Bản thân nhà nước hiện nay cũng đang đứng giữa 2 dòng nước. Phổ cập ô tô hay không phổ cập ô tô.
Cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ các nhà quản lý về chủ đề này, em tạm chia làm 2 tư duy. Tuy nhiên 2 tư duy này đều có xuất phát điểm là từ nguồn thu ngân sách.
Tư duy 1: Cấm, cấm và cấm.
Ô tô là mặt hàng xa xỉ. Hằng năm mất mấy (chục) tỷ đô nhập siêu. Thất thoát ngoại tệ nhiều quá. Cộng thêm nhiều ô tô chạy ra ngoài đường làm tắc đường, ý thức kém dẫn đến nhiều tai nạn.
Nhóm này chủ trương hạn chế ô tô bằng mọi thủ đoạn (tăng phí trước bạ, phí cấp biển số, thuế, biển chẵn lẻ đi ngày chẵn lẻ, bốc thăm để có quyền lấy biển số), kêu gào chuyển sang phương tiện công cộng, kêu gào lắp trạm thu phí tự động xung quanh thành phố tạo thành nhiều vành đai (càng đi vào sâu trung tâm càng mất nhiều tiền)…
Túm lại là hạn chế ô tô.
Tư duy này có ưu điểm là phát triển được hệ thống giao thông công cộng, giảm cảnh tắc đường.
(Có một bác toa toa bên UB ATGT chơi thân với OF ủng hộ mạnh tư duy này)
Tư duy 2: Chăn gà
Tắc đường là do đường bé, ít đường trên cao. Ngân sách nhà nước thì không đủ để xây nhiều đường. Kêu gọi đầu tư thì nhà đầu tư bảo là lượng ô tô ít quá, biết đến bao giờ mới thu hồi vốn thông qua phí.
Vòng luẩn quẩn này sẽ được phá vỡ khi nhà nước thả cho dân mua ô tô (giảm thuế, phí). Dân đổ xô đi mua ô tô rồi thì chấp nhận thương đau tắc đường vài năm, nhà đầu tư thấy lợi sẽ tự khắc nhảy vào xây đường thu phí. Các con giời đã mua ô tô rồi thì cắn răng mà nộp phí đi. Chạy thoát thế nào được. Chẳng khác gì như những con gà trong chuồng và ngồi yên mà đẻ trứng.
Tư duy này có ưu điểm là khi nhu cầu tăng, thị trường ô tô đủ lớn, các nhà SX ô tô chả dại gì mà bỏ lỡ cơ hội, sẽ đầu tư nhiều và chúng ta sẽ có ngành công nghiệp phụ trợ ô tô (công nghiệp phụ trợ chứ không phải là công nghiệp ô tô nhé).
Cá nhân em ủng hộ tư duy 2, qua đây muốn hỏi xem các cụ ủng hộ tư duy nào ạ?