[Funland] 1973: Trao đổi tù binh, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,047
Động cơ
220,112 Mã lực
Em nghĩ không có gì là sai trái.
Sự việc đã 50 năm, giờ cần 1 cái nhìn đa chiều. 50 năm rồi mà vẫn sợ định hướng thì em thua rồi.
Ngoài lề 1 tý, năm 72, thỏa thuận Paris coi như đã xong, chỉ có chính quyền VNCH không muốn ký. Mỹ thấy vậy muốn ký tắt với ta, vụ VNCH tính sau. Ta thì nhất định đòi ký 4 bên. Mỹ ném bom miền bắc vì lý do này.
Vậy nếu ta và Mỹ ký trước thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn miền bắc sẽ không dính bom, nhưng Thiệu không ký thì có ảnh hưởng gì không?
không phải sợ định hướng nhưng phải nói rõ là ảnh tuyên truyền của Mỹ. Có nhiều ảnh chúng nó giấu nhẹm đi.

Còn ta thì chỉ cần Mỹ rút, VNCH nếu tham gia ký thì sẽ lợi cho VNCH là tao có tí danh phận chứ không phải ai muốn làm gì thì làm. Việc ném bom miền Bắc bằng B52 có lẽ bên Mỹ đã biết option này từ trước, có điều là có phải đem ra dùng hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,047
Động cơ
220,112 Mã lực
Cảnh sát Anh bên quan tài hai phi cõng August Schleicher và Kurt Seydel lái máy bay Ju-88 bi bắn rơi ngày 16-10-1939 khi ném bom căn cứ hải quăn của Anh ở Edinburgh, Scotland (Anh)
View attachment 7635045
Cái này là 1 vụ xì căn đan to của quân Anh, năm 1939 quân Đức chưa ném bom đất Anh mà chỉ ném bom tàu chiến. Sau này mới ném bom đất Anh thì Anh không làm trò này nữa, ngược lại họ đòi phải ném bom cháy giết chết 100.000 dân thường Đức ở Dressden, tính toán cháy cả thành phố cùng lúc để dân hết chạy. Châu Á còn lâu mới học tập được món này.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,887
Động cơ
248,121 Mã lực
Cái này là 1 vụ xì căn đan to của quân Anh, năm 1939 quân Đức chưa ném bom đất Anh mà chỉ ném bom tàu chiến. Sau này mới ném bom đất Anh thì Anh không làm trò này nữa, ngược lại họ đòi phải ném bom cháy giết chết 100.000 dân thường Đức ở Dressden, tính toán cháy cả thành phố cùng lúc để dân hết chạy. Châu Á còn lâu mới học tập được món này.
Cụ có ảnh hay dẫn chứng gì cho việc “họ đòi phải ném bom cháy giết chết 100.000 dân thường Đức ở Dressden, tính toán cháy cả thành phố cùng lúc để dân hết chạy” không cụ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,047
Động cơ
220,112 Mã lực
Cụ có ảnh hay dẫn chứng gì cho việc “họ đòi phải ném bom cháy giết chết 100.000 dân thường Đức ở Dressden, tính toán cháy cả thành phố cùng lúc để dân hết chạy” không cụ?
Người Mỹ cũng đang ném bom nước Đức nhưng yêu cầu khát máu của Anh làm họ ngạc nhiên. Cứ từ từ để cụ tự nghiên cứu dần, nói ra sớm mất hay! Người Mỹ chỉ làm điều này với dân châu Á ! :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Đầu năm 1968, nhân Tết Nguyên đán, Chính phủ VNDCCH thả ba tù binh Mỹ bị giam ở Hà Nội. Đáp lại thiện chí, Hoa Kỳ cũng thả 19 tù binh Hải quân Bắc Việt Nam. Những tù binh này là thuỷ thủ đoàn của ba tàu phóng lôi T-333, T-336, T-339 bị hải quân Hoa Kỳ bắt ở Vịnh Hạ Long khi quá đà... đuổi theo tàu chiến Mỹ. Điều thú vị là ba tàu phóng lôi nói trên đã từng đánh đuổi Tuần dương hạm Maddox hôm 2/8/1964 trong "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" dẫn đến Mỹ ném bom trả đũa Việt Nam lần đầu tiên hôm 5/8/1964
Tù binh 1968_2_1 (1).jpg

1-2-1968 – Daniel Berrigan (trái) của Đại học Cornell và Tiến sĩ Howard Zinn của Đại học Boston chuẩn bị rời sân bay Viêng Chăn trên đường đến Hà Nội để tiếp nhận ba phi công Mỹ được Chính phủ VNDCCH thả nhân dịp Tết Nguyên đán
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (89).jpg

21-10-1968, tại vùng biển Nghệ An, Hải quân Mỹ trao trả nốt nhóm 14 linh thủy Bắc Việt cuối cùng trên một chiếc xuồng của Hải quân Mỹ (5 người trước được thả ở Viengchan). 19 thuỷ quân này thuộc 3 tàu phóng lôi Bắc Việt bị bắn chim ở vịnh Lan Hạ, Vịnh Hạ Long hõm 1-7-1966. Ba tàu trên từng tấn công khu trục hạm Maddox hõm 2-8-1964 ở ngoài khơi Thanh Hoá
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (90).jpg

Ông Nguyễn Văn Giản, một trong 14 người được thả trên chiếc xuồng cứu sinh kể cho em nghe vụ này
Ông cho biết biên chế một tàu phóng lôi là 14 người, ba tàu là 42 người. Hôm đó do mải tấn công đuổi tàu chiến Mỹ ở Vịnh Lan Hạ, ta đã mắc mưu tàu chiến Hoa Kỳ và vượt khỏi tầm kiểm soát của pháo bờ biển của mình. Một lát sau máy bay chiến đấu Mỹ tới bắn phá tấn công 3 tàu tàu tuần tra phóng ngư lôi của ta. Hai tàu chìm hẳn, còn một tàu bị thương. 19 thuỷ thủ đoàn sống sót leo lên chiếc thứ ba. Trực thăng Mỹ kéo tới thả mìn biển quanh tàu thứ ba và nhấc toàn bộ 19 thuỷ thủ đoàn sống sót đem về giam ở Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, không cho phía VNCH xía vào
Tháng 10/1968, người Mỹ đem 5 thuỷ thủ đoàn đến Viengchan trao cho đại diện ta. 14 người còn lại, họ đàm phán với Chính phủ ta sẽ trao trả ở Nghệ An. Thời gian qua đinh là từ giờ X.... đến giờ Y ngày 21/10/1968. Hai bên sẽ không có những hoạt động quân sự trh thời gian thử tù binh
Đúng giờ, tàu chiến Mỹ chở 14 thuỷ thủ đoàn (trong đó có ông Nguyễn Văn Giản, từng là thuyền trưởng tàu T-339, người suýt được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nếu không xảy ra sự cố này) đến vùng biển quy định. Người Mỹ thả ca nô xuống nước để 14 thuỷ thủ đoàn ta lái vào bờ. Không may trong lúc thả ca nô, thì cáp bị xoắn móc vào chân vịt ca nô, và tháo gỡ mất nhiều thời gian. Thuyền trưởng quyết định thả ca nô cứu sinh thay thế. Sau đó một trực thăng Hoa Kỳ hộ tống chiếc ca nô này vào tới tận đất liền
Người Nga đã xin chiếc ca nô này, đem về Liên Xô
Ảnh lưu trữ, tàu tuần tra phóng ngư lôi T-339 của Thiếu uý thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản bị máy bay Mỹ tấn công hôm 2/8/1964 khi cùng hai tàu khác đánh đuổi Tuần dương hạm Maddox ra khỏi hải phận Việt Nam
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (27).jpg

2-8-1964 – tàu phóng lôi T-339 do Thiếu uý Nguyễn Văn Giản chỉ huy bị máy bay Mỹ tấn công, cháy, máy hỏng, vài chiến sĩ hy sinh. Đêm đó tầu đã lết về được Hòn Né
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (26).jpg

Sự kiện Vinh Bắc Bộ (25).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Cụ có ảnh hay dẫn chứng gì cho việc “họ đòi phải ném bom cháy giết chết 100.000 dân thường Đức ở Dressden, tính toán cháy cả thành phố cùng lúc để dân hết chạy” không cụ?
Em không biết họ có nói thế không. Nhưng những hình ảnh ném bom huỷ diệt Dressden thì em có ngay và nhiều ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Mặt trận Giải phóng và Mỹ đã thiết lập được một đường dây để trao đổi tù binh. Đại để một bên cần trao đổi thì đăng tin nhắn ở mục "Rao vặt" một tờ báo ở Sài Gòn với nội dung mua/bán cái này cái nọ và cho số điện thoại. Bên kia, biết ý, sẽ liên lạc (không thì thôi).
Vụ trao đổi đầu tiên là vụ trao đổi vợ ông Trần Bạch Đằng (cũng là Nguyễn Trường Thiên Lý, tác giả X30 phá lưới) cùng hai ba người khác. Lâu rồi em không nhớ nữa hình như có cả bà vợ Huỳnh Tấn Phát. những người này được Mỹ đưa đến Tây Ninh, sang Campuchia
Đến 1970 thì đường dây lại hoạt động. Phía Việt Nam muốn đổi ông Nguyễn Tài (phụ trách an ninh của Quân Giải phóng). Ông Tài là con trai cả của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Phía Mỹ đồng ý đổi lấy một viên lãnh sự bị bắt ở Tây Nguyên. Nhưng CIA không đồng ý đổi Nguyễn Tài, cho ông Tài là nhân vật quan trọng. Bên phía Mỹ xảy ra mâu thuẫn giữa Bộ Ngoại giao và CIA. Bộ ngoại giao cho rằng CIA chỉ muốn trao đổi người của mình, chứ người của Bộ khác thì không quan tâm. Thế là đường dây cắt đứt không nối lại nữa và ông Tài ngồi tù đến 30 tháng 4 năm 1975. Và ông cũng bị nghi ngờ là "dính líu đến CIA...." và ngồi chơi xơi nước. Đó là câu chuyện về sau này. Cách đây ít năm ông được phục hồi danh dự và được tặng thưởng gì đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Tù binh 1969_8_6 (1).jpg

6-8-1969 – cùng với Rennie Davis (phải), người yêu chuộng hoà bình Mỹ, ba tù binh Hoa Kỳ được Bắc Việt Nam trả tự do hôm 5/8/1969 đã tới Bangkok, Thái Lan trên đường về New York để đoàn tụ với gia đình. Các quân nhân là (từ trái sang phải): Đại úy Không quân Wesley L. Rumble, 26 tuổi, ở Oroville, California; Hải quân Douglas B. Hegdahl, 22 tuổi, ở Clark, S.D; và Trung úy Hải quân (j.g.) Robert Frishman, 28 tuổi, ở Santee, California
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Tháng 9 năm 1972, một phái đoàn những người hoà bình Mỹ, đến Hà Nội nhận ba tù binh
Tù binh 1972_9_13 (1).jpg

13-9-1972 – William Sloane Coffin (giữa) phát biểu trong cuộc họp báo tại New York khi David Dellinger (trái) và bà Cora Weiss lắng nghe. Một phái đoàn năm thành viên do Dellinger dẫn đầu, dự kiến lên đường đến Hà Nội vào ngày 13 tháng 9 để đón ba tù binh Mỹ
Tù binh 1972_9_25 (1).jpg

25-9-1972 – Nhà hoạt động chống chiến tranh Bà Cora Weiss (ngồi quay lưng) nói chuyện với các phi công Mỹ bị bắt ở Hà Nội. Các phi công từ trái sang: Trung uý Richard Fulton, Trung tá Eugene Wilbur, Trung úy Donald Karl Logan, Đại úy George Allan Rose và Đại úy David Hoffman. Ảnh: Peter Arnett
Tù binh 1972_9_25 (2).jpg

25-9-1972 – Linh mục William Sloane Coffin (phải) bắt tay Trung úy Greg Hanson ở Thousand Oaks, Calif., khi ông gặp gỡ các phi công Mỹ bị bắt tại Hà Nội. Bên phải là bà Cora Weiss, một thành viên khác trong nhóm chống chiến tranh. Ảnh: Peter Arnett
Tù binh 1972_9_25 (3).jpg

9-1972 – nhà hoạt động chống chiến tranh Cora Weiss, người đã hộ tống ba tù binh Mỹ từ Hà Nội (trái), chụp ảnh với phóng viên Associated Press tại Sài Gòn Peter Arnett (giữa) và Trưởng phân xã AP tại Moscow Dave Mason, tại sân bay quốc tế Moscow
Họ cùng ba tù binh còn lượn qua Thuỵ Điển trước khi về tới New York
Tù binh 1972_9_28 (1).jpg

William Coffin, Dellinger, và bà Cora Weiss đi kèm 3 tù binh Mỹ được Hà Nội thả, về tới New York ngày 28-9-1972. Ảnh: JP Laffont
Tù binh 1972_9_28 (2).jpg

Bà Cora Weiss, Dellinger, và William Coffin đi kèm 3 tù binh Mỹ được Hà Nội thả, về tới New York ngày 28-9-1972. Ảnh: JP Laffont
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,495
Động cơ
763,304 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Có cụ Ngao mới biết đôi " gan gà " huyền thoại này có từ những năm trước 70

75391322-9941-40AB-B4B5-E4E1D49866CC.png

 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
308
Động cơ
23,730 Mã lực
Tuổi
32
Em nghĩ không có gì là sai trái.
Sự việc đã 50 năm, giờ cần 1 cái nhìn đa chiều. 50 năm rồi mà vẫn sợ định hướng thì em thua rồi.
Ngoài lề 1 tý, năm 72, thỏa thuận Paris coi như đã xong, chỉ có chính quyền VNCH không muốn ký. Mỹ thấy vậy muốn ký tắt với ta, vụ VNCH tính sau. Ta thì nhất định đòi ký 4 bên. Mỹ ném bom miền bắc vì lý do này.
Vậy nếu ta và Mỹ ký trước thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn miền bắc sẽ không dính bom, nhưng Thiệu không ký thì có ảnh hưởng gì không?
Mỹ chắc chắn phải có 1 Hiệp định hoà bình, bởi vì HĐ đó chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho cử tri và dân Mỹ về lời hứa của Nixon “ra đi trong danh dự”. HĐ cũng là giấy trắng mực đen để đưa được tù binh phi công Mỹ về và là giao ước để có cơ sở cất bốc quy tập lính Mỹ chết ở miền Bắc… Hiệp định cũng là giấy trắng mực đen để VNCH xác nhận đồng ý cho Mỹ rút và sau đó phải tự đứng trên đôi chân của mình, VNCH cũng phải ký vào vì VNCH cũng nắm giữ tù binh, tù binh QGP về thì tù binh Mỹ mới được về…

Giai đoạn cuối của cuộc đàm phán là năm 1972, dồn dập các diễn biến quân sự và chính trị, ở Mỹ thì càng về cuối năm càng sôi động cuộc bầu cử, Hiệp định hoà bình là mấu chốt vấn đề để Nixon kiếm phiếu bầu. Bước ngoặt là tháng 10/1972 khi ta và Mỹ đã đạt được thống nhất chung, ra được dự thảo Hiệp định. Khi ấy vẫn còn là đàm phán bí mật, VNCH vẫn không biết được ta và Mỹ đàm phán thứ gì…

Dự thảo Hiệp định chính là quân bài của Nixon để chăn dắt, phỉnh lừa tất cả: VNCH thì không được biết, VNDCCH thì vừa lòng với những điều khoản hết sức có lợi, cử tri cần lao tài phiệt Mỹ thì hồ hởi vì đã thấy ánh sáng cuối đường hầm con em Mỹ đã có thể về nước và Mỹ không còn dính líu gì ở VN…

Nhưng bản chất của tay Nixon là dối trá và lật lọng, vội vã đưa dự thảo HĐ cho Thiệu xem và biết chắc là Thiệu sẽ không đồng ý rồi sau đó câu giờ không chịu ký đúng ngày 20/10/1972. Đến sau khi yên vị tổng thống 7/11/1972 thì đòi xem xét lại toàn bộ HĐ. Đỉnh điểm là chiến dịch ném bom như ta đã biết…

Chiến dịch ném bom Hà Nội là thất bại đau đớn không ngờ của Nixon. Cả thế giới phản đối, toàn dân Mỹ bị lừa, chiến dịch ném bom trong thời điểm nghỉ lễ như là một hành động lén sau lưng Quốc hội Mỹ. Máy bay Mỹ tiếp tục rụng, con em Mỹ chưa được về thì lại có thêm phi công phải chết, bị cầm tù…

Bản chất Nixon như vậy, lật lọng với Đồng minh (xé bỏ Thoả thuận Bretton Woods để đưa đô la Mỹ neo vào dầu mỏ khiến tất cả đồng minh thành nô dịch chư hầu cho Mỹ), lừa dối nhân dân Mỹ và Quốc hội Mỹ bằng cái Hiệp định đểu rồi sau đó hèn hạ đánh bom nhưng thất bại, coi sinh mạng lính Mỹ như cỏ rác chết thêm cả trăm phi công không đổi lại được gì, không ép được VNDCCH, phải ký HĐ Paris với những nội dung chả khác gì dự thảo tháng 10.… Do đó, Nixon không còn tí uy tín danh dự nào đối với dân Mỹ và Quốc hội Mỹ, nhiệm kỳ 2 của Nixon kết thúc trong nhục nhã ê chề từ chức do bê bối nghe lén Watergate, Nixon là tổng thống đáng bị lãng quên, tổng thống duy nhất chẳng bao giờ được đặt tên cho tàu chiến… Cũng từ sau Giáng sinh 1972, Quốc hội Mỹ đã giới hạn rất nhiều quyền lực của tổng thống Mỹ trong việc điều động quân lực…
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,808
Động cơ
628,362 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em không biết họ có nói thế không. Nhưng những hình ảnh ném bom huỷ diệt Dressden thì em có ngay và nhiều ạ.
Vụ này cụ có thể mở thớt riêng cho chúng em theo dõi và tiện việc tìm lại không ạ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
QUÂN ĐỘI MỸ RÚT kHỎI VIỆT NAM
Theo Hiệp định hoà bình Paris. Quân đội Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày.
"Quân đội" được hiểu là binh sĩ chiến đấu. Những cơ quan quản lý viện trợ quân sự, hoặc hỗ trợ huấn luyện,bảo trì vũ khí... không thuộc diện phải rút đi
Việt Nam 1973_3_27 (7).jpg

27-3-1973 – Nhân viên Ban liên hợp quân sự Bốn bên theo dõi việc rút quân nhân Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam

Việt Nam 1973_3_28 (1).jpg
Việt Nam 1973_3_28 (2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Vụ này cụ có thể mở thớt riêng cho chúng em theo dõi và tiện việc tìm lại không ạ?
mở thớt riêng cũng được. Nhưng em có nhiều hình ảnh quá không chỉ Dressden, cụ mở rộng thành một thớt gì đó để em post. Cụ tính đi, rồi thông báo, em sẽ mở thớt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Việt Nam 1973_3_29 (1).jpg

29-3-1973 – Thượng sĩ Max Bielke, quê Alexandria, tiểu bang Minnesota, là quân nhân Hoa Kỳ cuối cùng rời Việt Nam vào ngày 29/3 khi vai trò của các lực lượng Hoa Kỳ chính thức kết thúc. Anh ta đang mang theo một mành cuốn do Trung tá Bùi Tín, phát ngôn viên chính thức của phái đoàn VNDCCH trong Ban liên hợp Quân sự Bốn bên, tặng cho anh ta

Nhưng bất ngờ cửa lại mở. Đại tá Mỹ David O’Dell bước xuống, khui chai champagne uống với các sĩ quan Sài Gòn đang đứng tiễn. Không hiểu có sắp đặt hay ngẫu hứng, sĩ quan Mỹ này lại trở thành quân nhân cuối cùng rút khỏi VN ngày 29-3-1973. Ly rượu chia tay cũng trở thành ly rượu “đắng” kết thúc những ngày cùng một chiến hào của quân đội Mỹ và Sài Gòn. Lặng nhìn chuyến bay Mỹ hôm ấy còn có Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực VN cộng hòa. Ánh mắt ông ta đắm chìm suy tư cho một hồi kết đang đến.


Việt Nam 1973_3_29 (9).jpg

29-3-1973 – binh sĩ Hoa Kỳ rút khỏi Đà Nẵng
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,368 Mã lực

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,111
Động cơ
382,687 Mã lực

linhnd89

Xe đạp
Biển số
OF-500580
Ngày cấp bằng
26/3/17
Số km
48
Động cơ
1,671 Mã lực
Tuổi
34
Không rõ tù binh ta khi về được đối xử bình thường không hay phải giám sát … vv
Phía mỹ về có bị kìm hãm gì không? Khôbg thấy tài liệu nào nói rõ
Mong là cụ đang muốn tìm hiểu chứ không phải nói xách mé.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,704 Mã lực
Mỹ rút 1973_3_9 (1).jpg

9-3-1973 – Trực thăng CH-47 được chuyển lên tàu Seatrain Florida đưa về nước tại cảng Sài gòn. Ảnh: Richard Hiwa, Jr.
Mỹ rút 1973_3_9 (2).jpg

9-3-1973 – một xe VAN được chuyển lên tàu Seatrain Florida đưa về nước tại cảng Sài gòn. Ảnh: Richard Hiwa, Jr.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top