- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,513
- Động cơ
- 1,140,134 Mã lực
Ngày 6-7-1966 – giải tù binh Mỹ qua những phố ở Hà Nội. Trung uý Hải quân Everett Alvarez (trái), và Trung tá Không lực Hoa Kỳ Robert (Robinson) Risner (phải),
Em thì thấy trong việc này ứng xử như Phương Tây thì phù hợp hơn. Nhưng đúng như cụ nói sự khác nhau ở văn hóa Đông - Tây ảnh hưởng đến cách hành xử. Trong lịch sử phương đông nhiều triều đại đã tìm đến khu mộ của những kẻ đối địch và quật xác các kiểu.Tù binh phi công Hoa Kỳ diễu phố
Hôm 29 tháng 6 năm 1966 Mỹ leo thang nấc thang cuối cùng đánh phá thủ đô Hà Nội và Hải Phòng dẫn tới Lời kêu gọi nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 17 tháng 7 năm 1966 với Lệnh Tổng động viên cục bộ
Em nhớ như in ngày đó, chiều tối hôm 6 tháng 7 năm 1966. tại phố Tràng Tiền, Tràng Thi... Hà Nội, diễn ra cuộc diễu hành 52 phi công Mỹ bị bắt. Dân chúng hai bên đường xỉa xói "đám giặc lái" và hô những khẩu hiệu chống Mỹ.
View attachment 7635033
VNDCCH lý luận rằng Mỹ không tuyên chiến với Việt Nam, nên đây không được coi là tù binh, mà là những tên kẻ cướp
Cuộc diễu hành đã nâng cao lòng căm thù của người Việt Nam đối với quân xâm lược, và chờ đợi sẽ được nhân rộng xuống Hải Phòng
Nhưng... sau đó không thấy báo chí ta tuyên truyền tiếp vụ này nữa.
Điều gì đã xảy ra?
Báo chí phương Tây ngay lập tức đưa tin gây bất lợi những người phản đối chiến tranh Việt Nam. Họ đã đề nghị ta dừng lại chuyện "diễu phố phi công"
Té ra là hai nền văn hoá Á - Âu có những nét khác nhau
Ở Trung Quốc lúc đó đang làm Cách mạng Văn hoá và chuyện đấu tổ, xỉ nhục là chuyện cơm bữa kể cả Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cũng không tránh nổi. View attachment 7635038
View attachment 7635039
Ở ta hơi hướng đấu tố trong Cải cách Ruộng đất vẫn ảnh hưởng đến tư duy một số người trong giới lãnh đạo
Văn hoá phương Tây có chút khác biệt với văn hoá Á Đông ở điểm này
Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, nhưng phi công Nhật Bản tử trận trong chính cuộc tấn công đó vẫn được người Mỹ làm tang lễ cẩn thận
View attachment 7635042
7-1-1942 – thủy thủ Mỹ vớt xác Trung uý Mimori Suzuki lái máy bay ném bom B5N Nakajima Type 97 (thuộc tàu sân bay Kaga) bị bắn rơi khi tập kích Trân Châu Cảng (vào ngày 7-12-1941)
View attachment 7635043
7-1-1942 –– lính Mỹ chôn cất với đầy đủ nghi lễ danh dự quân đội cho Trung uý phi công Nhật Bản Mimori Suzuki lái máy bay ném bom B5N Nakajima Type 97 bị bắn rơi khi tập kích Trân Châu Cảng (hôm 7/12/1941)
View attachment 7635044
Cảnh sát Anh bên quan tài hai phi cõng August Schleicher và Kurt Seydel lái máy bay Ju-88 bi bắn rơi ngày 16-10-1939 khi ném bom căn cứ hải quăn của Anh ở Edinburgh, Scotland (Anh)
View attachment 7635045
Họ có những quy tắc ứng xử thời chiến: chẳng hạn phi công sẽ không bắn vào phi công đối phương khi đã bung dù
em để hoặc vì là thông tin chưa kiểm chứng, nghe chỗ nọ chỗ kia thôiNhân đân đó xấu nên phải để trong ngoặc hả cụ,hay nhân dân đó chửi nhầm người tốt
Có phải tướng CA không cụ?có trường hợp hợp ông Nguyễn Tài cũng nhiều cái hay.
Lúc bị giải đi chắc cũng xác chưa biết kết cục sẽ là thế nào nên tâm trạng hoảng sợ. Liệu có bị để mặc cho đám đông giận dữ trút phẫn uất không khi mà mình đã thả bom tàn sát bao dân thường vô tội như thế. Liệu có bị dẫm đạp, ném đá,.....Nhìn ông phi công nào cũng lấm lét, chắc ướt hết đũng quần khi bị khủng bố bằng cách diễu phố. Họ chắc sock về việc này lắm đây.
Đúng rồi cụ. Đây là cờ Đam bàn 8x8 ô. Có cả loại bàn 10x10 ô.Cờ này em tin là không phải cờ tướng cụ ơi
Bác có thông tin gì việc này không?Em nghĩ không có gì là sai trái.
Sự việc đã 50 năm, giờ cần 1 cái nhìn đa chiều. 50 năm rồi mà vẫn sợ định hướng thì em thua rồi.
Ngoài lề 1 tý, năm 72, thỏa thuận Paris coi như đã xong, chỉ có chính quyền VNCH không muốn ký. Mỹ thấy vậy muốn ký tắt với ta, vụ VNCH tính sau. Ta thì nhất định đòi ký 4 bên. Mỹ ném bom miền bắc vì lý do này.
Vậy nếu ta và Mỹ ký trước thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn miền bắc sẽ không dính bom, nhưng Thiệu không ký thì có ảnh hưởng gì không?
Như bác viết đã 50 năm, được công khai,... thì bác hãy trích nội dung cuộc họp ấy có phần khăng khăng của phía VNDCCH phải có 4 bên.Trong cuộc họp ngày 11/12/1972 giữa Mỹ và VNDCCH, ông Lê Đức Thọ đặt ra: Phải có 4 bên ký Hiệp định. Kissinger bất ngờ vì từ tháng 10 đã thỏa thuận 2 bên ký rồi 2 bên kia ký hai thư đồng ý riêng.
Sau cuộc họp này Mỹ ra sức thuyết phục Thiệu ký nhưng Thiệu nhất định không ký.
Tất nhiên ngoài việc ký còn 1 bất đồng nữa là điều khoản về DMZ (Giới tuyến phi quân sự).
Sau khi đánh bom miền bắc, Mỹ phải gửi tối hậu thư cho Thiệu thì Thiệu mới đồng ý ký.
Em thấy Thiệu có lý của ông ấy, ông ấy muốn VNCH phải ngang hàng với ta, ở đây ta lại muốn ngang hàng với Mỹ, còn VNCN chỉ ngang hàng với MTGP miền nam VN
Em chỉ nghĩ các hình ảnh này mình xem nó là các tư liệu lịch sử vì nếu có vào Hoả Lò thì số lượng ảnh hơi ít về tù binh phi công Mỹ. Chủ yếu là ảnh về vụ linebacker 2 và khu Khâm Thiên cùng một số ảnh không nhiều Phi Công. Bt Hoả Lò cũng ngầm ý là Giặc Pháp đối xử tàn tệ với các chiến sỹ cách mạng còn ta đối xử tử tế với tù binh Mỹ. Quan điểm là của mỗi người xem và cảm nhận là khác nhau nhưng ảnh đó là sự thật lịch sử. Mỗi bên đều mới ăn có 1/2 cái bánh mỳ của sự thật thôi. Em luôn ủng hộ cụ Ngao đóng góp và chia sẻ phần nào sự thật lịch sử bi thương. Kể cả các thớt khác của cụ Ngao em nghĩ có nhiều tư liệu hay mà các bạn trẻ có thể xem nếu quan tâm.Hầu hết ảnh của cụ Ngao post về các trại tù binh ở phía Nam đều lấy từ phía Mỹ. Những bức ảnh này mang định hướng của Mỹ.
Em nghĩ nên thận trọng khi mình đang bị định hướng. Xin lỗi cụ Ngao, em kính trọng cá nhân cụ, nhưng ko vì thế mà khoan nhượng với những hành vi sai trái.
Nói lại cho rõNgoài lề 1 tý, năm 72, thỏa thuận Paris coi như đã xong, chỉ có chính quyền VNCH không muốn ký. Mỹ thấy vậy muốn ký tắt với ta, vụ VNCH tính sau. Ta thì nhất định đòi ký 4 bên. Mỹ ném bom miền bắc vì lý do này.
Vậy nếu ta và Mỹ ký trước thì sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn miền bắc sẽ không dính bom, nhưng Thiệu không ký thì có ảnh hưởng gì không?
Tù binh phi công Hoa Kỳ diễu phố
Hôm 29 tháng 6 năm 1966 Mỹ leo thang nấc thang cuối cùng đánh phá thủ đô Hà Nội và Hải Phòng dẫn tới Lời kêu gọi nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 17 tháng 7 năm 1966 với Lệnh Tổng động viên cục bộ
Em nhớ như in ngày đó, chiều tối hôm 6 tháng 7 năm 1966. tại phố Tràng Tiền, Tràng Thi... Hà Nội, diễn ra cuộc diễu hành 52 phi công Mỹ bị bắt. Dân chúng hai bên đường xỉa xói "đám giặc lái" và hô những khẩu hiệu chống Mỹ.
View attachment 7635033
VNDCCH lý luận rằng Mỹ không tuyên chiến với Việt Nam, nên đây không được coi là tù binh, mà là những tên kẻ cướp
Cuộc diễu hành đã nâng cao lòng căm thù của người Việt Nam đối với quân xâm lược, và chờ đợi sẽ được nhân rộng xuống Hải Phòng
Nhưng... sau đó không thấy báo chí ta tuyên truyền tiếp vụ này nữa.
Điều gì đã xảy ra?
Báo chí phương Tây ngay lập tức đưa tin gây bất lợi những người phản đối chiến tranh Việt Nam. Họ đã đề nghị ta dừng lại chuyện "diễu phố phi công"
Té ra là hai nền văn hoá Á - Âu có những nét khác nhau
Ở Trung Quốc lúc đó đang làm Cách mạng Văn hoá và chuyện đấu tổ, xỉ nhục là chuyện cơm bữa kể cả Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cũng không tránh nổi. View attachment 7635038
View attachment 7635039
Ở ta hơi hướng đấu tố trong Cải cách Ruộng đất vẫn ảnh hưởng đến tư duy một số người trong giới lãnh đạo
Văn hoá phương Tây có chút khác biệt với văn hoá Á Đông ở điểm này
Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, nhưng phi công Nhật Bản tử trận trong chính cuộc tấn công đó vẫn được người Mỹ làm tang lễ cẩn thận
View attachment 7635042
7-1-1942 – thủy thủ Mỹ vớt xác Trung uý Mimori Suzuki lái máy bay ném bom B5N Nakajima Type 97 (thuộc tàu sân bay Kaga) bị bắn rơi khi tập kích Trân Châu Cảng (vào ngày 7-12-1941)
View attachment 7635043
7-1-1942 –– lính Mỹ chôn cất với đầy đủ nghi lễ danh dự quân đội cho Trung uý phi công Nhật Bản Mimori Suzuki lái máy bay ném bom B5N Nakajima Type 97 bị bắn rơi khi tập kích Trân Châu Cảng (hôm 7/12/1941)
View attachment 7635044
Cảnh sát Anh bên quan tài hai phi cõng August Schleicher và Kurt Seydel lái máy bay Ju-88 bi bắn rơi ngày 16-10-1939 khi ném bom căn cứ hải quăn của Anh ở Edinburgh, Scotland (Anh)
View attachment 7635045
Họ có những quy tắc ứng xử thời chiến: chẳng hạn phi công sẽ không bắn vào phi công đối phương khi đã bung dù
Phía bên kia đến giờ vẫn tuyên truỳen vụ ném bom giáng sinh 1972 đã bắt BVN quay lại bàn đàm phán. Ko biết luận điểm cụ thể của họ là ntn ?Bác có thông tin gì việc này không?
Nếu Mỹ đồng ý chỉ ký 2 bên giữa ta và Mỹ, xong Mỹ rút quân, thì đó chẳng phải là mục đích chính của ta là gì?
Chẳng phải từ trước đến tận lúc đó ta chẳng hề công nhận cái chế độ này, chỉ có mỗi phía Mỹ cố kéo chế độ đó vào để ta cũng phải đưa CP CM LT MN Việt Nam vào theo. Vậy tại sao ta phải kéo chế độ SG vào ký để Mỹ phải rải thảm Hà Nội?
Chẳng lẽ bác chưa đọc cái topic này, SG kiên quyết không chịu chấp nhận bản dự thảo tháng 10, Mỹ thấy cũng có vẻ không có lợi nên lật lọng, thay đổi gần như hết các nội dung cơ bản của bản dự thảo ấy để ta không chấp nhận nữa. Tưởng như đã xong chỉ còn ký mà đàn phán lại bế tắc.
Rải thảm Hà Nội (Hải Phòng và mấy địa phương xung quanh) để ép ta chấp nhận những nội dung mới, nhưng B52 rụng quá nhiều, làn sóng phản đối trong nước và quốc tế nổi lên mạnh mới bắt Mỹ và SG chấp nhận quay lại với bản dự thảo tháng 10 ấy!
Tuy nhiều nội dung bác Ngao đưa lên trên này dựa theo cách viết của phía Mỹ, nhưng cũng cho thấy sự lật lọng của phía Mỹ vì tưởng dùng B52 sẽ làm thay đổi được nội dung đã được 2 bên đồng ý theo hướng có lợi cho Mỹ.
Họ chẳng sai khi Việt Nam chấp nhận quay lại Paris,Phía bên kia đến giờ vẫn tuyên truỳen vụ ném bom giáng sinh 1972 đã bắt BVN quay lại bàn đàm phán. Ko biết luận điểm cụ thể của họ là ntn ?