[Funland] 22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Xe tăng T-34, là xe tăng chủ lực của Liên Xô trong WW2
Có hai phiên bản
1) T-34-76 với pháo 76 mm
2) T-34-85 với pháo 85 mm
Tank T-34 (1).jpg
Tank T-34 (2).jpg
Tank T-34 (3).jpg
Tank T-34 (4).jpg
Tank T-34 (5).jpg
Tank T-34 (6).jpg
Tank T-34 (7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
WW2 (1_12).jpg

1943 – xe tăng T-34 tiến qua Quảng trường Tevelev ngày giải phóng Kharkov
WW2 (1_13).jpg

9/5/1944 – xe tăng T-34 trên Quảng trường Lenin, ngày giải phóng Sevastopol. Ảnh: Evgeny Khaldey
WW2 (1_15).jpg

1944 – xe tăng T-34 trên dường phố Lvov, ngày giải phóng

WW2 (1_19).jpg

1941 – Bộ binh và xe tăng Liên Xô trên đường ra mặt trận
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Em đăng ký Xin cụ Ngao5 ít tin ảnh về pháo đài Brest :)
Em luôn luôn sẵn sàng cung cấp cho cụ
Em qua cửa khẩu Brest bằng xe lửa khoảng 60 lần, nhưng chưa vào thăm thành phố
Brest trước 1/9/1939 thuộc lãnh thổ Ba Lan. Biên giới Ba Lan- Liên Xô lúc đó lùi sâu từ Brest vào lãnh thổ Belorus ngày nay khoảng 150 km (em nhớ mang máng thế) , gần Smolensk, nơi xảy ra thảm sát Katyn và máy bay Tu-154M chở Tổng thống Ba Lan gặp nạn.
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, theo Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Xô Đức ký hôm 23/8/1939, Liên Xô cũng chiếm luôn lãnh thổ Ba Lan và Brest trở thành cửa khẩu mới của Liên Xô. Sau WW2, Brest thuộc lãnh thổ Belorus cho đến ngày nay
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (17).JPG

9-1939, Thiếu tướng Đức Heinz Guderian và Thiếu tướng Liên Xô Semyon Krìvoshein tại cuộc duyệt binh chung ở Brest sau khi Đức xâm lược Ba Lan
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (18).jpg
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (19).jpg
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (20).jpg
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,321
Động cơ
480,962 Mã lực
Biết là khó gặm nổi Moscow, Đức chuyển lực lượng sang đánh Ukraina: Kharkov, Lvov, Kiev... và họ đã làm được việc này, vựa bánh mì của Liên Xô rơi vào tay Đức
Sau đó quân Đức tiến đến Voronezh, Stalingrad để khai thông đường đến Biển Đen, chiếm các mỏ dầu của Baku, thứ mà Hitler rất cần cho cuộc chiến
Cụ có cái sơ đồ post lên cho dễ hình dung hơn thì tốt quá :)
 

newbieshn

Xe tăng
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,480
Động cơ
211,788 Mã lực
Thực ra tôi được đào tạo lý luận tốt nên không tin đài địch, bác ạ.

Không rõ thực tế, nhưng tôi không tin rằng thì là Hồng quân Liên Xô, thời điểm đó, thiếu súng đến như thế, như miêu tả của anh sniper Vasili Zaisep.
Còn vụ quay đầu bỏ chạy là bị bắn, thì được một số bên confirmed rồi.
Hồng quân bỏ chạy là có nhưng theo em chỉ là bỏ chạy trước tăng Đức đang tiến tới thôi ạ. Trong phim em cũng thấy thế ạ. Và trong tình trạng đó: trên bãi chiến trường rộng và trống không nơi trú ẩn, trên đầu cũng không có phòng không; trong tay không pháo chống tăng, trước một dàn tăng đang tiến tới thì em nghĩ lính nào cũng chạy hoặc đầu hàng thôi ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Đó là một phân đoạn mang đầy ngôn ngữ điện ảnh, cụ xem lại, hình ảnh các viên sỹ quan gào lùa lính xông lên được dựng lại như những con quỉ khát máu, nó đối lập hoàn toàn với bức tranh ông thượng uý chính trị viên giương khẩu súng ngắn dẫn đầu đại đội xông lên vì đất mẹ. Thế là đủ.
Liên Xô 1942 (1_1) Chính uỷ.jpg

Bức ảnh này mang tên "CHÍNH ỦY". Nó hoàn toàn không phải là một sự sắp đặt hay một cảnh cắt ra từ một cuốn phim . Người trong ảnh đã hy sinh ngay sau khi bức ảnh này được ghi lại giây lát.
Ngày 12 tháng 7 năm 1942, ở khu vực gần làng Khorosee , nhiếp ảnh gia Marx Alpert đã kịp chớp được hình ảnh một người chỉ huy đã cuốn theo cả đơn vị lao vào trận chiến đấu sinh tử với kẻ thù . Ngay lúc đó , một mảnh đạn đã phá vỡ chiếc máy ảnh của anh ấy , nghĩ rằng cuộn phim đã bị hỏng, nên tác giả cũng không ghi lại tên nhân vật trong ảnh . Sau này, khi hiện phim, Marx Alpert mới biết là bức ảnh đã thành công bất ngờ.
Nhân thân người trong ảnh được xác định sau đó ít lâu. Tên anh là Alexey Gordeevich Eremenko .
Một người lính, nhân chứng của sự kiện này kể lại :
"Bọn phát xít tấn công chúng tôi hết đợt này đến đợt khác, rất nhiều đồng đội đã chết, bị thương, Trung đoàn chúng tôi đã tả tơi sau đợt tấn công thứ 10 hay 11 gì đó của kẻ thù. Bọn Đức đang thẳng tiến về hướng Voroshilovgrad (Luganxco ngày nay), chúng chỉ còn cách thành phố chưa đầy 30 km. Đến chiều thì Đại đội trưởng bị thương. Sau trận bom oanh tạc dữ dội, dưới sự yểm trợ của xe tăng và pháo binh, bọn Đức mở cuộc tấn công tiếp theo về phía chúng tôi.
Vươn thẳng cả thân mình trên trận địa cùng tiếng gọi : "Tất cả theo tôi ! Vì Tổ quốc! Xung ph . o. .o. .ng ! " Eremenko kéo theo cả đại đội lao vào đội hình địch . Chính trị viên hy sinh, nhưng đợt tấn công của kẻ thù bị bẻ gẫy".
Mặc dù Eremenko chỉ là chính trị viên đại đội, nhưng anh đã được thế giới nhớ đến như một chính ủy vô danh .
Nhặt lại chiếc máy ảnh vỡ trong chiến hào, người phóng viên không theo dõi sát được mọi diễn biến của sự việc , nhưng anh nghe được những gì truyền đi trong đội hình : " Chính trị viên hy sinh rồi! ", tên và chức vụ của người sĩ quan đó, người phóng viên không biết, nhưng những gì anh nghe thấy đã trở thành nguồn gốc cho tên gọi bức ảnh này .
Liên Xô 1942 (1_2).jpg
Liên Xô 1942 (1_3).jpg
Liên Xô 1942 (1_4).jpg
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,321
Động cơ
480,962 Mã lực
Hồi ký của cụ Zhukov có nói chuyện này. Chính vì thế khi Đức tấn công lúc 3 h sáng, thì 30 phút sau, sau khi tập hợp tin tức, cụ Zhukov mới gọi để thông báo cho Stalin là quân Đức tấn công. Stalin nhận tin từ Zhukov, không có phản ứng tiếp theo.
Theo ý kiến riêng của em, thì cụ Stalin có một niềm tin rằng "Đức sẽ không tấn công Liên Xô, mà chỉ có xung đột nhỏ" vì cả hai đã ký hiệp ước không xâm phạm nhau hôm 23/8/1939, sau đó Đức và Liên Xô cùng chiếm lãnh thổ Ba Lan, trong đó có vùng Lvov và tây Ukraina ngày nay (lúc đó thuộc Ba Lan)
Em cũng thấy ý kiến của em cũng mâu thuẫn, vì với vị trí Tổng tư lệnh tối cao, Stalin thừa có thông tin chính xác, đâu dễ có "niềm tin" vô căn cứ
Stalin không đọc trên radio thông báo "Đức tấn công Liên Xô" mà để cho Molotov đọc. Cụ Stalin "im lặng" suốt một tuần liền không rõ lý do
Em không dám đưa ý kiến nữa vì sợ hỏng thớt
Khả năng Stalin học Cutudop là ko đối đầu trực diện, vừa đánh vừa rút bảo toàn lực lượng đợi mùa đông :)
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,187
Động cơ
220,821 Mã lực
Em luôn luôn sẵn sàng cung cấp cho cụ
Em qua cửa khẩu Brest bằng xe lửa khoảng 60 lần, nhưng chưa vào thăm thành phố
Brest trước 1/9/1939 thuộc lãnh thổ Ba Lan. Biên giới Ba Lan- Liên Xô lúc đó lùi sâu từ Brest vào lãnh thổ Belorus ngày nay khoảng 150 km (em nhớ mang máng thế) , gần Smolensk, nơi xảy ra thảm sát Katyn và máy bay Tu-154M chở Tổng thống Ba Lan gặp nạn.
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, theo Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Xô Đức ký hôm 23/8/1939, Liên Xô cũng chiếm luôn lãnh thổ Ba Lan và Brest trở thành cửa khẩu mới của Liên Xô. Sau WW2, Brest thuộc lãnh thổ Belorus cho đến ngày nay
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (17).JPG

9-1939, Thiếu tướng Đức Heinz Guderian và Thiếu tướng Liên Xô Semyon Krìvoshein tại cuộc duyệt binh chung ở Brest sau khi Đức xâm lược Ba Lan
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (18).jpg
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (19).jpg
Hiệp ước Xô-Đức 1939_9_28 (20).jpg
Đa tạ cụ

Quân phục của ông Đức trông oai thật, ông Nga thì như ông đánh dậm ;))
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
920
Động cơ
320,154 Mã lực
Liên Xô 1942 (1_1) Chính uỷ.jpg

Bức ảnh này mang tên "CHÍNH ỦY". Nó hoàn toàn không phải là một sự sắp đặt hay một cảnh cắt ra từ một cuốn phim . Người trong ảnh đã hy sinh ngay sau khi bức ảnh này được ghi lại giây lát.
Ngày 12 tháng 7 năm 1942, ở khu vực gần làng Khorosee , nhiếp ảnh gia Marx Alpert đã kịp chớp được hình ảnh một người chỉ huy đã cuốn theo cả đơn vị lao vào trận chiến đấu sinh tử với kẻ thù . Ngay lúc đó , một mảnh đạn đã phá vỡ chiếc máy ảnh của anh ấy , nghĩ rằng cuộn phim đã bị hỏng, nên tác giả cũng không ghi lại tên nhân vật trong ảnh . Sau này, khi hiện phim, Marx Alpert mới biết là bức ảnh đã thành công bất ngờ.
Nhân thân người trong ảnh được xác định sau đó ít lâu. Tên anh là Alexey Gordeevich Eremenko .
Một người lính, nhân chứng của sự kiện này kể lại :
"Bọn phát xít tấn công chúng tôi hết đợt này đến đợt khác, rất nhiều đồng đội đã chết, bị thương, Trung đoàn chúng tôi đã tả tơi sau đợt tấn công thứ 10 hay 11 gì đó của kẻ thù. Bọn Đức đang thẳng tiến về hướng Voroshilovgrad (Luganxco ngày nay), chúng chỉ còn cách thành phố chưa đầy 30 km. Đến chiều thì Đại đội trưởng bị thương. Sau trận bom oanh tạc dữ dội, dưới sự yểm trợ của xe tăng và pháo binh, bọn Đức mở cuộc tấn công tiếp theo về phía chúng tôi.
Vươn thẳng cả thân mình trên trận địa cùng tiếng gọi : "Tất cả theo tôi ! Vì Tổ quốc! Xung ph . o. .o. .ng ! " Eremenko kéo theo cả đại đội lao vào đội hình địch . Chính trị viên hy sinh, nhưng đợt tấn công của kẻ thù bị bẻ gẫy".
Mặc dù Eremenko chỉ là chính trị viên đại đội, nhưng anh đã được thế giới nhớ đến như một chính ủy vô danh .
Nhặt lại chiếc máy ảnh vỡ trong chiến hào, người phóng viên không theo dõi sát được mọi diễn biến của sự việc , nhưng anh nghe được những gì truyền đi trong đội hình : " Chính trị viên hy sinh rồi! ", tên và chức vụ của người sĩ quan đó, người phóng viên không biết, nhưng những gì anh nghe thấy đã trở thành nguồn gốc cho tên gọi bức ảnh này .
Liên Xô 1942 (1_2).jpg
Liên Xô 1942 (1_3).jpg
Liên Xô 1942 (1_4).jpg
Em cám ơn cụ! Em đọc đâu đó câu chuyện này nhưng không nhớ chi tiết. Vì tổ quốc, ai cũng thành anh hùng!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Liên Xô 1941_6 (17).jpg

6-1941 – dân chúng Moscow chuẩn bị nơi trú ẩn phòng thủ ở Moscow. Ảnh: Alexander Ustinov
Liên Xô 1941_6 (18).jpg

6-1941 – pháo binh Đức do ngựa kéo trong Chiến dịch Barbarossa của Đức xâm lược Liên Xô. Ảnh: Heinrich Hoffmann
Liên Xô 1941_6 (19).jpg

6-1941 – cuộc chiến đường phố trong một ngôi làng ở Liên Xô. Ảnh: Heinrich Hoffmann
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Liên Xô 1941_6 (20).jpg

6-1941 – lính xung kích SS (Đức) hành quân hành qua một ngôi làng ở Liên Xô. Ảnh: Heinrich Hoffmann
Liên Xô 1941_6 (21).jpg

6-1941 – Những người linh Liên X6 và chỉ huy ra mặt trận
Liên Xô 1941_6 (22).jpg

10-1941 – tàu hoả chở Hồng quân từ Sibir vè bảo vệ Moscow. Ảnh: Mark Markov - Grinberg
 

newbieshn

Xe tăng
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,480
Động cơ
211,788 Mã lực
Một bất lợi lớn về chiến lược cho quân đôi Liên xô là sau khi Nguyên soái Tukhachevski bị xử tử (1937) thì những yếu tố hiện đại (kể cả nhân lực, vũ khí và phương cách tác chiến) mà ông dày công xây dựng đã bị bãi bỏ toàn bộ. Dưới sự tiếp quản của Voroshilov và Timoshenko, quân đội Liên xô bị đẩy ngược về trình độ thời nội chiến 1920, mà tiêu biểu là diễn biến tệ hại của cuộc Chiến tranh Phần lan 1939.

Stalin có xác định là Hiệp ước ký với Đức là để kéo dài thời gian, nhưng tuyệt đối không nghĩ là Đức sẽ tấn công vào cuối tháng 6/1941.

Tức là vào tháng 6/1941 quân đội Liên xô không hề được chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tranh, cộng với phương tiện và con người lạc hậu nên khi phải đối đầu với quân đội thiện chiến và hiện đại nhất thế giới, thêm vào thế hoàn toàn bị động, Hồng quân đã thua tan tác.

Theo như tin tức công bố sau đó thì vào đầu tháng 6/1941 Kreml đã nhận được một số tin tình báo về việc Đức sắp tấn công. Cụ thể nhất là từ 30/5 đến 20/6/1941, điệp viên Richard Sorge đã mấy lần báo cho L xô là Đức sẽ tấn công vào cuối tháng 6. Nhưng Kreml không tin và không hề thi hành biện pháp đề phòng.
"...
Nhưng Kreml không tin và không hề thi hành biện pháp đề phòng. ..."

theo em đọc nhiều phân tích của các tướng Liên Xô và các chuyên gia, thì không phải là Liên Xô KHÔNG HỀ thi hành các biện pháp đề phòng, như cụ nhận định ạ. Mà là KHÔNG MUỐN thi hành / triển khai các biện pháp đề phòng một cách công khai, lộ liễu. Do Stalin không muốn tạo cớ hay lý do cho Đức Quốc xã xé bỏ hiệp ước ạ. Vì thời điểm đó Liên Xô vẫn chưa kịp sẵn sàng cho chiến tranh với Đức, do Liẻn Xô vẫn chưa hoàn thành xong quá trình trang bị cho quân đội.

chứ cụ nghĩ đi, có ai biết trước là kiểu gì cũng sẽ phải tẩn nhau với anh hàng xóm 1 trận sống mái, thì dù hôm nay có giả lả tay bắt mặt mừng với nhau, cụ có vì thế mà không đề phòng gì không?

Chính vì lý do đó mà Stalin rất thận trọng với các tin tình báo. Vì biết đâu đó có thể là cái bẫy tin, của các bẻn thứ 3 chẳng hạn vv
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
6-1941 – lính Đức đốt phá làng mạc Liên Xô
Liên Xô 1941_6 (23).jpg
Liên Xô 1941_6 (24).jpg
Liên Xô 1941_6 (25).jpg
Liên Xô 1941_6 (26).jpg
Liên Xô 1941_6 (27).jpg
Liên Xô 1941_6 (27_1).jpg
Liên Xô 1941_6 (28).jpg

6-1941 – Quân đội Đức đánh chiếm thành phố Grodno (Belarus)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Liên Xô 1941_6 (30).jpg

6-1941 – Một người lính Hồng quân tử trận bên cạnh khẩu pháo M-10 152 mm trên con đường gần biển Azov.
Liên Xô 1941_6 (31).jpg

1941 – tàu quét min T-407 Mlna tại cảng Batumi (Liên Xô)
Liên Xô 1941_6 (32).jpg

Xác nữ quân nhân Liên Xô bên đoàn xe tải ZiS-5 bị phá huỷ
Liên Xô 1941_6 (33).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Liên Xô 1941_6 (34).jpg
Liên Xô 1941_6 (35).jpg
Liên Xô 1941_6 (36).jpg
Liên Xô 1941_6 (37).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,798 Mã lực
Liên Xô 1941_6 (39).jpg
Liên Xô 1941_6 (40).jpg
Liên Xô 1941_6 (41).jpg
Liên Xô 1941_6 (42).jpg
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
466
Động cơ
10,688 Mã lực
Không hiểu vì lý do gì mà Stalin ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng Zhukov "không nổ súng" khi bị tấn công, và đợi lệnh tiếp
Quân Đức có lực lượng không quân hùng hậu, vượt trội Liên Xô, đã không kích hàng loạt sân bay tiền tiêu của Liên Xô và trong vài ngày đầu đã loại 75% lực lượng không quân Liên Xô ra khỏi vòng chiến đấu
Bộ binh Đức bằng cơ giới đã tiến từ phía tây qua Brest, qua Smolensk (Belorus) áp sát Moscow.
Đáng buồn là hơn nửa triệu binh sĩ Hồng quân bị bắt làm tù binh ngay trong những ngày đầu chiến tranh
Quân đội Liên Xô đã bỏ chạy, đó là một sự kiện đau lòng, khiến tháng 8/1941, Chính phủ Liên Xô ra lệnh xử bắn ngay những ai bỏ chạy hoặc đào ngũ. "Moscow sau lưng chúng ta" là slogan lúc đó
Việc làm này đã chặn đứng được việc đào ngũ và giúp Stalin giữ được Moscow
Các cụ xem phim "Bài ca người lính" có nhắc tới chuyện này. Cuốn phim tài liệu nhiều tập "Unknown War" chiếu trên TV Việt Nam năm 1979 , với sự tham gia của Roman Karmen (Xô Viết) đã nói rõ sự kiện này, và phương Tây thừa nhận biện pháp tuy "tàn nhẫn" nhưng là biện pháp đúng đắn vì không còn cách nào khác nữa
Tháng 8/1941 Stalin ban hành Mệnh lệnh số 270 chủ yếu áp dụng cho sĩ quan chỉ huy và cán bộ chính trị, với chiến sĩ áp dụng có chọn lọc chứ không phải xử tử bừa bãi:

Tôi ra lệnh:
Các chỉ huy và cán bộ chính trị,
trong trận chiến, xé phù hiệu và đào ngũ về phía sau hoặc đầu hàng kẻ thù, bị coi là những kẻ đào ngũ ác ý, gia đình của họ có thể bị bắt giữ như gia đình của những kẻ đào ngũ vi phạm lời thề và phản bội quê hương.
Bắt buộc tất cả các chỉ huy và chính ủy cấp trên phải bắn ngay tại chỗ những kẻ đào ngũ như vậy trong ban chỉ huy.
...
Bắt buộc mọi quân nhân, bất kể chức vụ chính thức của mình, phải yêu cầu người chỉ huy cấp trên, nếu một phần đơn vị bị bao vây, phải chiến đấu đến cơ hội cuối cùng để đột phá về phía quân ta, và nếu người chỉ huy đó hoặc một phần đơn vị, thay vì tổ chức cự tuyệt kẻ thù, lại muốn đầu hàng để bị bắt làm tù binh - tiêu diệt chúng bằng mọi cách, cả trên bộ và trên không, đồng thời tước đoạt gia đình của những người lính Hồng quân đã đầu hàng các phúc lợi và hỗ trợ của nhà nước.

Yêu cầu các chỉ huy trưởng và chính ủy các sư đoàn phải cách chức ngay những chỉ huy các tiểu đoàn, trung đoàn đang ẩn náu trong các kẽ hở trên chiến trường và sợ chỉ đạo diễn biến trận chiến trên chiến trường, tước bỏ mọi chức vụ, hạ quân hàm làm binh nhì , và nếu cần, hãy bắn họ ngay tại chỗ, thăng chức thay chúng bằng những con người dũng cảm, dũng cảm từ ban chỉ huy cấp dưới hoặc từ hàng ngũ chiến sĩ Hồng quân xuất sắc.


ПРИКАЗ СТАВКИ ВЕРХОВНОГО ГЛАВНОКОМАНДОВАНИЯ № 270

Đến tháng 7/1942, Stalin mới ra tiếp Mệnh lệnh số 227, áp dụng cho toàn bộ lực lượng vũ trang, cụ thể hóa việc thành lập các đơn vị chặn hậu.

Cấp Phương diện quân:
Thành lập trong mỗi PDQ từ một đến ba tiểu đoàn hình sự (tùy theo tình hình) (800 người), nơi các chỉ huy trưởng, chỉ huy cấp cao và chính ủy của tất cả quân chủng đã phạm tội vi phạm kỷ luật do hèn nhát hoặc hoang mang sẽ được cử đi, đưa họ đến những khu vực khó khăn hơn của mặt trận để họ có cơ hội chuộc lại tội ác chống Tổ quốc bằng máu.

Cấp quân đoàn:
Trong giới hạn mỗi quân đoàn thành lập từ 3 đến 5 đội phòng thủ được trang bị đầy đủ (mỗi đội tối đa 200 người), bố trí ngay sau các sư đoàn không ổn định và yêu cầu họ trong trường hợp các thành phần của sư đoàn hoảng loạn rút lui rải rác để bắn ngay tại chỗ những kẻ gây hoang mang, hèn nhát để giúp những người lính lương thiện của sư đoàn thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc;

Trong giới hạn mỗi quân đoàn có tới mười đại đội hình sự (tùy tình hình) (mỗi đại đội từ 150 đến 200 người) bao gồm binh lính và chỉ huy cấp thấp phạm tội vi phạm kỷ luật do hèn nhát, hoang mang. Đơn vị này sẽ được điều động và đưa vào các khu vực khó khăn của quân đội để tạo cơ hội cho họ chuộc lại tội ác chống Tổ quốc bằng máu.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,147
Động cơ
400,637 Mã lực
Sao họ không gọi là chiến trang bảo quốc mà lại gọi là chiến tranh vệ quốc nhỉ. Hay thật, Đằng nào cũng bảo vệ mà.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top