Đề phòng kiểu sang năm mới đánh khác với đề phòng vài ngày nữa nó đánh cụ ợ. Tìm hiểu các diễn biến trước và sau ngày 22/6/1941 thấy khá rõ 1 điều là Stalin không hề nghĩ Đức sẽ đánh vào tháng 6/1941, thậm chí không tin Đức đánh vào mùa hè 1941.
Ngoài chuyện còn hy vọng vào Hiệp ước 1938 và tin rằng Đức vẫn sẽ tập trung thống trị cho xong Tây Âu trước thì Liên xô/Stalin còn tưởng nhầm vì vào đầu năm 1941 ĐỨC KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ MÙA ĐÔNG CHO QUÂN ĐỘI.
Ai cũng biết đánh vào Nga là phải chuẩn bị cho mùa đông, nên việc Đức không chuẩn bị đồ mùa đông cho binh lính khiến Liên xô tin rằng ít nhất vào năm 1941 Đức sẽ không đánh.
Tuy nhiên lý do thực sự của việc không chuẩn bị đồ mùa đông là ĐỨC TIN CHẮC SẼ ĐÁNH GỤC LIÊN XÔ TRƯỚC MÙA ĐÔNG 1941. Đức tin vào điều này vì đã biết khá rõ tình trạng quân đội Liên xô, và còn quân bài giấu là kế hoạch mở mặt trận Viễn đông của Nhật.
Đức đã thuyết phục Nhật mở mặt trận Viễn đông vào mùa thu 1941. Nếu điều đó xảy ra thì không biết điều gì sẽ đến với Liên xô.
Nhưng Nhật, bị cuốn hút bởi mục tiêu hấp dẫn hơn là Thái bình dương và Đông Á/Đông Nam Á, đã quyết định không mở mặt trận Viễn đông năm 1941 để tập trung chiến với Mỹ và Anh ở Châu Á. Tuy nhiên lãnh đạo Liên xô không biết quyến định này và vẫn duy trì một lực lượng mạnh ở Viễn đông đề phòng Nhật tiến công.
Ở đây là ví dụ kinh điển về chuyện một nhà tình báo chiến lược với chỉ một dòng tin duy nhất có thể quyết định số phận một cuộc chiến tranh như thế nào. Richard Sorge, người đã báo chính xác về thời gian Đức tấn công tháng 6/1941 nhưng Stalin không tin, lần này lại báo 1 tin quý hơn vàng là NHẬT SẼ KHÔNG TẤN CÔNG LIÊN XÔ VÀO NĂM 1941.
Lần này Stalin tin vào thông tin của Richard Sorge, cũng có thể Stalin buộc phải tin vì thực tế Liên xô không còn quân ở mặt trận phía Tây. Từ thông tin của Richard Sorge, Stalin đã đánh một canh bạc cực kỳ mạo hiểm là RÚT GẦN HẾT QUÂN THƯỜNG TRỰC Ở VIỄN ĐÔNG VỀ ĐÁNH TRẬN MOSCOW.
Lượng quân lính và phương tiện từ Viễn đông là như sau: 18 sư đoàn đủ (hơn 300 ngàn trên tổng số 1,15 triệu Hồng quân tham gia trận Moscow), 1.700 xe tăng và gần 1.500 máy bay. Trên thực tế, gần như toàn bộ số tăng và máy bay Liên xô trong Trận Moscow là từ Viễn đông rút về.
Phía Đức có thông tin khá chính xác về lực lượng Liên xô bảo vệ Moscow. Theo đó thì Đức vượt trội về mọi mặt và thắng lợi là khá chắc chắn. Đức hoàn toàn không ngờ việc Stalin rút quân từ Viễn đông và khá bị động trước sức mạnh phản công của Hồng quân, cuối cùng bị đánh bật khỏi Moscow.