- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 31,104
- Động cơ
- 667,041 Mã lực
Cụ Róm năm nay không mở hàng rượu nữa àhh! Năm kia cháu được 1 bình Khả Lạc nhà Cụ đến bây h vưỡn còn cái bình thủy tinh đem ngâm táo mèo.
Các Cụ gặp đúng đối tượng rồi đấy!Rượu thuốc? Ài chà chà... vãn sinh lại ngứa nghề đây.
- phàm là rượu thì cái tiên quyết là phải NGON.
- phàm là thuốc thì cái tiên quyết là phải BỔ.
Từ chân lý đơn giản đó, chúng ta phải quyết định yếu tố "ngon" hay "bổ" là yếu tố ưu tiên.
Vì sao phải nói vậy. Thiên hạ trăm đấng nam nhi thì 99 ông có uống rượu. 60 ông hay uống 40 ông uống tốt. 20 ông thường xuyên uống. Nhưng để biết thế nào là ngon thì chỉ có 5 ông thôi. Mà 5 ông ấy thì mỗi ông hiểu "ngon" một kiểu.
Vậy nên, khi bàn đến rượu thuốc, với 2 yếu tố là rượu và thuốc thì cần xét kỹ nhu cầu người dùng. Quý ngài có thể uống 1 ly rượu ngâm cà dê tanh ngoéo mà vẫn khen ngon, ấy là vì tâm lý quý ngài đang uống rượu với cách thẩm của người uống thuốc, và vì rằng thấy người ta nói rượu cà dê rất chi là bổ... Khi đó quý ngày đang ẩm cái gọi là "thuốc rượu" chứ không phải là "rượu thuốc"
Rượu thuốc phải thế nào ư? Ok, vãn sinh xin làm ngụm đã rồi tiếp tục với quý ngài...
Cụ Róm năm nay không mở hàng rượu nữa àhh! Năm kia cháu được 1 bình Khả Lạc nhà Cụ đến bây h vưỡn còn cái bình thủy tinh đem ngâm táo mèo.
Thế rắn cũng phải phơi cho hơi tái hử cụ ?Nguyên liệu để làm rượu thuốc thì đương nhiên phải có rượu. Rượu thế nào là phù hợp? Đừng nói là rượu càng nặng cáng tốt nhé, sai bét! Rượu quá nặng sẽ làm "cháy" một số cái người ta gọi là "vi lượng" ở trong thuốc, hoặc có thể làm vón cục những thứ đáng nhẽ phải được "cắt" nhỏ cho dễ hấp thu. Nhưng rượu nhẹ quá cũng không được, vì không đủ độ để làm "chín" và chiết ra cái cần chiết từ thuốc.
Vậy độ rượu thế nào là vừa?
Đối với từng loại dược liệu (là cây, là con, là khoáng..) thì cần chọn nồng độ rượu khác nhau. Với mỗi loại thì cần cụ thể, nhưng chung chung thì thế này:
- đối với dược liệu khô thì độ rượu từ 32-35 độ là vừa phải.
- đối với dược liệu tươi: nên phơi qua cho hơi tái, không nên ngâm tươi hoàn toàn, vì khi ngâm tươi dược liệu ngậm nước nhiều sẽ làm giảm độ rượu một cách đáng kể, mà dùng rượu có nồng độ cao trên 45 độ thì không nên. Vậy thì nên phơi tái và ngâm với rượu khoảng trên dưới 40độ là vừa phải.
Gần đây Quý ngài thấy có trào lưu ngâm con gì cũng phải sống, tươi mới tốt. Đấy là không đúng rồi.. Cổ kim các kụ chả dậy ta làm thế bào giờ. Vì sao ngày xưa cá ngựa tươi, tắc kè hoang, rắn hoang nhiều hơn bây giờ mà người ta lại nhất thiết phơi khô mới ngâm? Nó có lý do chứ lị. Nhưng vì giờ phơi khô thì người ta sợ là đồ dởm, đồ mất chất, thế nên mua tươi cho chắc. Thôi thì mua tươi rồi thì làm cho đúng cách...
Câu này , cụ Sơn cua cho cháu in lịch mấy chai rượu ngâm nhá cháu sẽ lồng ảnh mấy chã vào chai rịu ngâm !@BD : Ngâm cái thằng nghiện rượi là bổ và tốt nhất
E bảo này! cụ có biết nhà máy rượu hn mới lắp lò ủ ko? Trước toàn pha ra rồi dung máy lọc để lọc các chất đôc. Các cụ uống vào tối về sót ruột với khô họng mà ko thắc mắc nhỉ, em thấy cụ nào cũng bị nhưng lại mặc nhiên nghĩ là rượu uống phải thế chứ các bác sành rượu thì toàn đặt rượu thửa để uống thôi!Cụ nhầm rồi cồn rượu ở nhà máy rượu hà nội được trưng cất bằng tấm hoặc bằng ngô nên cũng không khác gì rượu nấu chí khác là khử chất độc và cô lại thành cồn thôi. Voka đỏ là bằng ngô, Voka xanh là gạo tấm nhé. Ngâm vẫn ổn mà, hôm trước em mang rượu táo mèo ngâm bằng rượu HN các cụ nhà mình khen rối rít trong đó có cả cụ mà cụ vừa bảo đấy.
Ngâm thì phải ngâm bình sành cụ ah. Ngâm bình có tráng men thì rượu thở thế nào đc. Với lại rượu chỉ để trong hầm là tốt nhất hạ thổ thì hạ thổ vào tháng 3 âm lịch chứ mà để tháng 9 rượu vừa ra lò mà hạ thổ ngay thì nó ngân rượu uống vào thì êm nhưng say lâu!Em ở Đức tùng cụ nhé
Các cụ cho em hỏi em thấy ở trên chỗ thì cụ bảo ngâm bằng chum tráng me, chỗ thì bảo không tráng men. Thế sự khác biệt này dẫn đến điều gì vậy ? E tưởng ngâm chum có men thì ngon hơn, đỡ lo bị ngấm rượu ra ngoài chứ
K phải là lò ủ mợ ui, đấy là tháp chưng cất cồn để khử aldehyde. Dùng máy lọc thì làm sao lọc được aldehyde mợ ui, mợ PR cho rượu nấu thì cứ PR chứ đừng có chê công nghệ sx rượu vodka của nhà máy.E bảo này! cụ có biết nhà máy rượu hn mới lắp lò ủ ko? Trước toàn pha ra rồi dung máy lọc để lọc các chất đôc. Các cụ uống vào tối về sót ruột với khô họng mà ko thắc mắc nhỉ, em thấy cụ nào cũng bị nhưng lại mặc nhiên nghĩ là rượu uống phải thế chứ các bác sành rượu thì toàn đặt rượu thửa để uống thôi!
Món atiso này kiếm ở đâu cụ? Có đảm bảo ko?CỬU VĂN LONG nói:Em vừa thưởng thức xong cái rượu Atiso này phải nó rất ngon mà bổ, công dụng của nó lợi mật, rồi lợi gan giúp gan hóa giải nhiều độc tố thì rồi giảm mỡ trong máu, cải thiện tiêu hóa, chống biếng ăn và điều trị đau bụng đây :
Món atiso này kiếm ở đâu cụ? Có đảm bảo ko?
món này em chưa thử cũng chưa có thời gian tìm hiểu ạCó phối hợp với nhục thung dung được k kụ.
Màu đỏ đỏ là quả atiso trong trà ?hay quả "BỤP GIẪM" hả cụ.quả này nhiều người bán hàng cũng gọi quả atiso.Em làm chuột bạch ở trên rồi đấy đảm bảo là ngon - bổ, còn cụ vẫn sợ thì đừng uống rượu ngâm làm gì nữa cứ làm cái cái can Lò Đúc cho nhanh. Còn mua atiso thì có nhiều nơi như chợ Đồng Xuân và chợ Hôm, những chợ bình thường khác thì cụ phải ra hỏi người ta, rổ giá thì em ko lắm rõ cũng đắt đấy.