Ko bằng mấy giải pháp của ông đại sứ gì của vn đăng trêm fb nữa
À vâng thế thì tính phít bách 90% sau khi đã trừ thuếDồi ôi, cụ định làm không công à? Feedback 80% thôi. 10% thuế thu nhập nữa cụ mới còn 10% ạ.
Còn đầy khu nhìn thấy trước tình trạng sau này như thế lão ạ. ĐM, khu Linh Đàm trước nhìn đường rộng thế mà giờ hm éo ăn thua gì vs tiến độ xếp hình vào chỗ trống quá nhanh của các bố. Ngày nào cũng tắc. Mệt mỏi.Lịt mie chúng nó, đường Lê Văn Lương ít nữa rồi đi kiểu gì, xây rõ lắm nhà cao tầng vào
Nhiều người biết vứn đề này, dưng méo có ...xiền thì cải vào đâu? Thêm nữa, em thấy còn thiếu giải pháp thứ 8 là giãn dân khu nội đô, XD các đô thị vệ tinh, đưa các trường ĐH và bệnh viện lớn ra ngoại ô nữa ạ!Các cụ chỉ giúp em trong 7 chiến lược này, có cái nào mà lãnh đạo TP chưa biết hay chưa làm? Thằng cháu em nó đang là SV, nó bảo: Biết dễ kiếm tiền thế này, cháu cũng xin đăng ký tham gia Cuộc thi này rồi.
Chiều 8.9, UBND TP.Hà Nội tiến hành Công bố và trao giải Cuộc thi phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
Cuộc thi không có đơn vị đoạt giải nhất. Đơn vị đạt giải nhì là Liên danh Viện Quy hoạch đô thị & nông thôn quốc gia (VIUP) - Nikken Sekkei Civi Engineering LTD (NSC) - Nikken Sekkei Reseach Institute (NSRI) với số tiền thưởng là 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng). 5 đơn vị lọt vào vào vòng chung khảo được nhận số tiền hỗ trợ là 25.000 USD.
Trao đổi với PV Lao Động, đại diện nhóm chuyên gia đạt giải nhì cho hay, với sự nỗ lực trong việc lên ý tưởng, các thành viên của nhóm đã lên 7 chiến lược trong giải pháp chống ùn tắc giao thông cho TP.Hà Nội.
Cụ thể:Thứ nhất,việc mở rộng đô thị phải đi đồng bộ với mở rộng mạng lưới giao thông. Đô thị xây đến đâu phải có đường xây cùng đến đó, phát triển một cách đồng bộ.
Thứ hai,cải tạo lại hệ thống giao thông dành cho các phương tiện cá nhân. Tháo gỡ những nút giao gây ách tắc giao thông, bố trí thêm các bãi đỗ xe…
Thứ 3,phát triển hệ thống giao thông công cộng, mà cụ thể ở đây là phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT, hệ thống đường sắt đô thị…
Thứ 4,giải pháp mềm chuyển đổi dần nhu cầu, ý thức của người dân từ việc chuyển đổi ý thức của người dân từ việc chuyển đổi xe máy, xe cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng.
Thứ 5,đề ra biện pháp quản lý giao thông, những luật lệ giao thông mà mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành trách ùn tắc.
Thứ 6,phát triển đô thị theo hình thức TOD. Tức là phát triển các điểm khớp nối giao thông, phát triển theo định hướng là ưu tiên giao thông công cộng.
“Tại các khu vực nhà ga như nhà ga Hà Nội khi có đường sắt đô thị hoạt động thì cần phải có hệ thống xe buýt để kết nối giao thông đô thị. Cần phải có các nơi gửi, đỗ xe phục vụ người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng. Bên cạnh đó phải có hệ thống các chức năng văn phòng hay chức năng thương mại phục vụ nhanh cho người dân như cửa hàng, siêu thị mini” – đại diện nhóm chuyên gia nói.
Thứ 7,lộ trình để thực hiện những chiến lược trên. Thứ tự các chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Sự liên kết phát triển trong việc thực hiện các chiến lược trên.
Bên cạnh đó cần có những giải pháp mềm như giáo dục nâng cao ý thức của người dân. Một chiến lực khác đó là điều chỉnh giải phân cách mềm theo nhu cầu của người dân.Chẳng hạn một tuyến đường đang có giải phân cách và mỗi bên là 2 làn đường. Buổi sáng người đi vào thành phố nhiều hơn thì có thể dịch chuyển một chút như một bên 3 làn và một bên là 1 làn và ngược lại vào buổi chiều…
VƯƠNG TRẦN
Nguồn : laodong.vn/ban-doc/y-tuong-chong-un-tac-giao-thong-ha-noi-duoc-trao-thuong-hon-2-ty-dong-563570.ldo
Em nghĩ cũng ếu ăn thua đâu, chuyển đi đc cái, mấy bố lại lăm le nhét đc dự án vào để tranh thủ kiếm trác ngay. Hồi trước giải tỏa Bến xe Lương Yên, e tưởng làm công viên hay cái gì ấy. Giờ thấy miẹ nó quả Chung cư Sun Grand City Lương Yên to tướng tòi ra rồi.Đếu mịe chúng nó, ko hỏi ofers tư vấn miễn phí chứ chả thèm lấy đồng nào. Đúng là tiền chùa chúng nó cứ vãi ra.
Cái đơn giản nhất là chuyển hết các bệnh viện, trường đại học cao đẳng ... ra ngoại ô thì ko thấy nhắc đến.