Khi tai nạn sảy ra, chúng ta mới hiểu thế nào là làm chủ tốc độ, giữ khoảng cách và quan sát.
Nếu xe dẫn đầu phanh gấp họ có 2/3 lỗi trên. Nếu xe đi ngay sau xe dẫn đầu phanh gấp họ có cả 3 lỗi trên. Khi xe đi sau có khoảng cách đủ để phanh, họ có thể tớp phanh để báo cho xe sau. Sau đó già phanh để đứng xe. Phanh cho xe đi biết nguy hiểm phía trước là một phần kỹ năng nên có. Nhiều người ngại đạp phanh, đến nơi mới đạp, các xe sau lơ là bám mít hoặc tài non dễ dính đòn. Để thay vì gặp rắc rối do tai nạn, mình phòng trừ không hơn à.
Riêng em chạy xe, nếu xe sau bám sát mít quá mà đang ở chỗ mình không cho vượt được ( ví dụ như trường hợp đổ dốc này) thì tớp phanh cho họ cách xa mít xe mình ra. Nhất là đường tắc, nhiều lúc phải giả vờ phanh như lái mới cho xe sau họ sợ mà cách xa mình ra. Chứ lúc nào cũng nghĩ xe sau là tài già họ kiểm soát được thì không phải là hay đâu.
Ví dụ như xe Mẹc trong tình huống này, rõ ràng lái xe lơ là, có khi do phanh gấp mà xe khách nó táng vào mít nên quay ngang xe ra chứ không phải tự đâm vào rào phân cách. Nếu là bị húc mít nên bị vậy, khi đổ dốc, con Mẹc kìm con khách lại không cho đổ dốc nhanh thì chưa chắc đã sảy ra tai nạn.
Lái xe không ai dám nói hay cả. Nhưng có nhưng biện pháp phòng ngừa vẫn là hay nhất. Tự tin, nhưng đừng quá tự tin. Mình phanh là đúng, nhưng phanh mà bị tai nạn thì chưa hay.