[Funland] 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Các văn kiện quan trọng đã được kí tại một địa điểm thuộc làng đình chiến ở Bàn Môn Điếm.
Với kiến trúc phỏng theo ngôi chùa, tòa nhà do phía Triều Tiên xây dựng cho những dịp đặc biệt được chọn làm nơi tổ chức sự kiện. Các đại biểu từ Bình Nhưỡng và 16 thành viên của lực lượng LHQ cùng tham dự lễ kí kết thỏa thuận vào lúc 10h01 sáng (giờ địa phương).
Các đại biểu LHQ có mặt ở Bàn Môn Điếm vào lúc 9h30, bước xuống từ trực thăng sau ít phút có mặt tại Munsan.
Phía Triều Tiên tới Bàn Môn Điếm trong các xe GAZ-69 (Soviet Jeep), 35 phóng viên từ các quốc gia châu Âu theo cùng. Tổng cộng, khoảng 130 phóng viên, thợ ảnh từ đài báo các nước có mặt tại sự kiện.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Một bài báo đăng ngày 27/7/1953 của tờ New York Times đã miêu tả lại khung cảnh thời điểm diễn ra lễ ký kết lịch sử.
Đại diện hai bên hầu như không bộc lộ chút cảm xúc nào khi viết và ký tên lên những tờ cam kết với các nội dung liên quan tới trao đổi tù binh, thiết lập khu phi quân sự và tổ chức hội thảo chính trị sau này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề bán đảo còn tồn đọng.
Tại hai bàn cách biệt, mỗi đại diện liên quan phải ký tên tổng cộng 9 lần lên 9 bản thỏa thuận bằng tiếng Anh, tiếng Triều Tiên và tiếng Trung Quốc.
Tướng William K. Harrison là người thay mặt phía Mỹ và LHQ trong khi tướng Nam Il là người đặt bút kí cho phía Triều Tiên.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Lá cờ LHQ được đặt một bên, cờ Triều Tiên đặt bên còn lại. Chính giữa bàn là chồng tài liệu được kẹp trong lớp bìa cứng màu xanh. Khi các đại biểu đã ngồi vào ghế, những trợ lí bắt đầu chuyển các bản thỏa thuận ngừng bắn từ bàn chính giữa và đưa cho các đại biểu.
Các đại diện cấp cao của Hàn Quốc không có mặt trong sự kiện.
Hàn Quốc tuyên bố nếu Tướng Kim Nhật Thành, Tư lệnh cấp cao của Bắc Triều Tiên và Tướng Bành Đức Hoài, Chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Triều Tiên, xuất hiện tại Bàn Môn điếm, thì mọi phóng viên và đại diện Hàn Quốc sẽ không được phép xuất hiện khu phi quân sự này.
Ngoài đại diện Mỹ - LHQ và Triều Tiên - Trung Quốc, còn có các đại diện từ Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hà Lan, Pháp, Vương quốc Anh và các nước Khối thịnh vượng chung, Colombia, Bỉ, Đan Mạch, Luxembourg, Ethiopia, Philippines và Na Uy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Bên ngoài bức tường gỗ mỏng, tiếng pháo vẫn vọng lại từ xa - một lời nhắc nhở ảm đạm rằng kể cả khi hiệp định đang được ký kết, những người lính hai bên vẫn đang thiệt mạng ngoài chiến tuyến và cuộc chiến sẽ tiếp tục trong ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Những người chứng kiến tại Bàn Môn Điếm cho biết tướng Harrison là người đầu tiên đặt bút kí vào 10h01 sáng.
Các bản hiệp định bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn.
Đại tá Hải quân James C. Murray - một trong số ít những người Mỹ từng chứng kiến sự khởi đầu của các cuộc đàm phán ngừng bắn từ năm 1951 - trao các tài liệu cho Tướng Harrison và hướng dẫn ông ký. Cả Tướng Harrison và Tướng Nam Nhật đều dùng một chiếc bút duy nhất để ký.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Một sĩ quan thông tin Mỹ đợi các chữ ký của ông Harrison khô và chuyển từng bản tài liệu trở về bàn chính giữa, và một sĩ quan Triều Tiên khác chuyển các tài liệu này sang bàn của ông Nam Nhật.
Đại diện hai bên chưa từng gửi những cử chỉ thân thiện cho nhau ngoài những cái gật đầu trong im lặng. Không khí trong ngày này cũng như vậy.
Trong một khoảnh khắc, tướng Harrison thì thầm với các phụ tá. Ngoài tiếng pháo bắn đằng xa, chỉ còn tiếng click từ các máy ảnh vang lên trong bầu không khí tĩnh lặng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Lúc 10h10, tướng Harrison ký xong, và tướng Nam Nhật hoàn thành sau 1 phút vào lúc 10h11, kết thúc lễ ký kết.
Tướng Nam Nhật liếc nhìn đồng hồ, đứng dậy và nhanh chóng sải bước khỏi sảnh mà không nhìn về phía bàn của đại diện LHQ.
Hiệp định bắt đầu có chính thức có hiệu lực sau 12 giờ ký. Từ 10 giờ đêm (giờ địa phương), tiếng súng đạn đã không còn vang lên trên bán đảo Triều Tiên.
Trong bầu không khí nặng nề, các đại biểu lần lượt rời khỏi địa điểm ký kết, không nói một lời và không bắt tay lẫn nhau.
Tướng Harrison tỏ ra thoải mái hơn cả. Khi phóng viên tiếp cận ông đặt ra câu hỏi, ông trả lời: "Anh biết là tôi sẽ không bình luận mà."
Nhưng ông đã mỉm cười và đứng chụp ảnh, cảm ơn các vệ binh và chào các đại diện LHQ trước khi lên máy bay quay trở lại Munsan vào lúc 10h27 sáng cùng ngày.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Những tài liệu được ký kết xong vẫn nằm trên bàn giữa phòng, được các sĩ quan an ninh và sĩ quan thông tin canh chừng cẩn trọng. Các phiên dịch viên trao đổi nhanh với những nhân vật cấp cao khác trong phòng.
72 giờ đồng hồ sau lễ ký, quân lính 2 bên đồng loạt rút lui, cách đường biên giới 2 km. Một vùng phi quân sự được chính thức thiết lập.
Trong vài ngày tiếp sau đó, các tù binh bị hai bên giam giữ bắt đầu được thả tự do theo các điều khoản trao đổi.
Hiệp định đình chiến đã được hoàn thiện khi hai bên không giấu thái độ "thù địch" với đối phương.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Khi trở về Hàn Quốc, tướng Clark bày tỏ rằng chính ông cũng có một hy vọng mong manh rằng hiệp định này sẽ giải quyết các vấn đề vẫn còn tồn tại trên hai miền bán đảo bị chia cắt.
"Con đường dài và khó khăn vẫn còn ở phía trước," ông cảnh báo. "Không có đường tắt. Nếu chúng ta muốn tôn vinh những người đã hy sinh vì tự do, nếu chúng ta muốn có hòa bình thực sự, nếu chúng ta hành động vì công lý và vì nhân quyền, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực hướng tới hòa bình và bảo vệ những nguyên tắc bất di bất dịch ấy mọi nơi và mọi lúc".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Theo tư liệu của AP, phía Triều Tiên đã trao trả khoảng 12.000 tù nhân, bao gồm khoảng 3.000 lính Mỹ và 8.000 lính Hàn Quốc. Số tù binh còn lại có 900 lính Anh và những tù nhân quốc tịch khác.
Trong khi đó, phía Mỹ-Hàn trao trả 75.000 tù binh Triều Tiên và 5.000 lính Trung Quốc. Hàng ngày, mỗi bên chuyển 500 tù nhân chiến tranh cho phía còn lại. Tất cả đều được thực hiện tại Bàn Môn Điếm.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,890
Động cơ
278,986 Mã lực
Ngày 27/7/1953, tại vùng Munsan gần biên giới Hàn-Triều, Tướng Mark W. Clark, đại diện từ LHQ, đã kí những tài liệu liên quan trong khi Tướng Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và Tướng Trung Quốc Bành Đức Hoài cũng thực hiện việc ký kết tương tự tại trụ sở quân sự nước mình.
Việc kí hiệp định đình chiến diễn ra khi cả hai bên không chắc chắn giành được chiến thắng áp đảo. Kim Nhật Thành tỏ ra không muốn dừng chiến tranh, nhưng phía Mỹ đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu không ký lệnh đình chiến. Điều này đã buộc Triều Tiên - Trung Quốc phải nhượng bộ.
Hiệp định đình chiến được duy trì ổn định tới nhiều thập kỉ sau này do hai bên chiến tuyến không muốn đối diện với những hậu quả thảm khốc từ một cuộc chiến tranh báo đảo lần thứ hai.
Đúng nó là Thỏa thuận tạm thời ký ngày 27/7/1953 bổ sung cho Hiệp định đình chiến chiến tranh Triều Tiên ký ngày 8/6/1953 cụ NGao à
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực
Hai bên cũng nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch công khai và rút lực lượng quân sự lùi sâu 2 km tại vị trí đang kiểm soát, tạo ra một khu phi quân sự có bề rộng 4 km dọc đường biên giới mới phân chia hai miền.
Hiệp định đình chiến chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn được ký giữa các lực lượng quân sự, không phải hiệp ước được nhất trí giữa các chính phủ.
Với nhiều tướng Mỹ vốn đã quen với việc buộc kẻ thù đầu hàng vô điều kiện, việc phải chấp nhận một kết cục "không bên nào thắng" trong Chiến tranh Triều Tiên khiến họ không hài lòng, thậm chí nhiều người còn đặt câu hỏi về việc quân đội Mỹ không sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tấn công sang lãnh thổ Trung Quốc trong cuộc chiến.
"Các chỉ huy cấp cao hài lòng với việc chấm dứt đổ máu, nhưng không lấy gì làm tự hào hay hài lòng với hiệp định đình chiến mà họ được lệnh ký. Họ dường như đều lo ngại một ngày nào đó sẽ phải giải thích tại sao họ lại ký vào thỏa thuận này".
Giải thích cho thoả thuận này lẽ nào là chiến tranh trên chiến trường Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Hai bên tham chiến quyết định đàm phán ngừng bắn từ 10/7/1951
Ban đầu thoả thuận họp tại thành phố Kaesong, thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên nằm sát đường ranh giới.
Đàm phán được một năm nhưng rơi vào bế tắc.
Tháng 10/1951, hai bên quyết định rời cuộc đàm phán về Bàn Môn Điếm, nằm chính giữa đường ranh giới hai miền, quy định khu vực đàm phán sẽ là phi quân sự, cách đường ranh giới về hai phía, mỗi chiều 2 km. Khu vực phi quân sự sẽ là vùng đất rộng 4 km, với đường ranh giới chạy giữa. an ninh khu vực này giao cho quân đội Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc
Korean war_dam phan (0).jpg

Thành phố Kaesong phía góc trái bản đồ. Bàn Môn điếm nằm giữa hình
Làng Munsan-ni nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc, là Đại bản doanh của phái đoàn Liên Hợp Quốc/Mỹ tham dự đàm phán
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan (1).jpg

Làng Munsan-ni nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc, là Đại bản doanh của phái đoàn Liên Hợp Quốc/Mỹ tham dự đàm phán
Hình chụp sau này

Korean war_dam phan (2).jpg
Korean war_dam phan (3).jpg

1956 – Làng Munsan-ni nằm trên lãnh thổ Hàn Quốc, là Đại bản doanh của phái đoàn Liên Hợp Quốc/Mỹ tham dự đàm phán
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,424
Động cơ
407,876 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Một điều ít người để ý là bên được lợi lớn nhất của cuộc chiến tranh Triều tiên thực chất lại là Đài loan. Vì hỗ trợ BTT đánh Hàn mà năm 1950 TQ không thể đánh sang được Đài, đến năm 1953 thì cơ hội và nguồn lực đã không còn.

Đáng lẽ Đài loan phải dựng tượng Kim Nhật Thành.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan 1951_7_7 (1).jpg

7-8-1951 – Chuẩn Đô đốc Arleigh Burke trên tàu chiến ngoài khơi Triều Tiên. Ông được cử làm Trưởng phái đoàn đàm phán đình chiến của Liên Hợp Quốc/Mỹ . Cuộc đàm phán sẽ bắt đầu hôm 10/7/1951 ở Kaesong
Korean war_dam phan 1951_7_10 (1).jpg

10-7-1951 – Các đại biểu của Liên Hợp Quốc đứng cạnh trực thăng H-5 với Tướng Matthew B. Ridgway, Tư lệnh Lực lượng LHQ trước khi cất cánh tới dự phiên khai mạc đàm phán đình chiến. Từ trái qua phải: Chuẩn đô đốc Arleigh A. Burke, Thiếu tướng Laurence C. Cragie, Thiếu tướng Paik Sun Yup (Hàn Quốc), Phó Đô đốc C. Turner Joy (Trưởng đoàn); Tướng Matthew Ridgway và Thiếu tá Henry I. Hodes
Tướng Matthew B. Ridgway, Tư lệnh Lực lượng LHQ là người đến tiễn đoàn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan 1951_7_11 (1).jpg

11-7-1951 – hai đại biểu của Liên Hợp Quốc: Phó Đô đốc C. Turner Joy (phải) và Chuẩn Đô đốc Arleigh A. Burke tại sân bay Kimpo, Hàn Quốc, trên đường tới trại đàm phán đình chiến tại Munsan-Ni, một ngày sau khi bắt đầu đàm phán đình chiến chính thức. Máy bay vận tải Douglas C-54 ở phía sau

Korean war_dam phan 1951_7_12 (1).jpg

12-7-1951 – Đại diện Liên hiệp quốc, Chuẩn Đô đốc Arleigh A. Burke, được các phóng viên và một nhiếp ảnh gia vây quanh khi trở về từ cuộc đàm phán ngừng bắn Kaesong, hai ngày sau khi bắt đầu đàm phán đình chiến chính thức
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan 1951_7_19 (1).jpg

19-7-1951 – Đoàn đại biểu của Liên Hợp Quốc; Phó Đô đốc C. Turner Joy (trái), Thiếu tướng Henry I. Hodes (giữa) và Chuẩn Đô đốc Arleigh A. Burke (phải) ngồi trên bậc thềm Toà nhà LHQ tại Kaesong , Hàn Quốc, chín ngày sau khi bắt đầu đàm phán đình chiến chính thức

Korean war_dam phan 1951_8 (1).jpg

8-1951 - không ảnh Trại tiền phương Liên hợp quốc tại Panmunjom (Bàn Môn điếm)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan 1951_8_1 (1).jpg

1-8-1951 – Trung tướng Nam Il (Nam Nhật), Trưởng đoàn đại biểu Bắc Triều Tiên trong đàm phán ngừng bắn, ngồi trong xe Jeep (GAZ-69) do Nga sản xuất, chờ đợi đến nơi đàm phán đình chiến Triều Tiên tại Kaesong, Triều Tiên

Korean war_dam phan 1951_8_1 (2).jpg

8-1951 – Chuẩn Đô đốc Arleigh A. Burke, thành viên Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán đình chiến Triều Tiên tại Kaesong, bên ngoài lều của mình tại Trại tiền phương Liên Hợp Quốc ở Munsan-Ni, Hàn Quốc
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,927
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Em chỉ quan tâm số người tàu chết trong cuộc chiến này là bao nhiêu thôi ạ
Cụ nói NNCL,Chết mà cụ nói kiểu hả hê lắm.Chiến tranh hay ho gì mà quan tâm đến chết bao nhiêu??biết đâu lại có gốc gác chi nhánh nhà cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,159
Động cơ
1,130,934 Mã lực
Korean war_dam phan 1951_8_1 (3).jpg

8-1951 – Thiếu tướng Henry Hodes và Chuẩn Đô đốc Arleigh Burke rời khu nhà LHQ trong thời gian đàm phán đình chiến ở Kaesong, Triều Tiên
Korean war_dam phan 1951_8_15 (1).jpg

15-8-1951 – một thành viên của phái đoàn đàm phán LHQ đọc các công văn bí mật tại trại đàm phán đình chiến của Liên Hợp Quốc tại Munsan-Ni, Hàn Quốc
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top