Em gửi các cụ link bài viết của nhà báo Joseph L. Galloway (phiên dịch là
Gan-lâu Uây như cụ
Hà Tam ) về trận chiến Ia Drang.
http://www.historynet.com/ia-drang-where-battlefield-losses-convinced-ho-giap-and-mcnamara-the-u-s-could-never-win.htm
Trước tiên để tóm tắt về cụ phóng viên này thì: Cụ Uây là phóng viên chiến trường tại trận Ia Drang, rất nhiều ảnh của cụ Ngao post ở đây là ảnh chụp của cụ này. Sau đó cụ Uây tham gia viết quyển sách "We were soldiers One and Young" rồi bị đám Hollywood lấy ra và bịa thêm thành phim. Cụ này cũng đã được thưởng huân chương Sao đồng vì thành tích cứu lính Mỹ tại trận Ia Drang. Nói qua về thân thế cụ Uây để thấy rằng quan điểm của cụ ý khá là khách quan.
Bài này cũng tương đối dài nên em tóm tắt lại một số ý chính bổ sung cho bài viết của cụ Ngao để các cụ tiện theo dõi:
Nhan đề của bài viết là "
Ia Drang – The Battle That Convinced Ho Chi Minh He Could Win" - em xin tạm dịch là: "Ia Drang - Trận chiến đã thuyết phục rằng Ho Chi Minh, ông ta có thể thắng". Đại ý nói rằng, qua trận Ia Drang thì đã biết được bên thắng - bên thua trong cả cuộc chiến rồi. Do đó trận này có ý nghĩa rất to lớn của nó.
Key words 1: "
Word spread quickly that a battalion of Americans had been massacred in the Ia Drang Valley, but reporters were told there was no ambush" - tạm dịch là: "Lời đồn lan truyền rất nhanh về việc có 1 tiểu đoàn lính Mỹ đã bị thảm sát tại thung lũng Ia Drang, nhưng phóng viên lại được thông báo là không có vụ phục kích nào cả":
Bài viết của cụ Uây nói khá rõ về việc việc tiểu đoàn 2/7 bị phục kích tại LZ Albany ngày 17/11 và thiệt hại ghê gớm. Với chiến thuật xáp lá cà của quân VN, phi pháo và bom napalm không phát huy tác dụng rõ ràng vì nó gây ra thiệt hại cho cả quân Mỹ lẫn VN. Đã có ít nhất 2 phóng viên của Mỹ và Việt Nam chứng kiến vụ phục kích, 2 ông này lập tức nhảy lên máy bay để chạy về căn cứ, thế là lời đồn về cuộc phục kích được lan truyền rất nhanh. Tuy nhiên, tướng Mỹ Knowles khi triệu tập buổi họp báo vào cuối ngày 18/11 lại lấp liếm rằng đây là cuộc đụng độ nhỏ và tổn thất rất ít, điều này gây ra sự phẫn nộ đối với giới phóng viên. Như vậy, chính bản thân quân đội Mỹ cũng dính bệnh thành tích nhiều lắm.
Key words 2: "
LBJ ordered McNamara to Saigon to find out what happened at Ia Drang, and what it meant." - tạm dịch là "Lyndon B. Johnson ra lệnh cho McNamara đến Sài Gòn và tìm hiểu những gì đã xảy ra tại Ia Drang và ý nghĩa của nó":
Lúc này McNamara đang ở Châu Âu nhưng được lệnh gấp của Tổng thống phải qua Sài Gòn để tìm hiểu về trận chiến, điều này chứng tỏ trận Ia Drang có vai trò khá quan trọng. Trận chiến kết thúc khoảng ngày 18/11 thì đền ngày 30/11 McNamara đã viết 1 bản báo cáo tối mật gửi cho Johnson nói rằng, hiện chỉ có 2 phương án:
- Phương án 1: Tìm kiếm giải pháp ngoại giao để thoát khỏi cuộc chiến
- Phương án 2: Gửi thêm 200 nghìn quân đến Việt Nam để nâng tổng số quân lên 500 nghìn và như vậy sẽ chấp nhận 1.000 lính chết/tháng (thực tế thì đến năm 1968, tỷ lệ lính Mỹ chết tại Việt Nam là 3.000/tháng).
Đọc báo cáo của McNamara thì Johnson hiểu ngay ra vấn đề là Mỹ không thể thắng tại Việt Nam. Ngày 15/12/1965 khi Johnson triệu tập Hội đồng "những ông già khôn ngoan" - council of “wise old men” để bàn về chiến lược cho cuộc chiến, ông ta đã hỏi lại McNamara: "Ý anh là, cho dù tôi làm bất kỳ điều gì, tôi cũng không thể thắng tại Việt Nam". Như vậy, qua trận chiến Ia Drang, giới chức Mỹ đã cảm thấy sự bất lợi trong cuộc chiến, tuy nhiên cái hội đồng già khọm này vẫn quyết định leo thang bằng cách đổ thêm quân vào Việt Nam.
Key words 3: "
Both sides understood that the war had changed suddenly and dramatically in those few days….Both sides claimed victory.": Nói về việc cả 2 phía VN và Mỹ đã nhận thấy cuộc chiến đã thay đổi, mặc dù cả hai phía đều tuyên bố chiến thắng. Đoạn này nói về những bài học đắt giá mà cả phía VN và Mỹ đã học được từ trận chiến Ia Drang.
- Về phía VN:
Thứ nhất: VN hiểu được rằng sức mạnh quân sự của Mỹ không phải là "bất khả chiến bại", mặc dù Mỹ có bom, pháo, máy bay... nhưng sức mạnh này sẽ bị hạn chế khi oánh nhau tầm gần và càng hạn chế hơn khi oánh nhau xáp lá cà. Do đó phía VN tiếp tục theo đuổi chiến thuận "Nắm thắt lưng địch mà đánh" của tướng An.
Thứ hai: Phía VN - Tướng Giáp xác định rằng chiến thuật "trực thăng vận" chính là sự thay đổi lớn nhất và cũng chính là mối nguy lớn nhất mà quân đội Mỹ mang đến chiến trường VN, do đó họ sẽ tìm mọi cách để đánh thắng chiến thuật "trực thăng vận" mới mong có thể chiến thằng cuộc chiến. VN sẽ tiếp tục chiến lược chiến tranh lâu dài với Mỹ mặc dù biết được cái giá phải trả là vô cùng to lớn
Thứ ba: VN hiểu rằng quân đội Mỹ không được phép đánh qua biên giới Campuchia, do đó quân VN sẽ xây dựng hậu cứ ở Campuchia, chủ động chọn thời điểm và chiến trường để oánh nhau với Mỹ. Oánh xong lại rút về Cam để nghỉ ngơi, bổ sung lực lượng chuẩn bị cho trận chiến tiếp. Nói cách khác, Mỹ đã mất quyền chủ động trên chiến trường vào tay VN.
- Về phía Mỹ:
Thứ nhất: Như đã nói ở trên, giới chức Mỹ từ năm 65 đã hiểu là họ không có khả năng chiến thắng ở VN.
Thứ hai: Ia Drang là trận đánh lớn đầu tiên mà quân đội Mỹ sử dụng chiến thuật "trực thăng vận" và phương tiện này đã chứng minh được độ tin cậy của nó nên phía Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng và phát huy chiến thuật này.
Thứ ba: Xét trên thông số trận đấu, theo như báo cáo thì tỷ lệ tỷ vong của quân VN so với Mỹ là 12:1. Westmoreland hi vọng rằng càng kéo dài chiến tranh thì càng tiêu hao sinh lực đối phương đến khi đối phương hết nguồn lực thì thôi. Nhưng một số người khác thì nghĩ rằng chiến lược tiêu hao có nghĩa là quân Mỹ chẳng có chiến lược nào...
Thứ tư: Sau trận Ia Drang thì Chính phủ Mỹ thay đổi chính sách quân dịch thời gian phục vụ của lính Mỹ tại VN bây giờ là 12 tháng, vì vậy lực lượng Mỹ đến Việt Nam năm 65 thì bị rút hết về nước vào năm 66 và bổ sung lực lượng mới hoàn toàn. 1 quyết định thay thế hoàn toàn đám lính cũ, dày dạn kinh nghiệm bằng đám lính mới toe chưa biết gì liệu có là chiến lược tốt cho quân đội Mỹ?
Em cứ tạm dịch & tóm tắt thế đã