10 trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời



Còa đây là Hind-D lày mấy não ui! Iêm thất khác cái phần đầu
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Mil Mi-24

Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'Letayushiy tank' (Xe tăng bay). Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó.



Đặc điểm

Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 (Tên hiệu NATO "Hip"), hai động cơ tuốc bin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính 5 tấm chính giữa thân 17.3 m và một cánh quạt đuôi ba cánh. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và phía trên có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze". Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn .50 (12.7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Hind không có đối thủ trực tiếp từ NATO.



Lịch sử chiến đấu

Chiến tranh Ogaden (1977-1978)
Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu bởi các lực lượng Ethiopia trong Chiến tranh Ogaden chống lại quân đội Somali. Những chiếc máy bay trực thăng này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không vận ồ ạt thiết bị chiến tranh từ Liên Xô, sau khi Liên bang Xô viết thay đổi lập trường cho tới cuối cuộc chiến năm 1977. Những chiếc máy bay này được sử dụng trong cả những cuộc tấn công trên không và mặt đất buộc các lực lượng Somali rút khỏi lãnh thổ Ethiopia vào đầu năm 1978

Chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1978)
Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979-1989)
Loại máy bay này được quân đội Liên Xô sử dụng với tần suất cao ở Afghanistan, chủ yếu để không kích các chiến binh Mujahideen. Với những tên lửa tầm nhiệt Stinger của Hoa Kỳ viện trợ cho Mujahideen, trực thăng Mi-8 và Mi-24 đã trở thành các mục tiêu ưa thích của lực lượng phiến loạn.

Các máy bay trực thăng chiến đấu Hind cũng năm trong số 333 máy bay trực thăng bị bắn rơi trong các chiến dịch quân sự tại Afghanistan. Buồng lái Mi-24 được bọc thép tốt và thậm chí có thể chống lại đạn .50 (12.7 mm), nhưng cánh đuôi của Hind rất dễ bị hư hại vì không được chú ý thiết kế bảo vệ.

Khả năng tìm nhiệt của các loại vũ khí phòng không được sử dụng trong lực lượng Mujahideen cộng với việc Hind' xả quá nhiều khí nóng ngay dưới cánh quạt chính khiến loại máy bay này rất dễ bị trúng đạn. Sau này, điểm yếu đó đã được sửa chữa và một hệ thống cảnh báo tên lửa đã được lắp đặt trên toàn bộ các máy bay trực thăng Mi-4, Mi-8, và Mi-24 Xô viết giúp phi công có cơ hội thoát khỏi tên lửa hay lao xuống đất.

Trong cuộc chiến tranh này, Hind đã chứng minh tính hiệu quả và tin cậy được cả các phi công Xô viết và lực lượng Mujahideen công nhận. Quân Mujahideen thường phải vội vã ẩn nấp khi thấy các pháo sáng chỉ điểm Xô viết xuất hiện. Tên hiệu của Mujahideen cho chiếc Mi-24 là "Cỗ xe của Ma quỷ" vì danh tiếng hiển nhiên của nó. Một trong những lãnh đạo phiến loạn Afghanistan đã có câu nói nổi tiếng "Chúng tôi không sợ người Xô viết. Chúng tôi sợ những chiếc trực thăng của họ."

Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988)
Hind cũng được sử dụng thường xuyên trong Quân đội Iraq trong cả cuộc chiến tranh với nước Iran láng giềng[4]. Trang bị vũ khí hạng nặng của nó là yếu tố chủ chốt gây ra những thiệt hại to lớn cho các lực lượng mặt đất Iran. Trong cuộc chiến này đã xảy ra những cuộc không chiến trực thăng được xác nhận duy nhất trong lịch sử khi người Iraq sử dụng Hind' chống lại những chiếc AH-1J SeaCobra (do Hoa Kỳ viện trợ trước cuộc Cách mạng Iran) của Iran. Một chiếc Hind thậm chí đã bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-4D Phantom ngày 26 tháng 10 năm 1982.[5]

Nội chiến Nicaragua (1980-1988)
Hind cũng được quân đội Sandinista sử dụng trong cuộc nội chiến ở thập kỷ 1980.

Nội chiến Sri Lanka (1987-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ (1987-1990) tại Sri Lanka đã sử dụng Hinds khi một biệt đội Không quân Ấn Độ được triển khai tại đó để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ấn Độ và Sri Lanka chống lại các nhóm chiến binh Tamil như Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE). Mọi người tin rằng Ấn Độ đã giảm được đáng kể những tổn thất của mình nhờ sự hỗ trợ trên không từ những chiếc trực thăng chiến đấu Hind. Ấn Độ không mất chiếc Hind nào trong cuộc chiến, bởi quân LTTE không có vũ khí tiêu diệt được chúng ở thời điểm đó.

Từ ngày 14 tháng 11 năm 1995 tới nay, Không quân Sri Lanka đã sử dụng nhiều chiếc Mi-24 trong cuộc chiến với LTTE. Hiện tại Không quân Sri Lanka sử dụng nhiều phiên bản Mi-24/-35P và Mi-24V/-35. Một số chiếc gần đây đã được nâng cấp với các hệ thống điện tử Israel. Vì LTTE đã được trang bị MANPAD, ít nhất ba chiếc trực thăng đã bị bắn hạ.

Chiến tranh Vùng Vịnh (1991)
Hind đã được người Iraq triển khai nhiều trong cuộc xâm lược Kuwait của họ, dù đa số chúng đã được Saddam Hussein cho rút về khi ông nhận thấy sự cần thiết của chúng trong việc bảo vệ chính quyền của mình sau cuộc chiến.

Sau này một số chiếc đã được gửi qua biên giới sang Iran, cùng với nhiều máy bay quân sự khác của Iraq với hy vọng chúng sẽ không bị phá hủy sau những cuộc không kích của Liên quân. Tuy nhiên, tương tự như số phận của nhiều loại máy bay Iraq khác, người Iran đã giữ chúng và sử dụng cho mục đích riêng của họ.
Chiến tranh giành độc lập Croatia (thập niên 1990)
Lần đầu tiên xuất hiện tại Croatia năm 1993, 12 chiếc Mi-24 đã được quân đội Croatia sử dụng hiệu quả trong Chiến dịch Bão táp năm 1995 chống lại phe Serbia trong quân đội Nam Tư (JNA) cũ và các lực lượng bán du kích của quân đội Krajina
Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và và lần thứ hai tại Chechnya (thập niên 1990-thập niên 2000)
Trong cả hai cuộc chiến tại nước cộng hoà Chechnya thuộc Nga, bắt đầu năm 1994 và 1999, nhiều chiếc Mi-24 đã được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng. Tuy nhiên, tương tự như tại Afghanistan, Mi-24 khó chống lại các chiến thuật của quân phiến loạn. Hàng chục chiếc được cho là đã bị bắn rơi hay lao xuống đất trong các chiến dịch quân sự. Một lý do khác gây ra thiệt hại to lớn đó là công tác bảo dưỡng yếu kém với những chiếc trực thăng đã cao tuổi này.

Chiến tranh Kosovo
Các lực lượng đặc biệt của cảnh sát Serbia (JSO) đã sử dụng 2 chiếc Mi-24 chống lại các lực lượng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA).
Nội chiến Sudan (1995-hiện nay)
Không quân Sudan đã mua sáu chiếc Mi-24 năm 1995 và sử dụng tại Miền nam Sudan và Núi Nuba tham chiến với SPLA. Ít nhất hai chiếc đã bị hư hỏng trong sử dụng chứ không phải trong chiến đấu, nhưng có lẽ đã được thay thế. Mười hai chiếc khác được mua năm 2001 [10]và được sử dụng thường xuyên tại khu vực các giếng dầu ở Miền nam Sudan. Mi-24 cũng được triển khai tại Darfur trong giai đoạn 2004-2005.

Nội chiến Sierra Leone (1991-2002)
Một và sau này là ba chiếc Mi-24V do lính đánh thuê Nam Phi sử dụng chống lại quân phiến loạn Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF). Năm 1995, lính đánh thuê đã giúp đỡ đẩy lùi RUF khỏi thủ đô, Freetown.

Xung đột Macedonia năm 2001 (tháng 2 năm 2001-tháng 8 năm 2001)

Mi-24V của MacedoniaCác lực lượng vũ trang Macedonia đã sử dụng những chiếc Mi-24V, được Ukraine cung cấp chống lại các chiến binh Albania.

Nội chiến Ivoria (2002-2004)
5 chiếc Mil Mi-24 Hind do lính đánh thuê điều khiển hỗ trợ cho các lực lượng chính phủ. Sau này chúng đã bị Quân đội Pháp tiêu diệt trong vụ trả đũa cuộc tấn công vào một căn cứ Pháp gây thiệt mạng 9 binh sĩ.

Chiến tranh Congo lần thứ hai (2003-hiện tại)
Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc đã triển khai các máy bay trực thăng Mi-25/-35 thuộc Không quân Ấn Độ để hỗ trợ cho sứ mệnh. Không quân Ấn Độ đã hoạt động trong khu vực từ năm 2003.
Chiến tranh Iraq (tháng 3 năm 2003-hiện tại)
Đội quân Ba Lan tại Iraq đã sử dụng 6 chiếc Mi-24D từ tháng 12 năm 2004. Một chiếc trong số chúng đã đâm xuống đất ngày 18 tháng 7 năm 2006 trong một căn cứ không quân tại Al Diwaniyah. Có lẽ sau chiến dịch này Ba Lan sẽ chuyển giao số trực thăng trên cho Quân đội Iraq.

Biến thể

Từ khi bắt đầu được thiết kế năm 1968 tới chuyến bay thử đầu tiên của Hind chỉ kéo dài chưa tới mười tám tháng. Những mẫu đầu tiên được chuyển giao cho các lực lượng vũ trang đánh giá năm 1970. Mi-24A (Hind-B) thực sự gặp phải một số vấn đề - chạy nghiêng, các vấn đề về hệ thống kính ngắm và tầm quan sát hạn chế của phi công. Quá trình sửa đổi thiết kế đã cải tiến đáng kể những vấn đề trên.

V-24 (Hind) - Phiên bản trực thăng đầu tiên, gồm mười hai nguyên mẫu và một chiếc phát triển. Một mẫu đã được sửa đổi năm 1975 thành A-10 để thực nghiệm tốc độ cao (đạt tới 368km/h).
Mi-24 (Hind-A) - Một phiên bản ban đầu khác là một chiếc trực thăng vũ trang, có thể chở tám lính và ba thành viên đội bay. Nó cũng mang bốn thùng chứa rocket tại bốn mấu cứng dưới cánh, bốn tên lửa chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) dưới hai thanh treo cánh, bom rơi tự do cộng thêm hai súng máy 12.7-mm lắp trên mũi. Mi-24 (Hind-A) là phiên bản sản xuất đầu tiên.
Mi-24A (Hind-B) - Hind-A là phiên bản sản xuất thứ hai. Cả Mi-24 và Mi-24A đều bước vào phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1973 hay 1974. Nó không được trang bị súng máy 12.7mm bốn nòng tại mũi.
Mi-24U (Hind-C) - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí.
Mi-24D (Hind-D) - Phiên bản thường thấy nhất, một loại máy bay chiến đấu đúng nghĩa hơn so với những phiên bản trước, loại đầu tiên được trang bị các hệ thống điện tử cho tên lửa điều khiển chống tăng 9M17 Falanga (AT-2 Swatter). Mi-24D có phần thân trước được thiết kế lại, với hai buồng lái riêng biệt cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Nó được trang bị một súng máy 12.7-mm bốn nòng phía mũi. Mi-24D có thể mang bốn thùng rocket, bốn tên lửa 9M17 Falanga (AT-2 Swatter) chống tăng cộng thêm bom và các loại vũ khí khác.
Mi-24DU - Một số lượng nhỏ Mi-24D đã được chế tạo làm máy bay huấn luyện với hệ thống điều khiển kép.
Mi-24V (Hind-E) - Phát triển sau này dẫn tới loại Mi-24V, lần đầu tiên xuất hiện đầu thập niên 1980. Nó được trang bị những tên lửa điều khiển chống tăng thế hệ mới hơn, như (9M114 Kokon, AT-6 Spiral) với những ống phóng. Mười hai tên lửa được treo trên sáu mấu cứng tại cánh.
Mi-24P (Hind-F) - Phiên bản chiến đấu thay thế súng máy 12.7mm bằng pháo 30-mm.
Mi-24RKR (Hind-G1) - Phiên bản trinh sát, được thiết kế để phát hiện bức xạ, sinh học và hóa học. Loại Mi-24RKR xuất hiện lần đầu tại Thảm họa Chernobyl năm 1986. Cũng được gọi là Mi-24R, Mi-24RR và Mi-24RKh (Rch).
Mi-24K (Hind-G2) : Trinh sát quân đội, trực thăng quan sát pháo binh.
Mi-24VM - Mi-24V cải tiến với hệ thống điện tử hiện đại hơn cho hoạt động ban đêm, bộ phận đáp mới, cánh ngắn và nhẹ hơn, và những hệ thống vũ khí mới tương thích với các loại tên lửa Ataka, Shturm và Igla-V và một súng chính 23 mm. Bên trong cũng được cải tạo nhằm tăng tuổi thọ và tạo điều kiện bảo dưỡng dễ dàng hơn. Mi-24VM được cho là sẽ bước vào hoạt động năm 2015
Mi-24PM - Mi-24P cải tiến sử dụng các công nghệ như Mi-24VM.
Mi-24PN - Quân đội Nga đã chọn phiên bản Mi-24 cải tiến này làm máy bay trực thăng tấn công của họ. Phiên bản PN có một TV và một cameraFLIR nằm trong một vòm tròn phía trước. Những thay đổi khác gồm cánh quạt chính và đuôi từ Mi-28 và bánh đáp cố định. Quân đội Nga đã nhận 14 chiếc Mi-24PN năm 2004 và có kế hoạch nâng cấp toàn bộ Mi-24 của họ.



Mi-24PS : Phiên bản cảnh sát dân sự hay bán quân sự.
Mi-24E : Phiên bản nghiên cứu môi trường.
Mi-25 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24D.
Mi-35 - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24V.
Mi-24W : Tên định danh Ba Lan cho loại Mi-24V.
Mi-35P - Phiên bản xuất khẩu của Mi-24P.
Mi-35U - Phiên bản huấn luyện không trang bị vũ khí của Mi-35.
Mi-24 SuperHind Mk II - Với những hệ thống điện tử phương Tây do công ty Advanced Technologies and Engineering (ATE) của Nam Phi chế tạo.[18]
Mi-24 SuperHind Mk III/IV - Phiên bản cải tiến của Mi-24 với các vũ khí, hệ thống điện tử và phản công điện tử

Lực lượng sử dụng



:Afghanistan 115 chiếc đã được chuyển giao cho Không quân Afghanistan từ năm 1979.
: Algeria
: Angola
: Armenia: 12 chiếc hoạt động trong Không quân Armenia.[20]
: Azerbaijan
: Belarus
: Bulgaria
: Chad
: Cyprus
: Croatia
: Cuba
: Cộng hòa Czech
: Đông Đức
Đức: 51 chiếc từ Quân đội Đông Đức, bán cho Hungary, Ba Lan và hai chiếc cho Quân đội Hoa Kỳ
: Guinea Xích đạo
: Eritrea
: Ethiopia
: Gruzia
: Guinea
: Hungary
: Ấn Độ
: Indonesia 2 chiếc Mi-35P (mua năm 2004), 5 chiếc Mi-35P đặt hàng năm 2006.
: Iraq
: Iran
: Kazakhstan
: Kyrgyzstan
: Libya
Cộng hòa Macedonia
: Mozambique
: Nicaragua
: Nigeria
: Bắc Triều Tiên
: Pakistan
: Peru
: Ba Lan
: Nga
: Rwanda
: Serbia 2 chiếc Mi-24V đang hoạt động trong Không quân Serbia.
: Sierra Leone
: Slovakia
: Nam Phi
: Sri Lanka
: Sudan
: Syria
: Tajikistan
: Ukraine
: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Quân đội Hoa Kỳ sử dụng một số chiếc Hind tại Louisiana cho mục đích huấn luyện phương tiện đối thủ.[21]
: Uzbekistan
: Venezuela (Mi-35M2),
: Việt Nam
: Yemen
: Zimbabwe
Từ năm 1978 khoảng 2.000 chiếc Hind đã được sản xuất, 600 chiếc cho xuất khẩu.

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)

đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)
sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)
diện tích: 235 m² (2.529,52 ft²)
chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
trọng lượng rỗng: 8.500 kg (18.740 lb)
trọng lượng chất tải:
trọng lượng cất cánh tối đa: 12.000 kg (26 455 lb)
sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
động cơ (cánh quạt): Isotov TV3-117
kiểu cánh quạt: tuốc bin
số lượng cánh quạt: 2
công suất: 1.600 kW (2.200 sức ngựa)
tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
trần bay: 4.500 m (14.750 ft)
tỷ lệ lên:
chất tải:
công suất/trọng lượng:
hệ thống điện tử:
Trang bị vũ khí:

súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
1.500 kg bom
4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
2× 23 mm pháo hai nòng
4× bình nhiên liệu ngoài
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Vậy cụ tỉ giang hồ đồn hin A của VN mình lên Thái nguyên hết rồi là ... đúng, còn hin dê VN chưa thấy đâu ???
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
Mình nghèo nên trang bị món này ít nhỉ. Những đợt lũ lụt cả khu vực kiền trung mà chỉ
Huy động dc mấy con chở thực phẩm. Ko dám dùng cho hoạt động cứu hộ , chắc sợ tốn kém
Theo e thi không phải cụ ạ...ĐẠI..... LỄ cả chục con bay ầm ầm(dù ko ra 1 cái hìn thù gi cả) có ai kêu tốn đâu.......
 

thaiduong11

Đi bộ
Biển số
OF-92822
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
1
Động cơ
402,910 Mã lực
Các bác cho e bít việt nam có những loại máy bay chiến đấu nào vậy ?
 

khuongcodoc

Xe máy
Biển số
OF-93516
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
89
Động cơ
403,055 Mã lực
toàn máy bay hình hoành tráng thật
 

nghiahoa

Xe hơi
Biển số
OF-87690
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
142
Động cơ
409,120 Mã lực
Nhà miềng chưa có hind-D thưa các kụ! Nhưng Ín đồ thì có!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Dự kiến sẽ là chủ lực trong tác chiến mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động của đối phương, trực thăng tấn công WZ-10 được kì vọng mang lại sức mạnh mới cho quân đội Trung Quốc.

Được xây dựng và phát triển từ năm 1990 tại Viện 602 và Công ty Công nghiệp máy bay Changhe ở Jingdezhen, Giang Tây, WZ-10 dù chưa hiện đại bằng trực thăng AH-64 Apache của Mỹ, nhưng nó hứa hẹn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hiện đại hóa không quân của Trung Quốc.

Dù được lên kế hoạch sản xuất và chế tạo từ năm 1990, nhưng phải đến ngày 29/4/2003, chuyến bay đầu tiên của WZ-10 mới được thực hiện sau nhiều lần trì hoãn do khó khăn trong việc thiết kế động cơ.

Trọng lượng của trực thăng chiến đấu WZ-10 là 5.543 kg. Máy bay có chiều dài 14,15m, chiều cao 3,84m và vị trí rộng nhất đạt 4,25m. WZ-10 có động cơ chính 4 cánh quạt làm bằng vật liệu tổng hợp. Đường kính các cánh đạt chiều dài khoảng 12m.

Hai cánh dọc theo thân máy bay có độ dài 4,32m, cho phép mang theo 1.500 kg vũ khí, trong đó có 8 tên lửa không đối đất, tên lửa chống tăng, một súng máy 23mm được gắn ở mũi trực thăng.


Những thiết bị điện tử và theo dõi của WZ-10 có thể được sản xuất trong nước. Ngoài ra, WZ-10 còn được trang bị hệ thống theo dõi hồng ngoại, giúp nó có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện.

Ngoài ra, WZ-10 còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, radar, kính quang học kết nối trực tiếp tới mũ phi công, giúp việc ngắm bắn và theo dõi mục tiêu trở nên hiệu quả hơn.


WZ-10 được chế tạo bằng loại vật liệu composite đặc biệt, có khả năng hấp thụ sóng radar, giảm thiểu khả năng bị phát hiện trong tác chiến.

Kính khoang lái của WZ-10 được thiết kế để ngăn đạn 7,62mm, trong khi phần giáp thiết kế dưới cabin có khả năng chống được đạn 12,7mm của súng bắn máy bay. Ngoài ra, dưới mỗi ghế phi công đều có hệ thống phóng trong trường hợp phi công cần thoát hiểm.


Trong kế hoạch nâng cấp WZ-10, người ta dự định sẽ trang bị thêm những loại radar mới, hệ thống kiểm soát bắn và hệ thống ngăn chặn phát hiện bằng hồng ngoại từ khí thải của động cơ. Theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, lô WZ-10A đầu tiên đã được trang bị cho Không quân Trung Quốc.

Trịnh Duy
Theo Infonet.vn

Đọc thêm
Báo chí Hàn Quốc chê trực thăng WZ-10 của Trung Quốc

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ diện trực thăng tấn công WZ-19 của Trung Quốc
Cập nhật lúc :8:33 PM, 20/10/2012
Trung Quốc đã giới thiệu trực thăng tấn công mới WZ-19, một sự bổ sung cho WZ-10 đang gặp khó khăn trong phát triển.

(ĐVO) WZ-19 là trực thăng tấn công thế hệ tiếp theo được phát triển bởi Tổng công ty trực thăng Harbin.

Trực thăng này được thiết kế với nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường.

WZ-19 được xem là một sự bổ sung cho trực thăng tấn công hạng trung WZ-10, và là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu.

Đặc tính kỹ thuật

Thực chất, thiết kế của WZ-19 không hoàn toàn mới, nó được phát triển dự trên cơ sở trực thăng đa năng Z-9 (biến thể vũ trang Z-9W).

Điểm khác biệt so với Z-9 là trực thăng WZ-19 được thiết kế với thân hẹp và không có khả năng chở quân.
Mẫu thử nghiệm trực thăng tấn công hạng nhẹ WZ-19, vẫn chưa thấy pháo 30 mm phía trước mũi được trang bị.
Buồng lái củaWZ-19 được thiết kế khá hẹp với 2 chỗ ngồi cho phi công được bố trí trước sau như trực thăng tấn công WZ-10.

Tuy nhiên, buồng lái được thiết kế dạng liền chứ không tách rời như WZ-10. Phi công điều khiển trực thăng ngồi phía trước còn phi công điều khiển hỏa lực ngồi phía sau. Buồng lái được bọc giáp chống lại súng máy hạng nhẹ.

Dưới mũi trực thăng được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR, gồm một camera quang hồng ngoại, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser.

WZ-19 được vũ trang một pháo 30mm ở dưới mũi. Tuy nhiên, các hình ảnh mới công bố gần đây chưa thấy được trang bị loại pháo này.

Hai cánh phụ hai bên có thể trang bị tên lửa không đối không tầm thấp PL-90, tên lửa chống tăng HJ-10. HJ-10 là tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động được cho là sao chép từ tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ.

Ngoài ra, bên cánh có thể trang bị 2 pháo 23mm cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực. Nhìn chung khả năng mang vũ khí của WZ-19 và cả WZ-10 khá khiêm tốn so với các trực thăng tấn công cùng loại của Nga, Mỹ.

Công suất động cơ khiêm tốn

WZ-19 có trọng lượng rỗng 2.350kg, trọng lượng cất cánh 4.500kg. Trực thăng này được trang bị 2 động cơ turboshaft WZ-8A công suất 848 mã lực/chiếc. Công suất này khá khiêm tốn cho một trực thăng được thiết kế với vai trò tấn công. Các vòi xả không khí được thiết kế khá đặc biệt giúp giảm độ bộc lộ hồng ngoại.

Trực thăng có tốc độ tối đa đạt 245km/h, phạm vi hoạt động khoảng 700km, trần bay chỉ khoảng 2.400 m, thời gian hoạt động liên tục 3 giờ đồng hồ. Với các thông số trên trực thăng tỏ ra yếu thế trước các trực thăng tấn công khác.

Tranh cãi về vai trò

Vai trò của trực thăng WZ-19 chưa thực sự rõ ràng. Trong tháng 07/2010, Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC (Công ty mẹ của Harbin) tiết lộ về một mẫu trực thăng tấn công cây nhà lá vườn WZ-19. Mẫu thử nghiệm có thể đã bay trước đó, trong tháng 5/2010.

Mẫu thử nghiệm đã trải qua các chuyến bay thử nghiệm tại sân bay của Harbin. Các nguồn tin không chính thức cho biết, một chiếc đã bị rơi trong quá trình bay thử nghiệm vào ngày 18/9/2010, nguyên nhân của tai nạn không được tiết lộ.
Trung Quốc gọi WZ-19 là trực thăng tấn công còn phương Tây chỉ coi nó là trực thăng trinh sát vũ trang.
Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng WZ-19 không hoàn toàn là một trực thăng tấn công đúng nghĩa, nó có vai trò như một trực thăng trinh sát vũ trang thì đúng hơn. WZ-19 có nhiều điểm tương đồng với trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ.

WZ-19 được cho là một sự bổ sung cho trực thăng tấn công WZ-10 đang gặp phải khó khăn trong phát triển do vấn đề động cơ. Pratt & Whitney Canada nhà cung cấp động cơ PT6 C-67C cho trực thăng tấn công WZ-10 đã bị Mỹ cấm xuất khẩu động cơ và phải nộp phạt 75 triệu USD.

Như vậy,WZ-19 sẽ hoạt động với vai trò trực thăng trinh sát và tấn công hạng nhẹ, nó sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt năng lực chống tăng đường không của Trung Quốc trong khi chờ đợi sự hoàn thiện của trực thăng tấn công hạng trung bình WZ-10.

Ngoài ra, một số nguồn tin tiết lộ, một loại trực thăng tấn công hạng nặng khác có tên WZ-20 có trọng lượng khoảng 10 tấn đang được phát triển.

Một số nhà phân tích phương Tây nhận định,WZ-19 nhiều khả năng là một sản phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu và khách hàng đầu tiên chính là Pakistan.
 

suzuki smash

Xe đạp
Biển số
OF-151436
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
18
Động cơ
356,480 Mã lực
ảnh ở trên die hết rồi fix lại hộ em cái mấy anh ơi
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Mấy con W của tụi cẩu càn mà được xếp hang thì iem chịu thua đó. tụi Nam Phi và Brazil còn đứng ngoài rìa kia kìa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
WZ-10 và WZ-19 tham gia tập trận ở Liêu Ninh
Cập nhật lúc :3:42 PM, 15/11/2012
Quân khu Thẩm Dương vừa đưa 2 mẫu máy bay trực thăng tấn công WZ-10 và WZ-19 vào tập trận ở phía nam tỉnh Liêu Ninh.
(ĐVO)Quân khu Thẩm Dương (Trung Quốc) vừa đưa 2 mẫu máy bay trực thăng tấn công WZ-10 và WZ-19 vào tập trận ở phía nam tỉnh Liêu Ninh ngày 12/11/2012.

Nhiệm vụ chính của WZ-10 và WZ-19 là bắn yểm trợ trên chiến trường. Nhờ khả năng thao diễn tốt cũng như cơ động ở độ cao thấp, 2 mẫu trực thăng này có thể trang bị nhiều loại vũ khí dẫn đường như không đối không hoặc không đối đất dùng cho cả 2 điều kiện chiến đầu: ban ngày và ban đêm.


Trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc
Z-10 là trực thăng tấn công được Tập đoàn Changhe Aircraft Industries Group (CAIG) phát triển, sự phát triển của Z-10 với sự đóng góp đáng kể của Eurocopter và Augusta.

WZ-10 được giới thiệu lần đầu tiên trước công chúng tại triển lãm hàng không Chu Hải vừa được khai mạc ngày 13/11/2012.

WZ-10 dường như được cho là thiết kế chắp vá từ các trực thăng A-129 Mangusta, Denel Rooivalk và Boeing Apache.

WZ-19 là trực thăng tấn công thế hệ tiếp theo được Tổng công ty trực thăng Harbin (Trung Quốc) phát triển. Trực thăng này được thiết kế với nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường.

WZ-19 được xem là một sự bổ sung cho trực thăng tấn công hạng trung WZ-10, và là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu.

WZ-19 có thiết kế gần giống với mẫu trực thăng dân sự Dauphin của Eurocopter - vốn được sản xuất ở Trung Quốc. Toàn bộ khung máy bay và động cơ của WZ-19 được cho là sao chép từ máy bay của Pháp.

Bộ đôi này Co-op kinh quá :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cận cảnh súng ống đạn dược của trực thăng Z-10 "made in China"




(Soha.vn) - Z-10 được trang bị súng máy 23 mm và 4 giá gắn vũ khí, nó có thể lắp tên lửa chống tăng AKD10, súng phóng hỏa tiễn xoay nòng

Trên các trang mạng quân sự Trung Quốc đang xuất hiện một số chùm ảnh trực thăng vũ trang Z-10 của quân đội Trung Quốc với đầy đủ biên chế súng ống đạn dược.
Z-10 được trang bị súng máy 23 mm và 4 giá gắn vũ khí, nó có thể lắp tên lửa chống tăng AKD10, súng phóng hỏa tiễn xoay nòng, tên lửa không đối không TY90.
Ngoài hệ thống phóng hỏa tiễn đa nòng, những loại tên lửa còn lại đều có thể lắp thêm ống phóng phức hợp đa nòng để tăng số lượng đạn.

Ngoài cụm súng máy 23 mm được trang bị trước, Z-10 có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác

Với thiết kế 4 chùm súng phóng hỏa tiễn hoặc tên lửa xoay nòng giúp Z-10 tăng số lượng đạn

Thiết kế Z-10 cho phép nó có thể sử dụng thuận tiện nhiều loại tên lửa, hỏa tiễn khác nhau cùng với cấu trúc xoay nòng phức hợp gắn kèm

Z-10 là dòng trực thăng vũ trang chủ lực của quân đội Trung Quốc

Được biên chế cho các đơn vị và thường xuyên tham gia diễn tập, tập trận

Một chiếc trực thăng vũ trang Z-10 tham gia huấn luyện

Hỏa tiễn từ trực thăng vũ trang Z-10
http://soha.vn/quan-su/can-canh-sung-ong-dan-duoc-cua-truc-thang-z10-made-in-china-20121215143818867.htm
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Thiết kế Z-10 cho phép nó có thể sử dụng thuận tiện nhiều loại tên lửa, hỏa tiễn khác nhau cùng với cấu trúc xoay nòng phức hợp gắn kèm

ối dồi ôi xoay nòng =))
có lẽ mả nhà lều báo nó xoay
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,639 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Các cụ cho em hỏi ngu tý, giả dụ trực thăng nó bị dính đạn hoặc bị hỏng hóc trục trặc gì đó thì phi công có nhảy dù được không ạ? Nếu nhảy được thì trèo ra hay là có ghế phóng như mb phản lực ạ?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các cụ cho em hỏi ngu tý, giả dụ trực thăng nó bị dính đạn hoặc bị hỏng hóc trục trặc gì đó thì phi công có nhảy dù được không ạ? Nếu nhảy được thì trèo ra hay là có ghế phóng như mb phản lực ạ?
Lính nhảy dù hoặc đu dây từ trực thăng xuống đất là chuyện phình phường nhưng em chưa thấy pilot trực thăng được trang bị dù bao giờ.
Theo em biết thì cơ cấu cánh quạt của trực thăng có thể quay tiếp ngay cả khi đã hỏng động cơ (kg biết theo quán tính hay cái giề nữa) cho nên dù bị cháy, hỏng động cơ thì trực thăng vẫn có thể hạ cánh được. Tuy nhiên nếu mà cánh quạt bị gẫy rụng thì thân máy bay lập tức bị quay lô lốc, pilot có dù hay ghế phóng giề đó thì cũng chẳng làm cách nào để phi ra khỏi máy bay được. Thành ra có dù cũng như kg. Vậy thì khỏi cần dù luôn cho khỏi lăn tăn. :D

Kg biết em chém có đúng kg nữa (vì kiến thức về trực thăng của em cũng xưa như trái đất rồi). Mời các cụ chém tiếp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top