cái này là ta đã chiếm được Quảng Trị, nhưng VNCH quyết định thí quân để chiếm lại bằng được, muốn ghi lại một bức hình thủy quân lục chiến cắm cờ giống như bên Marine Mỹ để cho báo chí chụp ảnh làm PR. Quảng Trị là một đầu cầu bên này sông, nếu giữ được thì sau này tấn công ta không phải vượt sông nữa. Trừ đô thị Quảng Trị ra ta vẫn giữ được Đông Hà, Cửa Việt và phần phía bắc sông. Trong đó thị xã Đông Hà coi như là thủ đô tạm thời của Mặt trận GP Miền Nam, và thị xã Lộc Ninh giải phòng năm 1972 ở Bình Phước nữaLúc đó ta đánh để phục vụ đàm. MTGPMN là một bên trên bàn đàm phán, để là 1 bên thì phải có đất, có dân. Ở Quảng Trị, ta tấn công mục đích mở rộng vùng GP, tạo lợi thế đàm phán. Sai lầm ở đây là tư tưởng chỉ lấy tấn công làm chủ đạo. Ta tổn thất nhiều do không được phép lui về phòng ngự, xây dựng công sự kiên cố cho chiến đấu lâu dài, bảo vệ vùng mới GP. Nếu có sự chuẩn bị tốt cho phòng ngự như trận cụ Ngao đang đề cập tới thì kết quả có thể khác nhiều.
Nói thêm: Nếu giữ được Quảng Trị thì đó là đô thị đầu tiên và duy nhất ta có được ở miền Nam. Trước đó vùng GP của ta chỉ có được ở vùng nông thôn.
Trong khi đó VNCH chết 1/4 toàn thể lực lượng thủy quân lục chiến, chưa kể bị thương! Sau này mấy chú cựu binh VNCH mãi không thể hiểu nổi tại sao Tổng thống Thiệu lại bắt họ chiếm bằng được thành cổ Quảng Trị để cắm cờ. Trận Quảng Trị 1972 là trận cuối cùng đáng kể của thủy quân lục chiến. Tới tận 1975 họ không còn đánh trận nào ra hồn vì đã thiệt hại rất nặng nề ở đây.
(hình này chú VNCH nào xóa mất Đông Hà và Cửa Việt rồi, vì không lấy lại được!)
Chỉnh sửa cuối: