NGÀY 11 . CẦN THƠ-SÓC TRĂNG -BẠC LIÊU-CÀ MAU ( 230 Km)
Dưới đây là hành trình ngày 11 của bọn em
Ăn sáng cà phê xong tại khách sạn , bọn em trả phòng rồi xuất phát . Theo chương trình đã vạch sẵn bọn em sẽ đi thăm 1 số chùa tiêu biểu cho kiến trúc K'mer
Đường đi cũng đơn giản , rời Cần Thơ cứ xuôi theo QL1A qua Hậu Giang là vào địa phận tỉnh Sóc Trăng .
Sóc Trăng là địa bàn cư trú của khá nhiều đồng bào Kh’mer theo Phật giáo Tiểu thừa. Trong cuộc sống của đồng bào Kh’mer ngôi chùa không chỉ là một trung tâm sinh hoạt tôn giáo, nó còn là bộ mặt cho đời sống tinh thần, như một phần không thể tách rời trong cuộc sống thường nhật của họ. Hàng năm có nhiều lễ hội truyền thống cũng diễn ra ở chùa như Tết Chol Chnam Thmây, Lễ Dolta, Lễ Óc Om Bok…
Chùa Kh’leang là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Ngôi chùa cổ kính này hiện tọa lạc ở số 53 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia...
Ngôi chính điện hiện nay được xây dựng từ năm 1918 có chiều dài 24m, rộng 13m, dựng trên mặt nền cao gần 2 m, gồm ba bậc: bậc 1 cao 1m, cách bậc hai 7m tạo thành vòng sân đường nội bộ (để làm lễ), bậc 2 cao 0,8m cách nền 3 là 4,5m có dựng hàng rào bao quanh và trang trí hoa văn. Bậc nền 3 là mặt bằng ngoài tráng một lớp xi – măng vôi có trang trí hoa văn theo các họa tiết riêng biệt hình cánh sen hoặc các hình khối, tạo thành những đường viền cách vách chính điện 1,5 m, thành một vòng hành lang xung quanh chính điện..
Mặt bằng chính điện hình chữ nhật chạy dài theo hướng Đông – Tây (cửa vào quay ra hướng Đông). Chính điện được dựng bằng 6 hàng cột dọc gồm: 60 cây cột trụ, hàng 1 được dựng lan can hoa văn, hàng 2 là hàng trụ vách, hàng 3 xác định gian giữa gồm 5 gian. Trên 12 thân cột ở hai hàng thứ 3 có hoa văn viền ở phần đầu và chân cột chạm hình hoa sen. Đặc biệt, hình hoa sen ở chân cột ngắn hơn ở đoạn đầu cột. Do đó, khi nhìn ta có cảm giác hai đoạn này cân xứng nhau. Giữa hai đoạn này là phần gỗ được sơn mài đen, vẽ hình rồng hoa lá bằng nhũ vàng theo mô típ Trung Quốc. Chân vách phía bên ngoài chạm nổi những dãy hoa văn kết hợp thành một đường viền bao quanh ngôi chánh điện có chiều cao 1,3 m, chỗ giới hạn trên đường viền được đặt cửa sổ dọc theo tường dài, mỗi bên có 7 khung, cửa ra vào đặt ở hai đầu chính điện, mỗi đầu có 02 khung, cửa sổ có kích thước theo tỉ lệ 1/2 (1,2m x 2,4m), cửa cái cũng có tỉ lệ kích thước 1/2 (1,6m x 3,2m).
Phía trên mỗi khung cửa là một ô trang trí hoa văn được đắp nổi bằng xi – măng dạng chiếc mũ sơn màu vôi đỏ hình tam giác cân, hai cạnh bên lõm vào, hai góc đáy cong lên. Toàn bộ khung và cánh cửa của ngôi chính điện chùa là một kì công của nghệ thuật khắc gỗ. Nơi đây còn lưu lại dấu vết, tài năng khắc gỗ của nghệ nhân Khmer mà ta ít thấy ở nơi khác tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp đến mời các Cụ tới thăm chùa Dơi .
Chùa Dơi Sóc Trăng còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp) là quần thể kiến trúc đẹp mắt, và là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh. Sỡ dĩ có tên như vậy vì khuôn viên chùa là nơi sinh sống của bầy dơi đông đúc
Ngôi chùa này có kiến trúc Khmer cổ, chánh điện được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực...
Trong chánh điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Đặc biệt, trong Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.
Bên ngoài chánh điện chùa là khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Trong khuôn viên còn có xây nhiều bảo tháp chứa di hài các sư trụ trì chùa, và nhà hội Sa La với kiến trúc kiểu nhà rông, làm nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi...
Ngoài ra, phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng) được các nhà sư nuôi trong chùa, và khi chết chúng được chôn tại đây. Hiện chùa vẫn còn nuôi 4-5 con heo 5 móng.
Rời Sóc Trăng đoàn em di chuyển theo QL1A để tới với TP Bạc Liêu , Điểm đầu tiên phải ghé thăm đó là nhà công tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy) ở số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Đến nay, công trình tròn 100 năm tuổi nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn và là điểm đến hấp dẫn bậc nhất của
Bạc Liêu.
Người dân địa phương thường gọi đây là “nhà Lớn”, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về.
Trong nhà còn trưng bày nhiều đồ vật gắn liền với giai thoại của "Hắc công tử". Đây chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về.
Trong nhà Công tử Bạc Liêu có giường nóng và giường lạnh. Giường lạnh làm từ gỗ sưa, khảm đá cẩm thạch được dùng vào mùa hè. Giường nóng làm từ gỗ giáng hương, có khả năng giữ ấm cho cơ thể được ông Trần Trinh Huy dùng vào mùa mưa.
Nói chung là thiết kế ngôi nhà vẫn rất hợp lý , cực kỳ thông thoáng và mát mẻ
Nhắc đến
cánh đồng quạt gió ở Việt Nam đương nhiên không thể nào thiếu được cánh đồng vô cùng thơ mộng ở Bạc Liêu. Trước đây gần như ai ai cũng biết đến Bạc Liêu chủ yếu bởi các giai thoại xoay quanh nhà “Công tử Bạc Liêu”. Nhưng bây giờ với việc Bạc Liêu sở hữu
cánh đồng quạt gió có quy mô lớn nhất Việt Nam chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ đến một chuyến đi tới đây..
Tầm này đang nắng quá chụp ảnh cũng không được đẹp , đành ngắm bằng mắt là chính
Kể mà đến đây muộn chút tầm 17h trở ra thì hợp lý hơn , thực sự là rất đẹp
Đường từ đây xuống đến TP Cà Mau cũng còn khá xa nên một số điểm định đến ở Bạc Liêu đã phải lược bỏ , Ngược trở lại thành phố Bạc Liêu bọn em theo QL1A xuôi tiếp về TP Cà Mau , nơi nghỉ ngơi tối nay cho bước tiếp theo chinh phục Năm Căn - Mũi Cà Mau điểm cực Nam của Tổ Quốc
Đến Cà Mau cũng tầm 17h30 , Bọn em vào KS Công Đoàn ở ngay trung tâm thành phố Cà Mau nghỉ ngơi ..
View attachment 20220405_164251.jpg
Cà mau nổi tiếng với các vựa tôm cua , đến với đất Cà Mau mà không làm 1 bữa tôm cua cho thoải mái thì thật là lãng phí
Trên xe bọn em luôn có sẵn bếp ga , nồi xong , gia vị bát đũa ...đủ để hạ trại bất cứ chỗ nào trên đường , Nhận phòng xong mấy chị em ra chợ làm một mớ tôm cua tươi roi rói ..Thêm ít rau sống nữa là đủ để chiến đấu
Hi hi bọn em vác đồ lên khách sạn chui ra hành lang bắc bếp lên luộc ..
Cua Cà mau rất chắc nhiều thịt cắn ngập răng luôn ..he he
Chén xong ai đói thì làm bát mỳ tôm , thế là xong bữa tối ngon bổ rẻ he he , em còn nhiều lần chiến kiểu này trên đường nữa , , trên đường dọc ngang ở đất Cà mau cứ qua vuông nuôi tôm cua nào họ bán mà ngon là bọn em vào mua , xong nổi lửa lên em ngay bên đường ...Chén theo kiểu tại chỗ này nó thú vị mà không cửa hàng nào có được