Bức ảnh này mang tên
"CHÍNH ỦY". Nó hoàn toàn không phải là một sự sắp đặt hay một cảnh cắt ra từ một cuốn phim . Người trong ảnh đã hy sinh ngay sau khi bức ảnh này được ghi lại giây lát.
Ngày 12 tháng 7 năm 1942, ở khu vực gần làng Khorosee , nhiếp ảnh gia Marx Alpert đã kịp chớp được hình ảnh một người chỉ huy đã cuốn theo cả đơn vị lao vào trận chiến đấu sinh tử với kẻ thù . Ngay lúc đó , một mảnh đạn đã phá vỡ chiếc máy ảnh của anh ấy , nghĩ rằng cuộn phim đã bị hỏng, nên tác giả cũng không ghi lại tên nhân vật trong ảnh . Sau này, khi hiện phim, Marx Alpert mới biết là bức ảnh đã thành công bất ngờ.
Nhân thân người trong ảnh được xác định sau đó ít lâu. Tên anh là Alexey Gordeevich Eremenko .
Một người lính, nhân chứng của sự kiện này kể lại :
"Bọn phát xít tấn công chúng tôi hết đợt này đến đợt khác, rất nhiều đồng đội đã chết, bị thương, Trung đoàn chúng tôi đã tả tơi sau đợt tấn công thứ 10 hay 11 gì đó của kẻ thù. Bọn Đức đang thẳng tiến về hướng Voroshilovgrad (Luganxco ngày nay), chúng chỉ còn cách thành phố chưa đầy 30 km. Đến chiều thì Đại đội trưởng bị thương. Sau trận bom oanh tạc dữ dội, dưới sự yểm trợ của xe tăng và pháo binh, bọn Đức mở cuộc tấn công tiếp theo về phía chúng tôi.
Vươn thẳng cả thân mình trên trận địa cùng tiếng gọi :
"Tất cả theo tôi ! Vì Tổ quốc! Xung ph . o. .o. .ng ! " Eremenko kéo theo cả đại đội lao vào đội hình địch . Chính trị viên hy sinh, nhưng đợt tấn công của kẻ thù bị bẻ gẫy".
Mặc dù Eremenko chỉ là chính trị viên đại đội, nhưng anh đã được thế giới nhớ đến như một chính ủy vô danh .
Nhặt lại chiếc máy ảnh vỡ trong chiến hào, người phóng viên không theo dõi sát được mọi diễn biến của sự việc , nhưng anh nghe được những gì truyền đi trong đội hình : " Chính trị viên hy sinh rồi! ", tên và chức vụ của người sĩ quan đó, người phóng viên không biết, nhưng những gì anh nghe thấy đã trở thành nguồn gốc cho tên gọi bức ảnh này .