[Funland] 23-1-1973 – ký tắt Hiệp định hoà bình Paris

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Cãi nhau về chiếc bàn đàm phán... mất gần nửa năm

Trở lại cuộc gặp đầu tiên giữa Hoa Kỳ-VNDCCH hôm 13-5-1968
Pháp - nước chủ nhà - bố trí chiếc bàn hình vuông như hình dưới đây, nghĩ rằng phù hợp vị thế cho 4 bên đàm phán
Không ngờ, mở đầu cuộc gặp mặt, cả Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam bất ngờ trước những yêu cầu của VNCH


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Kích cỡ và hình dáng bàn họp của hoà đàm Paris về Việt Nam được thiên hạ biết đến rất nhiều.
Ông Thiệu nhất định đòi Washington phải cho thực hiện “một hội nghị hai bên”, một lập trường hợp lý đối với một cuộc chiến tranh giữa hai lực lượng đối nghịch. Mục đích của ông là nhằm loại bỏ bà Bình với Mặt trận giải phóng của bà.
Trái lại, Hà Nội nhất quyết cho rằng rõ ràng là có bốn thành phần tham dự hội nghị và như thế họ sẽ đạt được điều họ mong muốn là công nhận Bà Bình về mặt chính trị.
Thế là những cuộc thảo luận sôi nổi về hình dáng cái bàn kéo dài hàng mấy tháng.
Hầu hết các nhà quan sát thời cuộc đều ngao ngán cho tính phi lý của vấn đề. Hoà đàm Paris để tìm ra một giải pháp ôn hoà cho một cuộc chiến tranh đẫm máu không thể bắt đầu được vì chính những người tham dự không thoả thuận được hình dáng của cái bàn mà họ sẽ ngồi vào.
Đại sứ Harriman và Vance không mấy quan tâm đến hình dáng của vật trang trí phiền phức đó và sẽ vui lòng chịu ngồi xếp bằng dưới đất, nếu như ai ai cũng thật sự quan tâm đến chuyện thương thuyết nghiêm chỉnh để tìm hoà bình.
Muốn cho ông Thiệu hài lòng, Tổng thống Johnson tán thành luận điểm của ông về hội nghị hai bên về hình thức (cái bàn). Còn về phần nội dung (thoả hiệp) thì đó là chuyện hoàn toàn khác biệt, vào lúc cuối cùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Chuyện bàn cãi về cái bàn làm cho những người có thiện chí và các quan sát viên trung lập đưa ra đủ thứ đề nghị.
Trong tinh thần hoà bình và hợp tác, một vài người đưa ra ý kiến là nên ngồi một phía của cái bàn để những người tham dự có thể túm tụm lại với nhau cho ấm trong những ngày giá lạnh của mùa đông Paris. Qua cách sắp xếp này, tất cả đều có thể nhìn vào một tấm gương trang trí to lớn - một quà tặng của Mẫu Quốc Pháp tại Đông Dương trước đây - treo trong phòng. Như thế, mọi người sẽ có bóng mình trong gương, coi như có phần ở một mặt của hoà bình, mà còn được đối thoại với nhau qua tấm gương.
Những người khác thì gợi ý nên cung cấp cho mỗi đại biểu một bộ bàn ghế cá nhân, giống như bàn học sinh nhưng có bánh xe, như thế người nào cũng có thể tự do chạy ngược xuôi khắp phòng họp để nói chuyện với nhau. Như vậy sẽ làm cho hoà đàm tiến triển thật sự.
Ý kiến hấp dẫn hơn hết xuất phát từ những người đề nghị rằng đơn giản nhất là nên tổ chức một chầu ăn uống đứng và la cà với nhau trên thảm cỏ xanh nhân tạo, trong phòng hội sang trọng kiểu Louis XV - với thịt nguội và rượu vang Beaujolais mới ra lò, một ý kiến của phe tiết kiệm; hay là theo ý kiến của khuynh hướng thanh lịch, thì với thức ăn khai vị, sâm panh và áo quần dạ tiệc sang trọng. Như thế sẽ gợi ý cho một mối thân hữu chân tình và một điều khích lệ để đi tới hoà bình, tạo điều kiện cho mọi người cùng có chung một tâm trạng đầy hương vị, cởi mở và phấn khởi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Sau khi bị bế tắc khá lâu, cuối cùng vấn đề tế nhị đó cũng được giải quyết với sự giúp đỡ của Pháp và Liên Xô.
Bốn bên ngồi vào một chiếc bàn tròn rộng lớn (để thích ứng với sự hiện diện của bốn phái đoàn qua một cung cách trung lập), đường kính tám thước (để bảo đảm cho không một ai có thể bị thương nếu người ta muốn ném vật gì đó vào nhau, như một trái dừa khô Việt Nam hoặc quả bóng chày Mỹ), với hai chiếc bàn hình chữ nhật nhỏ đặt ở hai đầu đường kính dành cho thư ký (đúng ra là một món quà rẻ tiền cho mối ám ảnh của Tổng thống Thiệu về một cuộc họp hai bên nhưng hoàn toàn vô ích đối với mọi người khác).
Chiếc bàn được phủ lên bằng một tấm nỉ mỏng màu xanh lá cây đậm giống như tấm bọc bàn bi-da. Không được để cờ hay bảng tên và mọi người tham dự đều uống một thứ nước khoáng trắng trong. Không có cung cấp cà-phê nên không một ai có thể tìm cách chống lại cơn ngủ ngày thật khoan khoái trong lễ đọc bài diễn văn đã soạn sẵn, một thủ tục dễ ghét và đương nhiên có thể cứ dài lê thê, tuần này qua tuần khác, tháng nọ sang tháng kia và năm này qua năm nọ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Chiếc bàn kích thước quái dị, đường kính lên tới tám mét






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực






 

INVICTUS

Xe tăng
Biển số
OF-375904
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
1,302
Động cơ
260,020 Mã lực
Em trẻ người non dạ, thắc mắc nếu 2 bên đã kí thì tại sao vẫn có sự kiện tháng 4 1975? Bên nào là bên không tôn trọng thoả thuận đã kí?
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,278 Mã lực
Em trẻ người non dạ, thắc mắc nếu 2 bên đã kí thì tại sao vẫn có sự kiện tháng 4 1975? Bên nào là bên không tôn trọng thoả thuận đã kí?
Em cũng đang muốn biết là bên nào đã vi phạm hiệp định
 

INVICTUS

Xe tăng
Biển số
OF-375904
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
1,302
Động cơ
260,020 Mã lực
Em cũng đang muốn biết là bên nào đã vi phạm hiệp định
Trước giờ học sử lỗi toàn thuộc về bên thua cuộc, kể cả sự kiện 68 mậu thân (2 bên có thoả hiệp ngừng súng cho dân ăn Tết).
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Liên quan đế vấn đề kỹ thuật, muốn cụ Ngao5 và các cụ làm rõ hơn khái niệm "ký tắt", ở các post trên đây cụ Ngao5 xài từ ký tắt, là từ Việt, nhưng không rõ từ này dịch tiếng Anh là gì?
Có phải là:
- ký nháy
- ký nhỏ dưới từng góc/chân trang giấy, từ tiếng Anh là "small sign". Như sau khi thương thảo HĐ hoàn tất, các bên hay ký "small sign" vào từng trang của bản thương thảo hoàn thiện cuối cùng của HĐ, và chờ ký chính thức của người được ủy quyền ký HĐ.
E mạn phép comment tý, e nghĩ "ký tắt" là "bản ghi nhớ" (Memorandum of Understanding -MOU) để làm tiền đề cho bản chính thức sau này. Ra được MOU là kể đã đặt được 1 chân vào vấn đề rồi.

MOU ở VN: https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/bien-ban-ghi-nho-co-gia-tri-phap-ly-khong-.aspx
 

chuyendivesang

Xe buýt
Biển số
OF-350193
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
859
Động cơ
275,671 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em trẻ người non dạ, thắc mắc nếu 2 bên đã kí thì tại sao vẫn có sự kiện tháng 4 1975? Bên nào là bên không tôn trọng thoả thuận đã kí?
Bản chất của nó là để Mỹ rút khỏi VN trong danh dự, BV cũng muốn thế để dễ bề đối phó với VNCH.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, ko nên hiểu hiệp định Paris là bản hiệp định lâu dài. Thế thì bất cứ lúc nào BV xé bỏ là bản hiệp định hết hiệu lực.
 

INVICTUS

Xe tăng
Biển số
OF-375904
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
1,302
Động cơ
260,020 Mã lực
Vậy là VNCH thực chất không có tiếng nói gì trong hiệp định này, và đây chỉ là thoả thuận chính trị giữa Mẽo & Bắc V.

Trước học lịch sử, e học làu làu ý nghĩa lịch sử của HD Paris, nhưng e cá là không 1 ông giáo viên nào dám diễn giải cái ý mà cụ đã đề cập.

Bản chất của nó là để Mỹ rút khỏi VN trong danh dự, BV cũng muốn thế để dễ bề đối phó với VNCH.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, ko nên hiểu hiệp định Paris là bản hiệp định lâu dài. Thế thì bất cứ lúc nào BV xé bỏ là bản hiệp định hết hiệu lực.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Paris được chọn lãnh đạo địa điểm đàm phán như thế nào?
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Johnson hôm 30-3-1968, VNDCCH thông báo đồng ý mở cuộc tiếp xúc với đại diện ngoại giao Mỹ, nhưng cũng cẩn trọng khi nhấn mạnh rằng, các cuộc tiếp xúc bước đầu này chủ yếu phụ thuộc vào việc Mỹ có chấm dứt vô điều kiện các cuộc oanh tạc và hành động xâm lược khác tại Việt nam hay không.
Năm ngày sau, đề nghị của Hoa Kỳ được VNDCCH đáp ứng một cách dè dặt, tối 4-4-1968, Đại sứ quán Mỹ tại Vientian, Lào, thông báo cho Đại sứ quán Việt nam là Washington đề nghị cuộc tiếp xúc hai bên sẽ diễn ra tại Geneve, Thuỵ Sĩ.
Tổng thống Johnson muốn chọn Geneva làm địa điểm thương thuyết vì Thuỵ Sĩ là một nước trung lập và thành phố Geneva có thể đón tiếp cùng lúc đông đảo giới ngoại giao cùng phóng viên quốc tế đến dự các phiên họp toàn thể.
Tuy nhiên, bài học về bản Hiệp định Geneva năm 1954 dẫn tới việc miền Bắc và miền Nam Việt nam bị chia cắt tại Vĩ tuyến 17 khiến VNDCCH không đồng ý với Tổng thống Johnson về địa điểm trên.
Geneva là màn mở đầu quan trọng của cuộc đàm phán Paris. Richard Nixon là Phó Tổng thống Mỹ và ông Phạm Văn Đồng là người đứng đầu phái đoàn VNDCCH trong thời kỳ hội nghị Geneva. Đến thời kỳ hội nghị Paris cả hai đã trở thành nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt nam, đều rút được bài học kinh nghiệm từ Geneva.
Tổng thống Nixon vẫn nghĩ rằng có thể dùng lá bài cũ để ép Bắc Việt nam phải nhân nhượng nhằm đạt được một giải pháp chính trị mà những điều khoản thoả thuận sẽ không cần phải tôn trọng. Còn VNDCCH muốn làm chủ số phận của họ trong các cuộc đàm phán, họ không thể tin ai và không nhân nhượng điều gì khi thương thuyết. Bài học Geneva khiến hội nghị Paris ngay cả việc chọn địa điểm cũng gặp không ít trắc trở.
VNDCCH muốn đàm phán diễn ra tại Phnom Penh với dụng ý có một địa điểm gần chiến trường miền Nam Việt nam, nhưng Mỹ không chấp nhận. Tổng thống Johnson đề nghị 4 thành phố ở châu Á gồm Vientian (Lào), Rangoon (Myanmar), Jakarta (Indonesia) và New Delhi (Ấn Độ), nhưng Bắc Việt nam không đồng ý và đề nghị chọn thành phố Warsawa (Ba Lan), lấy ngày 18-4-1968 làm phiên họp đầu tiên.
Từ 1955, Warsawa là nơi Mỹ và Trung Quốc có những cuộc gặp gỡ bí mật ở mới Đại sứ.
Tổng thống Johnson lúc đầu đồng ý, nhưng sau đó tỏ ra khó chịu vì tin tức bị tiết lộ ra ngoài và còn cho rằng Ba Lan cũng có viện trợ cho Việt Nam nên không thể coi Warsawa là địa điểm trung lập. Tổng thống Johnson dặn phái viên Harriman: “Tôi không muốn hội đàm ở Warsawa, Tiệp Khắc hay bất cứ nước Đông Âu nào”. Mỹ lại đề nghị 6 thành phố châu Á và 4 thành phố châu Âu gồm Colombo (Sri Lanka), Tokyo (Nhật Bản), Kabul (Afghanistan), Katmandu (Nepal), Rawalpindi (Pakistan), Kuala Lumpur (Malaysia), Rome (Italy), Brussels (Bỉ), Helsinski (Phần Lan) và Vienna (Áo).
Sau gần một tháng tranh cãi đến ngày 2-5, VNDCCH tiếp tục bác bỏ đề nghị của Mỹ về cuộc họp bí mật ở Vịnh Bắc Bộ trên một con tàu của Indonesia, nhưng ít giờ sau đã đồng ý họp ở Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Thực ra Mỹ cũng không muốn họp ở Paris vì e rằng Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, người chỉ trích sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam có thể sẽ kể công về việc nước ông đóng vai trò trung gian tìm kiếm hoà bình, nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khác.
Ngày 3-5-1968, Tổng thống Johnson thông báo hai bên đồng ý họp ở Paris, nhưng lại nảy sinh vấn đề gây tranh cãi là những ai sẽ tham dự?
VNDCCH chưa chấp nhận sự tham dự của chính quyền Sài gòn, trong khi Mỹ và chính quyền Sài gòn cũng chưa công nhận Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam (MTDTGP).
Cuộc thương thuyết đầu tiên giữa phái đoàn Mỹ và VNDCCH diễn ra tại khách sạn Majestic bắt đầu từ ngày 13-5-1968.



Suốt 5 tháng sau đó, các cuộc thương thuyết đạt được rất ít tiến bộ vì hai bên đều đặt ra những điều kiện tiên quyết. VNDCCH yêu cầu Mỹ ngừng ném bom toàn bộ và chấp nhận cho MTDTGP tham dự hội đàm. Mỹ đòi VNDCCH không được xâm nhập vùng phi quân sự, ngừng tấn công vào các thành phố và chấp nhận chính quyền Sài gòn tham dự hội đàm.
Đàm phán không có kết quả, Tổng thống Johnson đã nghĩ đến giải pháp tấn công quân sự quyết liệt hơn do Bộ Tham mưu Liên quân đề xuất ngày 29-5. Theo đó, Mỹ sẽ mở rộng phạm vi ném bom miền Bắc không giới hạn, rào mìn phong toả các hải cảng. Tài liệu vừa giải mật cho biết, kế hoạch trên tạm ngừng khi tại Paris xuất hiện một nhân vật mới là ông Lê Đức Thọ. Công chúng không biết ông Lê Đức Thọ là ai, nhưng tình báo Pháp, Mỹ có hồ sơ rất dài về ông. Không biết ông Lê Đức Thọ mang theo chỉ thị gì, nhưng đại sứ Harriman tin rằng việc ông đến Paris ít nhất báo hiệu sự uyển chuyển trong lập trường của VNDCCH.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Ai là người môi giới cuộc mật đàm giữa hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ?
Đó là ông Jean Sainteny, người Pháp
Jean Sainteny, sinh 1907, là sĩ quan tình báo Pháp, con rể của Albert Sarraut (sinh 1872)
Albert Sarraut hai lần là Toàn quyền Đông Dương: lần đầu từ cuối năm 1911 tới năm 1914; lần thứ hai từ năm 1917 tới năm 1919. Trong cương vị này ông có ngỏ lời sẽ xét đến một tương lai độc lập cho xứ Đông Dương thuộc Pháp. Tên của ông được đặt cho một trường Trung học ở Hà Nội - Trường Albert Sarraut.
Năm 1919, Pháp cho xây một trường đào tạo bậc Trung học có thể nói là lớn và đẹp nhất Đông Dương, là Grand Lycée, năm 1923 đổi tên là Albert Sarraut. Trường chuyên đào tạo nam sinh, cho con em người Pháp và của quan chức cao cấp người Việt. Những quan chức Pháp sang Đông Dương làm việc có thể yên tâm để con họ học ở đây mà không khác với học tại chính quốc, vì giáo viên toàn là người Pháp. Đây cũng là trường cấp bằng Trung học đầu tiên của Hà Nội (trường Bưởi thời đầu chỉ cấp bằng Cao đẳng Tiểu học).
Trở về Pháp, năm 1919, Albert Sarraut được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ thuộc dịa, chính trong thời gian này, ông đã mời Nguyễn Tất Thành lên gặp và cảnh cảo những việc làm của ông Thành. Sau đó, năm 1923, Nguyễn Tất Thành, tức Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô.
Albert Sarraut từng hai lần giữ chức vụ Thủ tướng nước Pháp
23 năm sau, tháng 7-1946, Nguyễn Tất Thành (lúc này đã trở thành Chủ tịch nước VNDCCH) sang Pháp. Chuyến đi đó, bắt đầu hôm 31-5-1946, trên chiếc máy bay C-47 Dakota qua nhiều nước và tới Phấp mất gần một tháng. Người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Jean Sainteny, Thống sứ Bắc Kỳ, con rể của Albert Sarraut. Khi Hồ Chí Minh đến Pháp, chính phủ Pháp đang bầu cử lại, vì thế phải đến nhà của vợ chồng Jean Sainteny tá túc. Một hôm Jean Sainteny mời nhạc phụ đến ăn tối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc gặp rất vui vẻ giữa một người săn hụt và bị săn hụt.
Jean Sainteny tuy bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Đông Dương, song ông cũng là người mềm dẻo và đã đưa tới Hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Ông là người không tán thành nước Pháp chiến tranh với Hồ Chí Minh
8 giờ tối hôm 19-12-1946, khi Hà Nội nổ súng bắt đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, xe của Jean Sainteny trúng mìn, bị 20 mảnh đạn găm vào người và được đưa vào Bệnh viện Đồn Thuỷ (nay là Viện 108)
Ông trở về Pháp, và đến khi ký Hiệp định Geneva 1954, ông được chính phủ Pháp cử sang Hà Nội làm Đại diện chính phủ Pháp bên cạnh Chính phủ VNDCCH, sau nâng thành Tổng Đại diện Pháp
Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, chính phủ Pháp cử ông sang Hà Nội dự lễ tang
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Cung điện Versailles, Paris, thời gian Bác làm thượng khách của Chính phủ Pháp năm 1946. Phía phải: Cao ủy Jean Sainteny và phu nhân cùng con trai Philippe. (Ảnh do gia đình cung cấp).


Cảnh chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6-3-1946 giữa Pháp và VNDCCH: Tướng Pháp Leclerc, Hồ Chí Minh, Thống sứ Bắc Kỳ Jean Sainteny



 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Năm 1919, Pháp cho xây một trường đào tạo bậc Trung học có thể nói là lớn và đẹp nhất Đông Dương, là Grand Lycée, năm 1923 đổi tên là Albert Sarraut.

Mặt trước của trường



Sân bóng đá của trường nay là Toà nhà Bộ Kế hoạch Đầu tư



Học sinh của trường




 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
13,170
Động cơ
1,030,204 Mã lực
Cháu xin một chân xem và tự bổ sung những kiến thức còn thiếu về sự kiện này. Tks cụ Ngao5
Em cũng đồng ý kiến với cụ này, bổ xung kiến thức lịch sử . Thanks cụ chủ thớt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Còn một trường nữa từng mang tên Albert Sarraut trong thời gian ngắn là Trường Trung học Trần Phú, Quận Hoàn Kiếm, trên đường Hai Bà Trưng
Năm 1965, Trường này đóng cửa, sau đổi tên thành Trung học Trần Phú
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Năm 1954, khi những người Pháp rút khỏi Hà Nội, trường Albert Sarraut chuyển về chỗ trường Trần Phú ngày nay và đến 1965 giải thể. Toàn bộ khu vực trường Albert Sarraut (xưa) chuyển thành khu làm việc của Trung ương Đ.ảng



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top