[TT Hữu ích] 23-1-1973 – ký tắt Hiệp định hoà bình Paris

spionkind

Xe tăng
Biển số
OF-458627
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
1,428
Động cơ
212,684 Mã lực
Cám ơn cụ Ngao5! Hôm nay đã 29 Tết mà cụ vẫn post nhưng tư liệu quí giá này. Cám ơn cụ ạ. Chúc cụ năm mới mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc ạ. Sang năm post những tư liệu lịch sử nhiều nhiều nữa ạ :)
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Trước giờ học sử lỗi toàn thuộc về bên thua cuộc, kể cả sự kiện 68 mậu thân (2 bên có thoả hiệp ngừng súng cho dân ăn Tết).
sử nào bảo có thỏa hiệp ngừng bắn Tết? Còn Hiệp định Paris chỉ bảo ai không phải là người Việt thì cút khỏi Việt Nam còn nước Việt Nam là một nước thống nhất, việc đi lại từ Bắc vào Nam hay ngược lại là chuyện riêng của người Việt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Kissinger và Jean Sainteny rất thân nhau
Những lần sang Pháp, ông Kissinger thường đến thăm ông bà Jean Sainteny và họ nảy ra ý tưởng đàm phán mật với Bắc Việt Nam
Sợi dây liên lạc nối Tổng thống Hoa Kỳ Nixon và và Hồ Chí Minh lúc này không ai khác là Jean Sainteny

Đến sân bay quốc tế Dulles lúc 17 giờ 45 ngày 14-7-1969 trên chuyến bay AF-039 của Hàng không Pháp, ông Jean Sainteny được đưa ngay tới khách sạn Hays Adams.
Tại đây, một căn phòng đã được Nhà Trắng đặt chỗ cho nhân vật tên là “Edward McCarthy, Công ty Quang học Mỹ”. Sainteny bí mật đến Mỹ với một vỏ bọc mới.
Sainteny từng là Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh, đại diện cho Chính phủ Pháp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh ký vào bản Hiệp định sơ bộ năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng biết khá rõ về Sainteny qua các lần gặp gỡ. Sainteny cũng là bạn của Ngoại trưởng Henry Kissinger. Mỗi lần đến Paris, Kissinger thường dành thời gian đến thăm vợ chồng Sainteny tại căn hộ sang trọng của họ trên đường Rivoli, trung tâm thành phố.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Đây không phải là lần đầu tiên Sainteny được mời đến Washington. Vài ngày sau khi Tổng thống Nixon làm lễ nhậm chức, Sainteny gửi thư cho Kissinger tỏ ý bi quan về triển vọng hoà bình. Kissinger chuyển ngay lá thư ấy cho Nixon đồng thời nói với Tổng thống rằng: “Căn cứ vào tâm trạng lúc này của VNDCCH, có lẽ những sáng kiến mới không tạo ra nhiều khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đưa ra một sáng kiến khác vì cuộc đàm phán ở Paris vẫn không có tiến triển”.
Sainteny từng nói chuyện với phái đoàn VNDCCH tại Paris, nhưng không khởi động được các cuộc tiếp xúc bí mật vì VNDCCH không chắc liệu Sainteny có thực sự đại diện cho Tổng thống Mỹ hay không. Sainteny cũng đã đóng vai trò trung gian cho phái đoàn Mỹ - VNDCCH trong giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Johnson và Nixon (1968-1969). Nay Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger muốn đem Sainteny trở lại Washington để đánh giá lại tình hình Việt nam và “nhờ Sainteny dàn xếp cuộc gặp gỡ giữa Kissinger và ông Lê Đức Thọ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Bí mật được đặt lên hàng đầu.
Không ai biết tại sao Sainteny có mặt tại Washington. Ngay cả Phó Tổng thống Spiro Agnew cũng được dặn dò không được tiết lộ thân phận thực sự của Sainteny.
Ngày hôm sau, diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Sainteny và Tổng thống Nixon, Kissinger đóng vai phiên dịch viên.
Được xem như một phát ngôn viên không chính thức của Tổng thống Mỹ, Sainteny được dặn phải nói với Bộ trưởng Xuân Thuỷ và ông Mai Văn Bộ - Tổng đại diện VNDCCH - rằng Tổng thống Nixon thực sự muốn chấm dứt chiến tranh và đã chuẩn bị cho những cuộc hội đàm bí mật ở cấp cao, nhưng Tổng thống sẽ không chấp nhận việc VNDCCH cố kéo dài thương thuyết. Tổng thống hy vọng sẽ đạt được kết quả tích cực tại Paris trước ngày 1-11-1969, ngày kỷ niệm một năm ngừng ném bom miền Bắc…, nhưng nếu đến ngày đó vẫn chưa đạt được một giải pháp thoả đáng, Nixon bóng gió nói đến việc sẽ phải dùng đến các biện pháp gây hậu quả nghiêm trọng…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Sainteny rời Nhà Trắng với 2 lá thư.
Lá thứ nhất được xem như uỷ nhiệm thư: “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào người mang lá thư này, ông Jean Sainteny. Tôi yêu cầu ông ta làm người liên lạc của riêng tôi với các nhà lãnh đạo của Chính phủ VNDCCH, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mọi văn thư hoặc lời nhắn của ông ta đều được tôi xem xét trước. Ông Sainteny hiểu rõ quan điểm của tôi và tôi biết ông ấy sẽ trình bày điều đó chính xác”.

Lá thư thứ 2 là thư riêng của Tổng thống Nixon gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung của nó đã được tiết lộ trong hồi ký của Kissinger, Nixon… Trong thư trả lời Tổng thống Nixon, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chấp nhận một lời đe doạ nào như một điều kiện tiên quyết trong việc tìm kiếm giải pháp hoà bình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Sau khi họp với ông Mai Văn Bộ và Bộ trưởng Xuân Thuỷ ở Paris, Sainteny gửi thư ngay cho Kissinger thông qua Alexander Haig.
Nội dung lá thư được xem là bí mật đến mức Haig không dám mạo hiểm dùng cách đưa thư thông thường mà tự tay trao thư cho John Ehrlichman, sau đó chính Ehrlichman đưa cho Kissinger.
Sainteny viết bằng mật mã để báo tin:
“Thư đã được trao cho Xavier với sự hiện diện của Maurice… (tên giả để tránh bị lộ ). Những người nói chuyện với tôi nhắc đi nhắc lại rằng họ tỏ ra nghi ngờ khi tôi nói rằng các ông muốn chấm dứt chiến tranh bằng một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên. Họ thiếu niềm tin vào thiện chí của các ông là trở ngại. Dường như họ tin rằng Mỹ không bao giờ rút hết quân khỏi lãnh thổ Việt nam”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Ngày 4-8-1969, cuộc gặp đầu tiên giữa Kissinger và Bộ trưởng Xuân Thuỷ diễn ra tại căn hộ của Sainteny ở Paris.
Phái đoàn Mỹ gồm Kissinger, phụ tá Tony Lake, tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Paris - tướng Vernon Walters đến trước và được Sainteny mời uống rượu trong khi chờ đợi. Sau này Kissinger tiết lộ: “Trong khi chờ đợi, tôi tự hỏi mình sẽ nói chuyện với đối phương như thế nào? Có nên bắt tay họ không và phải cư xử thế nào? Tôi chưa có ý niệm nào trong đầu”.
Không lâu sau phái đoàn Việt nam tới. Bộ trưởng Xuân Thuỷ dẫn đầu, đi cùng có ông Mai Văn Bộ và phiên dịch viên Nguyễn Đình Phương.
Sau khi giới thiệu, Sainteny mời họ ra phòng khách rồi để họ nói chuyện riêng với nhau. Cuộc gặp gỡ kéo dài hơn 3 giờ vì phải phiên dịch 2 lần: Kissinger nói tiếng Anh để Walters dịch sang tiếng Pháp, rồi thông dịch viên của ông Xuân Thuỷ dịch sang tiếng Việt. Kissinger hỏi ngay rằng, lá thư Tổng thống Nixon gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trả lời chưa. Ông Xuân Thuỷ nói: “Chúng tôi đã nhận được lá thư không đề ngày tháng từ tay Sainteny của Tổng thống Nixon gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lá thư này đã được chuyển về Hà Nội”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Trong cuộc gặp không chính thức đầu tiên này, hai bên vẫn giữ nguyên lập trường nên không có kết quả bao nhiêu.
Tuy nhiên, cuộc gặp này đã mở cửa cho những cuộc điều đình bí mật giữa Ngoại trưởng Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, song hành với các cuộc họp chính thức.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với ông Xuân Thuỷ, Mai Văn Bộ hôm 4-8-1969, hai bên thoả thuận cuộc mật đàm đầu tiên giữa ông Kisinger và ông Lê Đức Thọ sẽ diến ra ở nơi ở của ông Lê Đức Thọ ở Paris hôm 21-2-1970
Nixon giữ kín những cuộc gặp bí mật này
Chẳng những chính quyền VNCH ở Sài gòn không được biết gì về những cuộc mật đàm này, ngay cả nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Mỹ ở Washington như Bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird, và Bộ trưởng ngoại giao William Rogers cũng bị qua mặt.
Nixon và đám phụ tá tin cẩn đã làm thế nào để bảo mật các cuộc mật đàm?
Sau đây là câu chuyện do chính người lái máy bay chở Kissinger đi mật đàm, là Đại tá Ralph Albertazzie kể lại.
***
Các chuyên viên làm việc tại tháp kiểm soát không lưu ở phi trường Rhein-Main, Frankfurt, bị một mẻ hoảng hồn.
Đêm đã xuống tại miền quê nước Đức khi chiếc máy bay của Nhà Trắng hạ cánh. Rồi, bất ngờ, theo sau là chiếc phản lực Mystère 20 của Tổng thống Pháp Georges Pompidou. Chiếc máy bay của Pháp nhỏ hơn, rời phi đạo, lăn bánh về phía khu vực Không lực Hoa Kỳ ở phi trường, nơi chiếc máy bay Boeing 707 của Hoa Kỳ còn di chuyển chậm chạp trước khi ngừng. Thình lình, như được ra hiệu, tất cả đèn phi trường ở khu vực này đều tắt. Chín phút sau, chiếc Mystère báo tin cho tháp kiểm soát nó sẵn sàng cất cánh. Chiếc máy bay Pháp thon gọn tăng tốc trên phi đạo, vọt thẳng lên không trung, hướng về Paris ở phía Tây. Một trong những nhân viên kiểm soát không lưu nhìn theo những đèn nhấp nháy của chiếc máy bay, cho đến khi nó biến dạng vào đêm đen. Rồi với tay nhấc điện thoại.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Sáng sớm hôm sau, 16-3-1970, Tuỳ viên không lực Đức tại Paris, len lỏi trong dòng xe cộ đông đảo buổi sáng, đi về phía nam thành phố, tới phi trường Villacoublay, nơi đậu của chiếc máy bay dành riêng cho Tổng thống Pompidou. Đây không phải là chuyện ông ta đã tính trước để làm vào sáng thứ Hai, và dĩ nhiên, ông ta cũng đâu có đợi một lời yêu cầu cấp bách của tình báo Đức. Trong vòng một tiếng, ông ta đã có mặt tại văn phòng của đại tá Calderon, phi công riêng của Tổng thống Pompidou.
Calderon không hề ngạc nhiên về sự có mặt của vị khách. Ông ta đã báo động phía Hoa Kỳ rằng thế nào phía Đức cũng hỏi này nọ. Ông ta hướng dẫn vị tuỳ viên vào, mời ngồi, và mời thuốc lá.
Ông khách Đức chậm chạp ngồi xuống ghế. Vắt chân chữ ngũ. Và như thói quen, lấy hai ngón tay cái và trỏ, vuốt theo nếp gấp của ống quần. Ông ngước lên, đưa một cái nhìn bình thường về phía Calderon, và nói bằng một thứ tiếng Pháp hoàn hảo.
“Chuyến bay đêm qua, thưa đại tá. Chuyện gì vậy?”
Calderon nhận xét ông khách. Có lẽ ông ta biết ít hơn những gì ông biết. Rồi Calderon vừa cười vừa nói:
- Ồ, chuyến bay đó - có phải ông muốn nói chuyện bay tối qua đến Rhein-Main?
Không dễ để mối quan tâm của mình bị coi nhẹ, ông tuỳ viên Đức nói với vẻ khẩn trương:
- Tối qua, không phận Đức đã bị xâm phạm bởi một máy bay mang huy hiệu chính quyền Pháp. Phi trình không nạp trước. Không được chấp thuận, không báo trước, chiếc máy bay này đã bay vào Rhein-Main.
Ông ngừng lại cho lời nói lắng xuống. Mặt Calderon không thay đổi. Vị tuỳ viên tiếp:
- Rồi chiếc máy bay này taxi (lăn bánh) về phía Hoa Kỳ của phi trường, nơi một chiếc máy bay Tổng thống từ Washington vừa mới tới. Máy bay của ông - máy bay Tổng thống Pháp - đậu lại trên mặt đất chỉ có vài phút, đúng ra là 9 phút. Rồi nó lại bay đi, chắc là trở về Paris. Thật thế, thưa đại tá, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi được yêu cầu hỏi ông về một lời giải thích.
Calderon tỏ vẻ ân hận:
- À, vâng, ông bạn ơi, chuyện thủ tục. Luôn luôn là, tôi phải nói thế nào đây, luôn luôn rất quan trọng cho những người như ông với tôi, là những người phục vụ xứ sở chúng ta.
Calderon đang dẫn tới câu trả lời ông ta đã được xui trước. Nhưng ông ta cũng đang thích thú về vai trò của mình trong chuyện bí mật đêm trước.
- Thủ tục, phi trình chính thức và chấp thuận trước, là chuyện rất khó khăn hiện nay cho một người lãng mạn trong một thế giới tôn thờ quy luật.
Vị tuỳ viên không lực Đức ngồi thẳng dậy:
- Lãng mạn? Tại sao lại có chuyện lãng mạn trong việc vi phạm không phận của Cộng hoà Liên bang Đức?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Calderon nghiêng người qua bàn giấy, và, với một ngón tay ra hiệu cho vị khách Đức xích lại gần hơn. Rồi ghé đầu nói thầm:
- Chuyến bay tối qua, liên hệ tới một người đàn bà.
- Một người đàn bà? – Vị khách Đức nói gần như kêu lên.
Calderon đặt một ngón tay lên môi, mắt nhìn về phía cửa ra vẻ báo động canh chừng:
- Chuyến bay tới Rhein-Main tối qua liên hệ tới một người đàn bà.
Bây giờ đến lượt vị khách Đức mỉm cười, nói:
- Người Pháp các anh, - giọng nói có vẻ khâm phục, và ngạc nhiên - Anh muốn nói…?
Calderon gật đầu lia lịa. Mưu mẹo có vẻ hiệu quả:
- Một người đàn bà, - ông ta nhún vai nhắc lại, và nói thêm - Không phải ban đêm - và những chuyến bay - là vì vậy sao?
Tuỳ viên không lực Đức sáng mắt lên. Ông ta không thể đợi lâu hơn để trở về toà đại sứ tại Paris. Ông bắt tay Calderon và lắc mạnh, trong khi tự nói với mình: “Một người đàn bà! Một người đàn bà!”
Tại cửa, ông ta quay lại hỏi Calderon một câu chót:
- Người đàn bà này - phải chăng là người Đức?
Mắt Calderon mở lớn ra vẻ ngây thơ:
- Tôi chỉ là một phi công, bạn ơi! Tôi chỉ lái máy bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
****
Lệnh ban ra trực tiếp từ Tổng thống Nixon. Đại tá Ralph D. Albertazzie, phi công riêng của Tổng thống được triệu tập tới Nhà Trắng để dự một cuộc họp bí mật vào mùa hè năm 1969, mấy tháng sau khi Nixon nhậm chức. Albertazzie được đưa tới phòng Roosevelt, đối diện với hành lang từ phòng Bầu Dục. Hiện diện tại đó đã có Đại tá James Hughes, phụ tá quân sự của Tổng thống, và Alexander Haig, phó cố vấn an ninh của Kissinger. Sau đó, chính Kissinger cũng tham dự.
Albertazzie sau đó tả lại mục đích của phiên họp: “Đã có nhiều cuộc họp công khai giữa các giới chức Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam tại Paris dưới thời chính quyền Johnson. Nhưng các phiên họp đều được phía bên kia dùng để tuyên truyền. Bây giờ Tổng thống Nixon muốn dùng Kissinger để thử một đường lối khác, xem Hoa Kỳ và Hà Nội có thể tìm được giải pháp thoả hiệp không”.
Không nói rõ chi tiết, Kissinger cho biết những điểm chính yếu cho những cuộc họp riêng tư đã được đặt ra. Điều ông ta không nói, là để đáp ứng một lá thư Nixon đã gửi cho Hồ Chí Minh không lâu trước khi ông này qua đời, Kissinger đã có phiên họp sơ khởi với Xuân Thuỷ tại Paris. Trên đường về từ một chuyến công du nhiều nước của Nixon vào tháng 7-1969, Kissinger đã ghé Paris, bề ngoài như là để tường trình với các giới chức Pháp về chuyến đi của Nixon. Nhưng mục tiêu khác của chuyến ghé Paris này là để tìm hiểu ý muốn của Bắc Việt về những cuộc thảo luận riêng tư. Xuân Thuỷ đã đáp ứng tích cực.
Kissinger hỏi: “Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể làm điều này mà cả thế giới không biết?”
Không phải chỉ có một vấn đề là báo chí thế giới. Thật ra, Tổng thống không muốn Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao, và cả CIA biết ông gửi Kissinger đi Paris cho những cuộc họp siêu bí mật với Bắc Việt. Chỉ có một đường lối có thể bảo đảm được loại bí mật đó - là giữ nội vụ trong phạm vi một nhóm nhỏ làm việc trực tiếp với Tổng thống tại Nhà Trắng.
Albertazzie hình dung ra một kế hoạch với vai trò hiển nhiên của Air Force One, là máy bay riêng của Tổng thống. Chỉ có chiếc máy bay này, mang số hiệu SAM 26000 (SAM - Special Air Mission), và chiếc thứ nhì để phòng hờ mang số hiệu SAM 970, hay còn gọi là Air Force Two, là những máy bay tầm xa, dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chủ nhân phòng Bầu dục. Ông có thể cử Kissinger đi bất cứ đâu bằng máy bay của Tổng thống. Nhưng làm sao có thể làm như vậy mà tránh được quan tâm của Bộ Quốc phòng, và những người hiếu kỳ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Trước khi tiếp tục, em rẽ ngang về máy bay tổng thống SAM 26000 và SAM 970
SAM là viết tắt của "Special Air Missions"
Chiếc máy bay 970 mà ông Kissinger gọi, đúng tên tuổi là VC-137B số đuôi là 86970






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
VC-137B số đuôi là 86970 là chiếc máy bay phản lực tầm xa đầu tiên dành cho Tổng thống Hoa Kỳ
VC-137B - SAM 86970 do Boeing sản xuất trên khung Boeing 707-153B, cất cánh lần đầu tiên hôm 4-4-1959 và đưa vào phục vụ Tổng thống Eisenhower từ hôm 4-5-1959
Năm 1962, Boeing đóng chiếc thứ hai cho Nhà Trắng, tên chính thức là VC-137C số đuôi là 26000, mà ông Kissinger gọi là SAM 26000
Từ khi có chiếc SAM 26000 thì nó trở thành "Air Force One" và SAM 970 trở thành "Air Force Two" - là máy bay dự phòng
"Air Force One" là thuật ngữ của Không lực Hoa Kỳ để chỉ chiếc máy bay mà Tổng thống đang ngồi bên trong, bất kể là chiếc nào
SAM 26000 phục vụ nhiều đời Tổng thống và đến 1996 thì nghỉ hưu
SAM 26000 được Tổng thống Kennedy sử dụng đầu tiên.
Hôm 22-11-1963 ông cùng vợ đến Dallas trên chiếc SAM 26000, rồi bị ám sát một giờ sau đó, rồi cũng vài giờ sau, chính chiếc SAM 26000 đưa xác ông trở về Washington, D.C.
Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ trên khoang chiếc máy bay này trên đường trở về Washington, D.C.

Ngày 26-6-1963 – VC-137C (707-353B) SAM 26000 chở Tổng thống Kennedy hạ cánh xuống sân bay Tây Berlin
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Hôm 22-11-1963, vợ chồng Tổng thống John F. Kennedy đến Dallas trên chiếc SAM 26000, rồi bị ám sát một giờ sau đó, rồi cũng vài giờ sau, chính chiếc SAM 26000 đưa xác ông trở về Washington, D.C.


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Quan tài với xác Kennedy được đưa lên máy bay SAM 26000 và được dỡ xuống ở Washington, D.C.



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ trên khoang chiếc máy bay SAM 26000 tại sân bay Love (Dallas) với sự có mặt của bà quả phụ Jacklin Kennedy

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,703 Mã lực
(Tiếp tục) chuyến đi của Kissinger

Kissinger giải thích rằng ông ta có thể che giấu sự vắng mặt tại Washington bất cứ khi nào cần một chuyến đi. Sẽ tuỳ thuộc vào Hughes và Albertazzie tìm lý do chính đáng cho sự vắng mặt của máy bay Tổng thống tại Washington, và sự lui tới của nó tại Âu châu.
“Thật khó mà giấu nổi một chiếc Boeing đặc biệt như vậy” - Haig nói khi cuộc họp chấm dứt.
Hughes tiễn Albertazzie ra cửa, nói thêm:
- Tất cả mọi chuyện anh cần làm là tìm một duyên cớ hoàn hảo cho chiếc máy bay nổi tiếng nhất thế giới. Và phải là lý do thật tốt.
Albertazzie tìm được giải pháp nhờ một bộ máy không hoàn hảo trên Air Force One. Đó là hệ thống nhiễu âm (voice scrambler). Ngay từ thời Tổng thống Johnson, một bộ máy nhiễu âm đã được đặt trên Air Force One, để mỗi khi Tổng thống nói qua làn sóng radio, thì chỉ có người nhận nghe rõ, còn những ai nghe lén thì không nghe được. Bộ máy giá tới 25 triệu đô-la và nặng 1700 pounds, nhưng hoạt động không được như ý. Lấy cớ hệ thống cần sửa chữa cho hoàn hảo, và cần những chuyến bay xa để thử, Albertazzie đã có lý do chính đáng chở Kissinger đi Âu châu, qua mặt cả Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao, và CIA.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top