[Funland] 22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Liên Xô 1941_7 (143).jpg

7-1941 – làng mạc ở Smolensk (Nga) bị Đức đốt phá. Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7 (144).jpg

7-1941 – binh sĩ Đức ở Ukraina. Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7 (145).jpg
Liên Xô 1941_7 (146).jpg
Liên Xô 1941_7 (147).jpg

Liên Xô 1941_7_10 (1).jpg


10-7-1941 – bộ binh Đức trên chiến trường Liên Xô
Liên Xô 1941_7 (149).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Liên Xô 1941_7 (150).jpg
Liên Xô 1941_7 (151).jpg

7-1941 - Lính Đức phá hủy tượng Lenin ờ thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7 (152).jpg

7-1941 - cha tuyên uý Alois Beck làm lễ cầu nguyện cho binh sĩ Sư đoàn bộ binh 297 Đức, trước khi họ tiến váo lãnh thổ Liên Xô. Ảnh: Alois Beck
Liên Xô 1941_7 (153)+++.jpg

7-1941 – một nhóm lính Đức theo sau xe ngựa trong chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô. Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7 (154).jpg

1941 – Quân đội Đức đánh chiếm một lô cốt của Liên Xô. Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7 (155).jpg

1941 – Hai hạ sĩ quan Đức bên máy bay trinh sát Liên Xô R-10 bị bắt giữ. Ảnh: Arthur Grimm
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,707
Động cơ
115,537 Mã lực
Sau WW2, thì Nhật, Đức vươn lên là nên kte lớn 2,3 thế giới, nên ko rõ ai là người chiến thắng sau cuộc chiến cc nhỉ :)
Cái giá họ phải trả cũng ác đấy bác.
Bỏ qua những cái kiểu Thất trận rồi ...., đầu tiên là còng lưng trả nợ.
Tôi nghe vài người già bên Đức, kể lại những chuyện bố mẹ họ kể, họ cũng thắt lưng buộc bụng, hy sinh đủ thứ trên đời.
Thiếu điều hiến vàng và tiền cho nhà nước như dân Korea và Japan thôi.

Rồi thiếu nhân công, và phải kêu gọi dân Turkey, dân Jugoslavia, ..., sang cầy cuốc và trả công bằng cái Thẻ xanh.
Rồi đến khi thống nhất Đông Tây, lại phải nhè ra 1 mớ xiền cho người anh em bên Đông. Hậu quả đến bây giờ, sau 30 năm, vẫn chưa hết.

Tất nhiên, sự hỗ trợ và kèm cặp của anh cả US và anh hai UK, không thể phủ nhận.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,391
Động cơ
109,052 Mã lực
Tuổi
40
1719287259047.png

Lính xe tăng ngày xưa giỏi lượng giác lắm nhỉ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Liên Xô 1941_7 (156).jpg

1941 – chiến sĩ thông tin Hồng quân trong Thế chiến 2. Ảnh: Strunnikov
Liên Xô 1941_7 (157).jpg

7-1941 – Chiếc xe tăng hoàn thiện ra khỏi cổng nhà máy sản xuất xe tăng. Ảnh: Sergey Strunnikov
Liên Xô 1941_7 (158).jpg

7-1941 – Chiếc xe tăng hoàn thiện ra khỏi cổng nhà máy sản xuất xe tăng. Ảnh: Sergey Strunnikov
Liên Xô 1941_7 (159).jpg

7-1941 – Xe tăng Pz.Kpfw III của Đức di chuyển trên con đường đất ở Ukraina trong Chiến dịch Barbarossa. Ảnh: Arthur Grimm
Liên Xô 1941_7_1 (1).jpg

1-7-1941 – pháo phòng không Liên Xô. Ảnh: Victor Temin
Liên Xô 1941_7_1 (2).jpg

1-7-1941 – Máy bay của Liên Xô và Đức bị phá hủy ở Liên Xô trong ngày đầu chiến tranh. Ảnh: Roger Viollet
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,184
Động cơ
375,739 Mã lực
Hung hồn thế tưởng nuốt được Liên Xô đến nơi thế mà 4 năm sau Hittler phải tự sát trong boong ke ở Berlin.

Phải chăng phát xít Đức với người dẫn đầu là Hittler đã quá vĩ cuồng khi nghĩ rằng thôn tính Liên Xô là việc dễ dàng.
Làm điều nghịch lý thì kết cục vậy thôi dù có mạnh đến đâu
Cũng như lịch sử VN từ thời phong kiến đến hiện đại, quân xâm lược rất mạnh, nhưng cuối cùng cũng thất bại.
Có lẽ thất bại là do chính đội quân cấp dưới, họ thấy họ đổ máu nơi chiến trường là vô lý, nên tự họ kg muốn chiến đầu.Ở chiều ngược lại, địch đến chiếm nhà mình, thì bằng mọi giá phải đuuổi chúng ra khỏi nhà.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
713
Động cơ
449,175 Mã lực
Em nhớ là cụ Giu cốp viết hồi ký rất tránh phê phán tiêu cực các đồng chí. Hình như chỉ có một câu nói về sự không hài lòng của chính cụ Páp lốp.
Cụ Páp lốp ủng hộ quan điểm của nguyên soái Cu lích rằng, xe tăng chỉ nên là một khí tài yểm trợ bộ binh, phiên chế trung đội đến đại đội tăng là nhiều. Quan điểm này là của thế chiến 1.
.....
Một chút thêm thắt cho thớt cụ Ngao: Các tướng lĩnh bị bắt và xử phạt trong giai đoạn đầu Chiến tranh vệ quốc.
.....
Tất cả các tướng lĩnh này, kể cả Pavlov, đã được giải oan và phục hồi năm 1956. Riêng Pavlov còn được truy tặng danh hiệu Anh hùng liên xô năm 1965. Năm 1990 chính quyền Gorbachev còn đi xa hơn nữa khi dẫn giải rằng "Pavlov không phải là tội đồ trong sự thất bại của mặt trận phá Tây mùa hè 1941. Trong tình hình chung của quân đội Liên xô năm 1941, các nhiệm vụ và mệnh lệnh được giao cho Pavlov sẽ không thể được hoàn thành bởi bất kỳ ai."
Em có cảm giác khi nói về tướng Pavlov cả hai Cụ XPQrachfan đều sử dụng nguồn Wiki bằng tiếng Anh, sorry nếu em nói sai nhé! :) Chúng ta gọi là bàn luận chuyện xưa để đệm vào topic cụ Ngao thêm phần rôm rả là chính! :)

Thời kỳ đầu chiến tranh Nga Đức WW2, sách báo Liên Xô và Nga (về sau) rồi phương Tây viết khá nhiều, trong đó có cả bi kịch của quân khu Tây LX. Ở VN mình hầu như không biết gì nhiều đến Pavlov và bộ chỉ huy quân khu Tây. Em do hoàn cảnh(!) nên biết tiếng Nga :) và đọc khá nhiều tài liệu tham khảo cũng như tác phẩm văn học của LX, Nga liên quan tới thời kỳ này.

Nói riêng về cách thức sử dụng lực lượng thiết giáp trong chiến tranh, nếu sử dụng nguồn Wiki tiếng Anh (khá sơ sài) thì nói Pavlov ủng hộ quan điểm xe tăng chỉ nên là một khí tài yểm trợ bộ binh. Nhưng phiên bản Wiki tiếng Nga (kỹ và nhiều thông tin) thì nói rõ hơn ý tưởng của Pavlov khi còn là tư lệnh binh chủng thiết giáp. Ông đề xuất giải tán 4 tập đoàn quân xe tăng (do tướng Tukhasevsky lập trước khi bị bắt), thay vào đó là thành lập 15 sư đoàn bộ binh cơ giới, trong 1 sư đoàn này sẽ có 1 trung đoàn tăng với 257 chiếc.

Theo ý tưởng của Pavlov, việc ghép đơn vị tăng vào các sư đoàn bộ binh cơ giới sẽ linh hoạt hơn ngoài chiến trường. Tuy vậy, trong những thời gian đầu cuộc chiến Vệ quốc, các tập đoàn quân xe tăng Đức đã cho thấy tính ưu việt trong tác chiến, thực sự là những quả đấm thép. Pavlov có thể đã tính sai (so với hiện thực quân đội LX khi đó), nhưng nếu cho ông vẫn tiếp tục giữ chức tư lệnh tăng và thực hiện được những cải cách của mình thì chưa chắc ai đã thắng ai trong giai đoạn đầu...

PS: em chụp màn hình phần nói về việc sử dụng tăng theo quan điểm tướng Pavlov trong Wkiki tiếng Nga, các cụ có thể xem được qua Image Translate ạ


Hinh anh wiki.png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Liên Xô 1941_7_1 (3).jpg

1-7-1941 – thành phố Riga bị đổ nát sau cuộc xâm lược của Đức
Liên Xô 1941_7_2 (1).jpg

2-7-1941.– những tù binh Xô Viết, tay giơ ra sau gáy (bên trái) đang bị dẫn về hậu phương quân Đức trong khi ở bên phải, từng hàng quân Đức đang tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô
Liên Xô 1941_7_3 (1).jpg

3-7-1941 – xe quân sự của Đức trên con đường lầy lội qua làng Beresina, Belarus
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,288
Động cơ
553,452 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em có cảm giác khi nói về tướng Pavlov cả hai Cụ XPQrachfan đều sử dụng nguồn Wiki bằng tiếng Anh, sorry nếu em nói sai nhé! :) Chúng ta gọi là bàn luận chuyện xưa để đệm vào topic cụ Ngao thêm phần rôm rả là chính! :)

Thời kỳ đầu chiến tranh Nga Đức WW2, sách báo Liên Xô và Nga (về sau) rồi phương Tây viết khá nhiều, trong đó có cả bi kịch của quân khu Tây LX. Ở VN mình hầu như không biết gì nhiều đến Pavlov và bộ chỉ huy quân khu Tây. Em do hoàn cảnh(!) nên biết tiếng Nga :) và đọc khá nhiều tài liệu tham khảo cũng như tác phẩm văn học của LX, Nga liên quan tới thời kỳ này.

Nói riêng về cách thức sử dụng lực lượng thiết giáp trong chiến tranh, nếu sử dụng nguồn Wiki tiếng Anh (khá sơ sài) thì nói Pavlov ủng hộ quan điểm xe tăng chỉ nên là một khí tài yểm trợ bộ binh. Nhưng phiên bản Wiki tiếng Nga (kỹ và nhiều thông tin) thì nói rõ hơn ý tưởng của Pavlov khi còn là tư lệnh binh chủng thiết giáp. Ông đề xuất giải tán 4 tập đoàn quân xe tăng (do tướng Tukhasevsky lập trước khi bị bắt), thay vào đó là thành lập 15 sư đoàn bộ binh cơ giới, trong 1 sư đoàn này sẽ có 1 trung đoàn tăng với 257 chiếc.

Theo ý tưởng của Pavlov, việc ghép đơn vị tăng vào các sư đoàn bộ binh cơ giới sẽ linh hoạt hơn ngoài chiến trường. Tuy vậy, trong những thời gian đầu cuộc chiến Vệ quốc, các tập đoàn quân xe tăng Đức đã cho thấy tính ưu việt trong tác chiến, thực sự là những quả đấm thép. Pavlov có thể đã tính sai (so với hiện thực quân đội LX khi đó), nhưng nếu cho ông vẫn tiếp tục giữ chức tư lệnh tăng và thực hiện được những cải cách của mình thì chưa chắc ai đã thắng ai trong giai đoạn đầu...

PS: em chụp màn hình phần nói về việc sử dụng tăng theo quan điểm tướng Pavlov trong Wkiki tiếng Nga, các cụ có thể xem được qua Image Translate ạ


Hinh anh wiki.png
Như em có tìm hiểu, quan điểm học thuyết của Tu kha chép ky mà Giu cốp rất quán triệt là quy mô của các cụm binh lực, ở quy mô tác chiến các tập đoàn quân xe tăng thì quy mô các quân binh chủng phối thuộc như máy bay, thiết giáp, pháo binh, bộ binh, kỵ binh cũng nâng lên tương xứng. Nếu theo quan điểm của Cu lích mà Páp lốp ủng hộ, các sư bộ binh cơ giới sẽ có xe tăng ở quy mô trung đoàn, vận tải ở quy mô trung đoàn....là sự phân tán nguy hiểm các nguồn lực quan trọng trong điều kiện chiến trường Xô Đức mà mỗi chính diện kéo dài cả ngàn km với chiều sâu hàng trăm km. Thứ mà chỉ các sĩ quan tham mưu mới biết là năng lực hậu cần theo thực tế chiến trường càng phân tán thì càng chậm, càng yếu và càng tản thất nguồn lực.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,323
Động cơ
405,600 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em có cảm giác khi nói về tướng Pavlov cả hai Cụ XPQrachfan đều sử dụng nguồn Wiki bằng tiếng Anh, sorry nếu em nói sai nhé! :) Chúng ta gọi là bàn luận chuyện xưa để đệm vào topic cụ Ngao thêm phần rôm rả là chính! :)

Thời kỳ đầu chiến tranh Nga Đức WW2, sách báo Liên Xô và Nga (về sau) rồi phương Tây viết khá nhiều, trong đó có cả bi kịch của quân khu Tây LX. Ở VN mình hầu như không biết gì nhiều đến Pavlov và bộ chỉ huy quân khu Tây. Em do hoàn cảnh(!) nên biết tiếng Nga :) và đọc khá nhiều tài liệu tham khảo cũng như tác phẩm văn học của LX, Nga liên quan tới thời kỳ này.

Nói riêng về cách thức sử dụng lực lượng thiết giáp trong chiến tranh, nếu sử dụng nguồn Wiki tiếng Anh (khá sơ sài) thì nói Pavlov ủng hộ quan điểm xe tăng chỉ nên là một khí tài yểm trợ bộ binh. Nhưng phiên bản Wiki tiếng Nga (kỹ và nhiều thông tin) thì nói rõ hơn ý tưởng của Pavlov khi còn là tư lệnh binh chủng thiết giáp. Ông đề xuất giải tán 4 tập đoàn quân xe tăng (do tướng Tukhasevsky lập trước khi bị bắt), thay vào đó là thành lập 15 sư đoàn bộ binh cơ giới, trong 1 sư đoàn này sẽ có 1 trung đoàn tăng với 257 chiếc.

Theo ý tưởng của Pavlov, việc ghép đơn vị tăng vào các sư đoàn bộ binh cơ giới sẽ linh hoạt hơn ngoài chiến trường. Tuy vậy, trong những thời gian đầu cuộc chiến Vệ quốc, các tập đoàn quân xe tăng Đức đã cho thấy tính ưu việt trong tác chiến, thực sự là những quả đấm thép. Pavlov có thể đã tính sai (so với hiện thực quân đội LX khi đó), nhưng nếu cho ông vẫn tiếp tục giữ chức tư lệnh tăng và thực hiện được những cải cách của mình thì chưa chắc ai đã thắng ai trong giai đoạn đầu...

PS: em chụp màn hình phần nói về việc sử dụng tăng theo quan điểm tướng Pavlov trong Wkiki tiếng Nga, các cụ có thể xem được qua Image Translate ạ


Hinh anh wiki.png
Tôi đọc nhiều tài liệu khác nhau, tất nhiên có tham khảo Wiki. Về Pavlov thì tôi không đi sâu về thời gian trước (Tư lệnh tăng-cơ giới vũ trang) mà chỉ đề cập đến vị trí và tình cảnh của ông ta lúc chiến tranh nổ ra. Lúc đó Pavlov là Tư lệnh Mặt trận phía Tây, một cương vị đòi hỏi phải tư duy và nhìn nhận rộng hơn rất nhiều so với chỉ đơn thuần tăng/cơ giới vũ trang.

Thực tế thì Mặt trận phía Tây trong những ngày đầu tiên đã bị bất ngờ và tan hoang hoàn toàn, hầu như không phản ứng được gì.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
713
Động cơ
449,175 Mã lực
Tôi đọc nhiều tài liệu khác nhau, tất nhiên có tham khảo Wiki. Về Pavlov thì tôi không đi sâu về thời gian trước (Tư lệnh tăng-cơ giới vũ trang) mà chỉ đề cập đến vị trí và tình cảnh của ông ta lúc chiến tranh nổ ra. Lúc đó Pavlov là Tư lệnh Mặt trận phía Tây, một cương vị đòi hỏi phải tư duy và nhìn nhận rộng hơn rất nhiều so với chỉ đơn thuần tăng/cơ giới vũ trang.

Thực tế thì Mặt trận phía Tây trong những ngày đầu tiên đã bị bất ngờ và tan hoang hoàn toàn, hầu như không phản ứng được gì.
Cái này thì chuẩn rồi! 😊 Stalin "quá yêu" Pavlov nên đưa vào vị trí rất quan trọng nhưng hơi quá sức (!) của ông. Âu cũng là số mệnh!
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,323
Động cơ
405,600 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái này thì chuẩn rồi! 😊 Stalin "quá yêu" Pavlov nên đưa vào vị trí rất quan trọng nhưng hơi quá sức (!) của ông. Âu cũng là số mệnh!
Một phần cũng do bất đắc dĩ cụ ợ. Do cuộc Đại thanh trừng mà quân đội Liên xô lúc đó thiếu nghiêm trọng chỉ huy cấp cao. Pavlov lúc đó là ngôi sao đang lên: trẻ (hơn 40 tuổi), đã chứng tỏ năng lực trong Chiến tranh Tây ban nha, và nhất là không liên can đến các nhóm đối tượng thanh trừng (cũng do thời gian dài ở TBN).

Việc phản đối chiến lược tăng thiết giáp của Tukhachevski cũng là 1 lý do Pavlov được Stalin tin dùng. Tuy nhiên, các diễn biến quá tệ hại của Mặt trận phía Tây cuối tháng 6/1941 đòi hỏi phải có người chịu trách nhiệm, và gần như toàn bộ ban chỉ huy mặt trận đã bị xử tử.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Liên Xô 1941_7_3 (2).jpg

Ngày 3/7/1941, Stalin phát biểu trên đài phát thanh
______________
Hôm 22/6/1941, lẽ ra Stalin phải phát biểu với toàn thể nhân dân Xô Viết, nhưng ông không xuất hiện. Người phát biểu bản thông báo quan trọng lại là Molotov
Vậy từ 22/6 đến 3/7,chuyện gì đã xảy ra với Stalin
Cụ nào có thông tin, chém cho anh em rõ hơn
__________________

Theo WIKI
Sau WW2, 1948, Stalin cách chức Zhukov và đưa xuống làm tư lệnh một Quân khu "hạng 5"
Sau khi Stalin chết, Zhukov đã cộng tác với Khrushchev bắt Beria (cánh tay phải của Stalin, mật vụ) và ông lên án Stalin
Zhukov sau đó ủng hộ việc gạt Khrushchev
Sau khi Khrushchev cầm quyền, Zhukov bị cách chứcBộ trưởng quốc phòng khi đang đi thăm Indonesia.
Cuốn hồi ký của Zhukov xuất bản sau khi Khrushchev bị hạ bệ và Brezhnev lên cầm quyền
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,288
Động cơ
553,452 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Liên Xô 1941_7_3 (2).jpg

Ngày 3/7/1941, Stalin phát biểu trên đài phát thanh
______________
Hôm 22/6/1941, lẽ ra Stalin phải phát biểu với toàn thể nhân dân Xô Viết, nhưng ông không xuất hiện. Người phát biểu bản thông báo quan trọng lại là Molotov
Vậy từ 22/6 đến 3/7,chuyện gì đã xảy ra với Stalin
Cụ nào có thông tin, chém cho anh em rõ hơn
Như em nhớ đã đọc, trong khoảng thời gian này cụ Sít có họp một cuộc với các tướng lĩnh hàng đầu của Bộ tổng tham mưu và một cuộc họp nữa cùng Ti mô sen cô, Giu cốp, Va xi lý ép ky và các ủy viên Bộ chính trị. Các cuộc họp cách nhau độ 3 ngày. Thời gian còn lại ông này ở nhà và không cho liên hệ hoặc hạn chế liên hệ.
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
5,994
Động cơ
221,415 Mã lực
Stalin làm gì trong ngày đầu chiến tranh?

Chiều 21/6/1941, Nguyên soái Timosenko, Bộ trưởng Quốc phòng và Đại tướng Giucov đến gặp Stalin báo cáo, có một tên lính Đức đào tẩu chạy sang phía Liên Xô thông báo rằng quân Đức đã tập trung ở biên giới để tấn công Liên Xô vào rạng sáng ngày hôm sau. Do trước đó đã có quá nhiều thông tin về thời điểm bắt đầu chiến tranh nên Stalin lúc đầu có phần chần chừ, cho rằng phải chăng đó là âm mưu khiêu khích của Hitler để tạo cớ tấn công. Nhưng Giucov cố thuyết phục Stalin rằng kẻ đào tẩu đã nói thật.

Stalin lập tức yêu cầu triệu tập họp Bộ CT, sau đó giao cho Giucov và Vatutin dự thảo Quân lệnh số 1 gửi Hội đồng Quân sự các quân khu và hạm đội. Tuy nhiên, bản quân lệnh đó đã không được triển khai kịp thời đến mọi quân khu vì hệ thống thông tin liên lạc đã bị các toán đặc nhiệm Đức mặc quân phục Nga đột nhập sâu vào lãnh thổ Liên Xô phá hoại. Vì vậy nhiều đơn vị đã không chuyển cấp kịp thời và tổn thất trong những ngày đầu chiến tranh là rất lớn.

Lúc 3h30' sáng ngày 22/6/1941, Hitler tập trung đến 60% lực lượng không quân và pháo binh tổng công kích trên toàn biên giới phía tây của Liên Xô. Sau đó, 5,5 triệu quân, 190 sư đoàn bộ binh và xe tăng ào ạt tràn qua biên giới Liên Xô và chỉ trong ngày đầu tiên đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô hàng trăm kilômét. Đại sứ Đức đã chính thức thông báo công hàm bắt đầu chiến tranh và đề nghị phía Liên Xô cho phép các nhân viên ngoại giao hai nước trở về thông qua đường Iran…

Mặc dù đoán trước được ý đồ của Hitler và đã chạy đua với thời gian để nâng cao khả năng phòng thủ, nhưng sai lầm trong đánh giá thời điểm cuộc tấn công bất ngờ của Hitler và thời gian quá ngắn không đủ để hiện đại hóa quân đội đã gây ra tổn thất to lớn cho Liên Xô. Một số đánh giá cố tình hạ thấp uy tín Stalin bằng cách cho rằng Stalin đã rất bối rối, suy nhược trong ngày đầu chiến tranh, thậm chí có người còn đưa ra giả thuyết là Stalin đã đi khỏi Moskva. Tuy nhiên, trong cuốn "Đại nguyên soái Stalin"- Nhà xuất bản QĐND - đã cho thấy rõ vai trò của Stalin như thế nào.

Để phản bác ý kiến cho rằng Stalin bạc nhược, V.Karpov đã trích dẫn nhật ký của Đội bảo vệ Điện Kremlin, trong đó thống kê 7 ngày đầu chiến tranh, Stalin đã chủ trì gần 200 cuộc họp quan trọng, trong đó hơn một nửa là các cuộc làm việc với các tướng lĩnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Không quân, Hải quân.. về kế hoạch tác chiến và các chủ trương lớn trong phòng thủ quốc gia. Lịch làm việc của Stalin trong ngày đầu cuộc chiến tranh bắt đầu lúc 4h sáng và kết thúc vào 3h sáng hôm sau. Thực tế lịch sử chứng minh rằng, Stalin sau sai lầm ban đầu của mình đã kiên định đứng vững cùng ban lãnh đạo Đảng CS Liên Xô.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
5,994
Động cơ
221,415 Mã lực
Liên Xô 1941_7_3 (2).jpg

Ngày 3/7/1941, Stalin phát biểu trên đài phát thanh
______________
Hôm 22/6/1941, lẽ ra Stalin phải phát biểu với toàn thể nhân dân Xô Viết, nhưng ông không xuất hiện. Người phát biểu bản thông báo quan trọng lại là Molotov
Vậy từ 22/6 đến 3/7,chuyện gì đã xảy ra với Stalin
Cụ nào có thông tin, chém cho anh em rõ hơn
__________________

Theo WIKI
Sau WW2, 1948, Stalin cách chức Zhukov và đưa xuống làm tư lệnh một Quân khu "hạng 5"
Sau khi Stalin chết, Zhukov đã cộng tác với Khrushchev bắt Beria (cánh tay phải của Stalin, mật vụ) và ông lên án Stalin
Zhukov sau đó ủng hộ việc gạt Khrushchev
Sau khi Khrushchev cầm quyền, Zhukov bị cách chứcBộ trưởng quốc phòng khi đang đi thăm Indonesia.
Cuốn hồi ký của Zhukov xuất bản sau khi Khrushchev bị hạ bệ và Brezhnev lên cầm quyền
Như em nhớ đã đọc, trong khoảng thời gian này cụ Sít có họp một cuộc với các tướng lĩnh hàng đầu của Bộ tổng tham mưu và một cuộc họp nữa cùng Ti mô sen cô, Giu cốp, Va xi lý ép ky và các ủy viên Bộ chính trị. Các cuộc họp cách nhau độ 3 ngày. Thời gian còn lại ông này ở nhà và không cho liên hệ hoặc hạn chế liên hệ.
Em cóp về mà bị kiểm duyệt :P

1719293557752.png


 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,288
Động cơ
553,452 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Liên Xô 1941_7_3 (2).jpg

Ngày 3/7/1941, Stalin phát biểu trên đài phát thanh
______________
Hôm 22/6/1941, lẽ ra Stalin phải phát biểu với toàn thể nhân dân Xô Viết, nhưng ông không xuất hiện. Người phát biểu bản thông báo quan trọng lại là Molotov
Vậy từ 22/6 đến 3/7,chuyện gì đã xảy ra với Stalin
Cụ nào có thông tin, chém cho anh em rõ hơn
__________________

Theo WIKI
Sau WW2, 1948, Stalin cách chức Zhukov và đưa xuống làm tư lệnh một Quân khu "hạng 5"
Sau khi Stalin chết, Zhukov đã cộng tác với Khrushchev bắt Beria (cánh tay phải của Stalin, mật vụ) và ông lên án Stalin
Zhukov sau đó ủng hộ việc gạt Khrushchev
Sau khi Khrushchev cầm quyền, Zhukov bị cách chứcBộ trưởng quốc phòng khi đang đi thăm Indonesia.
Cuốn hồi ký của Zhukov xuất bản sau khi Khrushchev bị hạ bệ và Brezhnev lên cầm quyền
Cả hai đồng chí Khơ rút xốp và Bê lê zê nhép đều là tiểu cán bộ khi Giu cốp cầm quân trong thế chiến 2.
Riêng Sít ta lin, ông này yêu tài năng của Giu cốp nhưng chắc chắn không thể hài lòng với sự thẳng thắn đến bướng bỉnh của Giu cốp. Tháng 7 năm 1941, với nhãn quan toàn diện của bậc thống soái thì Sít ta lin quyết tâm giữ Ki ép bằng mọi giá để đạt được mục tiêu thuyết phục Mỹ tăng cường viện trợ nhưng Giu cốp thẳng thừng bác bỏ, yêu cầu bỏ Ki ép về bờ đông sông Đơ nhép. Cụ Sít liền cách cổ Giu cốp khỏi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và điều làm tư lệnh cho Leningrad , tuy nhiên vẫn nhắc rằng anh vẫn là Uỷ viên của Đại bản doanh, chỉ mấy tuần sau khi Giu cốp ổn định tình hình, chỉ bằng một cú điện thoại Sít ta lin lại điều Giu cốp sang tư lệnh phương diện quân thay Kô nhép, rồi chỉ độ 1 tháng sau, Sít ta lin lại bằng một cuộc nói chuyện qua máy Bô đô điều Giu cốp sang tư lệnh phương diện quân Dự bị tung vào mặt trận phòng thủ Mát cơ và.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,897
Động cơ
420,651 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Cái này em thấy thường dùng cho bộ binh khi 2 bên đối đầu nhau. ông nào thò đầu lên dễ bị bên kia tỉa nên phải núp :P
Vâng, em thấy nhiều bộ phim ròm bằng cái này xong báo toạ độ để pháo phía sau bắn. Chứ lính xe tăng thì chắc ko cần sd cái này làm gì :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top