- Biển số
- OF-740031
- Ngày cấp bằng
- 20/8/20
- Số km
- 2,849
- Động cơ
- 1,263,499 Mã lực
- Tuổi
- 48
Mục đích trao đổi kiến thức và ý kiến cho vui thôi, chứ còn mục đích gì với cuộc chiến đã qua 60 năm ở tận trời Tây nữa hả cụ?Em hỏi khí không phải. Cụ bảo vệ quan điểm “trong những tuần đầu Hồng quân rút chạy hoảng loạn và không có kháng cự” để nhằm mục đích gì nhở?
Em cũng thấy có sự khác nhau rõ rệt về ví dụ trong còm dưới của cụ đưa ra. Quân Đức tiến trong giai đoạn đầu là “hành tiến” nghĩa là đánh cứ đánh và tiến cứ tiến, không có nghỉ, tiến quân vượt qua thì nơi kháng cự trở thành cái chảo vây Hồng Quân. Với học thuyết đó thì tốc độ tiến quân 50km/ngày như cụ newbieshn nói thì quả thật quá chậm.
Còn như Chiến thắng mùa xuân của ta, đó không phải là hành tiến cụ ạ. Rất nhiều khoảng thời gian dừng lại để củng cố, tăng cường hậu cần, binh lực. Con số cụ tính 30km/ngày kia chỉ là bình quân mà thôi.
Cụ nói về hành tiến cũng có phần đúng, tuy nhiên muốn hành tiến như vậy thì không phải cứ đi ào ào. Một là phải có quân số đủ đông để lại bao vây tiêu diệt các cứ điểm của đối phương trong khi tiền quân tiếp tục tiến lên, hai là phải đánh cho tàn phế, mất sức chiến đấu các cứ điểm đó ngay trong quá trình tiến quân, nếu không cứ đi ào ào thì khác gì phơi lưng ra cho đối phương đánh tập hậu?
Trên thực tế thì quân Đức tiến lên theo trường hợp thứ hai em nói ở trên, vì lịch sử không ghi nhận các trận đánh cầm cự phía sau đường tiến quân của Đức trên đất Belorussia, suốt trong khoảng cách 620km, trừ trận pháo đài Brest. Vì thế có thể kết luận là phương diện quân phía Tây của Liên Xô bị đánh cho tan tác suốt quãng đường này, mất sức chiến đấu hoàn toàn nên quân Đức mới có thể tiến nhanh đến như vậy. Mãi cho đến Vitebsk và Orsha mới bị chặn lại trong 1 trận đánh kéo dài khoảng 3 ngày và đến Smolensk mới gặp khó khăn thực sự.