

Korean war (26_168).jpg

B-29 ném bom trong chiến tranh Triều Tiên
 

CCCK

Xe tăng
Biển số
OF-381608
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
1,951
Động cơ
749,322 Mã lực
Nơi ở
Xóm Thọ Giai - tổng Yên Hồ
Ông ơi, tổ lái ghê quá, chính quyền Diệm k muốn tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì ít dân hơn ông ạ, ông đọc lại lịch sử cả lề trái lề phải đi ạ
Xin hết, em tiếp tục theo dõi thớt...
Cụ cho dẫn chứng đi, thông tin này quan trọng nhưng chả biết bên nào đúng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên
Cuộc chiến giằng co kéo dài suốt một năm khiến Truman muốn chấm dứt chiến tranh và tìm cách đàm phán hòa bình với các bên. Tuy nhiên, không bên nào nhất trí hoàn toàn về một thỏa thuận hòa bình, nên cuộc chiến tiếp tục kéo dài thêm hai năm nữa. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Dwight D. Eisenhower đã chỉ trích mạnh mẽ cách xử lý cuộc chiến của Truman.
Khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Eisenhower quyết tâm thiết lập hòa bình trên bán đảo và kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Sau chuyến đi đến Hàn Quốc, Eisenhower nhận thấy cần phải làm điều gì đó để phá vỡ thế bế tắc ngoại giao trong các cuộc đàm phán hòa bình được người tiền nhiệm khởi xướng từ năm 1951.
Tình trạng Triều Tiên từ tháng 1 năm 1951 đến tháng 7 năm 1953, ngày ký kết Hiệp định đình chiến
Korean War (0_51_1).jpg
Korean War (0_51_2).jpg
Korean War (0_51_3).jpg
Korean War (0_51_4).jpg
Korean War (0_51_5).jpg
Korean War (0_51_6).jpg
Korean War (0_51_7).jpg
Korean War (0_52_7).jpg
Korean War (0_53_7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Đe dọa ném bom hạt nhân
Eisenhower bắt đầu công khai ám chỉ rằng Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để tạo đột phá trên chiến trường Triều Tiên. Bên cạnh đó, ông còn gây sức ép với chính quyền Hàn Quốc từ bỏ một số yêu sách để tăng tốc tiến trình hòa bình.
Hiện không rõ lời đe dọa tấn công hạt nhân của Eisenhower có tác dụng đến đâu, song tới tháng 7/1953, tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột đã sẵn sàng ký một thỏa thuận nhằm chấm dứt đổ máu.
Cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người hai miền Triều Tiên và Trung Quốc, cũng như hơn 50.000 người Mỹ. Đó là một cuộc chiến gây nản lòng cho người Mỹ, những người đã quen với việc bắt kẻ thù đầu hàng vô điều kiện. Nhiều người cũng không thể hiểu tại sao Mỹ không mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc hoặc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Mỹ nhận thức rõ, những hành động như vậy có thể đã dẫn đến Thế chiến 3.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Panmunjom (Bàn Môn điếm) nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il (Kim Nhật), đại diện cho quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với Tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện cho quân Liên Hợp Quốc. Hiệp định này chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Theo hiệp định, một ủy ban giám sát với đại diện từ các quốc gia trung lập sẽ quyết định số phận của hàng nghìn tù binh bị hai phe bắt giữ. Ủy ban này cuối cùng tuyên bố các tù binh được lựa chọn ở lại hoặc quay về quê hương.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Hai bên cũng nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch công khai và rút lực lượng quân sự lùi sâu 2 km tại vị trí đang kiểm soát, tạo ra một khu phi quân sự có bề rộng 4 km dọc đường biên giới mới phân chia hai miền.
Hiệp định đình chiến chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa các lực lượng quân sự, không phải hiệp ước được nhất trí giữa các chính phủ.
Với nhiều tướng Mỹ vốn đã quen với việc buộc kẻ thù đầu hàng vô điều kiện, việc phải chấp nhận một kết cục "không bên nào thắng" trong Chiến tranh Triều Tiên khiến họ không hài lòng, thậm chí nhiều người còn đặt câu hỏi về việc quân đội Mỹ không sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tấn công sang lãnh thổ Trung Quốc trong cuộc chiến.
"Các chỉ huy cấp cao hài lòng với việc chấm dứt đổ máu, nhưng không lấy gì làm tự hào hay hài lòng với hiệp định đình chiến mà họ được lệnh ký. Họ dường như đều lo ngại một ngày nào đó sẽ phải giải thích tại sao họ lại ký vào thỏa thuận này".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Hàn Quốc không ký hiệp định
Chính phủ Hàn Quốc lúc đó cũng cho rằng một hiệp định khiến bán đảo bị chia cắt là "không thể chấp nhận được" nên không ký vào hiệp định đình chiến, dù nước này gần đây xác nhận đã thảo luận về việc ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên. Trung Quốc cũng không phải là bên đặt bút ký vào văn bản, vì Bắc Kinh luôn cho rằng cuộc chiến này là vấn đề giữa Triều Tiên và Mỹ.
Khi ký vào hiệp định đình chiến, đại diện của các bên đều không có ý định để cuộc chiến này "lửng lơ" suốt hơn nửa thế kỷ. Họ dự định đi đến thỏa thuận hòa bình lâu dài tại một hội nghị ở Geneva vào năm 1954. Theo các sử gia, chính triển vọng về hội nghị hòa bình này là yếu tố quan trọng giúp các bên gạt bỏ các bất đồng để ký hiệp định chấm dứt đổ máu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Nhưng tại hội nghị Geneva vào tháng 4-1954, khi bàn đến vấn đề Triều Tiên, các lãnh đạo đã không thể nhất trí về con đường hòa bình cho bán đảo.
Ý tưởng tại hội nghị lúc đó là một chính phủ Triều Tiên thống nhất sẽ được thành lập sau bầu cử, nhưng các đoàn đại biểu lại không thống nhất được tiến trình này sẽ diễn ra như thế nào.
Việc tổng thống Lý Thừa Vãn muốn Mỹ cần có các hành động để tăng quyền kiểm soát bán đảo của Seoul cũng gây nhiều trở ngại cho tiến trình hòa bình. Một rào cản khác là việc Mỹ không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Trung Quốc khi đó, nhất là khi ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles từ chối bắt tay th.ủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại hội nghị Geneva.
Hội nghị Geneva đổ vỡ và cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa chính thức chấm dứt từ đó đến nay. Đã có nhiều cuộc đàm phán diễn ra, nhưng tình hình xung đột chưa bao giờ được giải quyết triệt để.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hàn Quốc và Triều Tiên đã có những động thái giảm nhiệt như ký thỏa thuận kiềm chế các hành động sử dụng vũ lực hay cam kết hợp tác hướng tới hòa giải vào năm 1991. Tuy nhiên, đến năm 1992, Mỹ bắt đầu cáo buộc Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân bí mật, khiến tình hình tiếp tục leo thang.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên đến đỉnh điểm vào năm 2010, khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm và Triều Tiên nã pháo vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc. Năm 2013, Bình Nhưỡng thậm chí còn tuyên bố hiệp định đình chiến vô hiệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Lễ ký Hiệp định đình chiến Triều Tiên: Căng thẳng tột độ, nghe rõ tiếng pháo vọng lại từ xa
Ngày 27/7/1953 chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng trên bán đảo Triều Tiên: lễ ký kết Hiệp định đình chiến, chấm dứt mọi xung đột vũ trang từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên, mở ra một thời kỳ mới cho người dân hai miền chiến tuyến.
Sau đúng 11 phút, các tài liệu được hai bên đồng thuận trong bầu không khí nặng nề. Các đại biểu lần lượt rời khỏi địa điểm ký kết, không nói một lời và không bắt tay lẫn nhau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Chuẩn bị cho lễ ký kết
Những cuộc đàm phán đình chiến chính thức đã bắt đầu từ ngày 10/7/1951 tại thành phố Kaesong thuộc tỉnh Hwanghae Bắc của Triều Tiên, gần biên giới liên Triều.
Trước đó 2 tuần, ngày 26/6/1951, một kế hoạch gồm 5 điểm đã được thống nhất và trở thành hướng đàm phán chính cho lễ ký kết sau này.
Hai nhân vật tham gia chính là Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Triều Tiên Nam Il (Kim Nhật), và Phó Đô đốc quân đội Mỹ Charles Turner Joy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
5 điểm chính yếu cho lễ kí kết đình chiến bao gồm:
1. Cách thức thực hiện hiệp định.
2. Thiết lập lại ranh giới giữa hai bên để tạo một khu phi quân sự, tạo điều kiện cơ bản cho quá trình đình chiến giữa hai miền bán đảo liên Triều.
3. Đồng thuận lệnh ngừng bắn và hiệp ước đình chiến tại bán đảo Triều Tiên, bao gồm chi tiết về thành phần, quyền hạn và chức năng của một tổ chức giám sát các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn và đình chiến.
4. Giải quyết vấn đề trao đổi tù binh chiến tranh.
5. Những đề nghị khác dành cho chính phủ các quốc gia thuộc hai phe chiến tuyến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Dù đã có kế hoạch, nhưng các cuộc đàm phán sau này không đạt được nhiều hiệu quả. Giữa các cuộc gặp mặt là những khoảng thời gian dài, đặc biệt phải kể tới sự kiện ngày 23/8/1951, khi Triều Tiên và đồng minh cho rằng khu vực đàm phán tại Kaesong đã bị ném bom.
Triều Tiên yêu cầu phía LHQ phải ngay lập tức thực hiện một cuộc điều tra do có bằng chứng cho thấy máy bay của LHQ đã tấn công khu vực.
Cuộc đàm phán đình chiến không được nối lại cho tới ngày 25/10/1951. Phía Mỹ không đồng ý thực hiện bất kỳ cuộc đối thoại nào khác tại Kaesong.
Khi ấy, Bàn Môn Điếm, một ngôi làng thuộc tỉnh Gyeonggi, được chọn làm địa điểm mới để đàm phán do vị trí địa lí thuận lợi. Cả hai phía Triều Tiên và Hàn Quốc đều phải chịu trách nhiệm bảo vệ địa điểm mới này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Năm 1952, Dwight D. Eisenhower, tổng thống Mỹ mới nhậm chức, đã tới Hàn Quốc để thảo luận tình hình chiến tranh Triều Tiên. Với sự đồng thuận từ các bên, vĩ tuyến 38 đã được lựa chọn làm ranh giới cho lệnh đình chiến. Khu vực phi quân sự (DMZ) được ra đời và từ đó luôn được tuần tra bởi lính Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ và lực lượng liên quân LHQ.
Sau nhiều biến cố chính trị lớn trên thế giới vào giai đoạn này, ngày 19/7/1953, các đại biểu quyết định sẽ tổ chức lễ ký kết Hiệp định đình chiến lịch sử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Ngày 27/7/1953, tại vùng Munsan gần biên giới Hàn-Triều, Tướng Mark W. Clark, đại diện từ LHQ, đã kí những tài liệu liên quan trong khi Tướng Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và Tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài cũng thực hiện việc ký kết tương tự tại trụ sở quân sự nước mình.
Việc kí hiệp định đình chiến diễn ra khi cả hai bên không chắc chắn giành được chiến thắng áp đảo. Kim Nhật Thành tỏ ra không muốn dừng chiến tranh, nhưng phía Mỹ đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu không ký lệnh đình chiến. Điều này đã buộc Triều Tiên - Trung Quốc phải nhượng bộ.
Hiệp định đình chiến được duy trì ổn định tới nhiều thập kỉ sau này do hai bên chiến tuyến không muốn đối diện với những hậu quả thảm khốc từ một cuộc chiến tranh báo đảo lần thứ hai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Ít cảm xúc được bộc lộ
Tổng thống Lý Thừa Vãn từng cam kết sẽ tới chứng kiến buổi lễ "trong khoảng thời gian ngắn" nhưng sau đó ông đã không tới.
Lý Thừa Vãn là người đã phản đối rất quyết liệt các cuộc hòa đàm giữa LHQ, quân đội Triều Tiên và Chí Nguyện Quân của Trung Quốc. Ông tuyên bố chỉ chấp nhận hiệp định ngừng bắn nếu Mỹ kí kết Hiệp ước Phòng thủ Chung và tiếp tục đầu tư cho quân đội Hàn Quốc sau khi chiến tranh kết thúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top