Cho các cụ muốn tìm hiểu về các cõi teowif
THIÊN GIỚI bao gồm 3 cõi là chư thiên DỤC GIỚI (Kāmāvacarabhūmi) – SẮC GIỚI (Rūpāvacarabhūmi)–VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarabhūmi):
1. DỤC GIỚI : thuộc 6 tầng trời sát với loài người nhất, những người tại thế gian này nếu làm thập Thiện sẽ được sanh về các cõi này. Có nghĩa miễn là bất cứ ai có đạo đức ( giới – sila ) và tu tập mười điều lành. Không cần liên quan hay phụ thuộc tới bất kỳ tôn giáo tín ngưỡng nào. Khi chết nương nhờ tâm Đại Thiện Dục Giới, tự động sẽ tái sanh vào những cõi trời này. Trong cõi trời dục giới vẫn còn thân sắc, vẫn còn chuyện tình yêu nam nữ, nhưng ở mức độ vi tế hơn. Các cõi này sống rất an lạc, không lo bệnh hoạn, già nua, cái ăn cái mặc như ở thế gian. Hầu hết thời gian là hưởng thụ cho đến khi hết phước báo.
Tứ Thiên Vương (Catumāharajika): cõi có 4 vị chư thiên rất lớn, nên gọi là Tứ Thiên Vương.
50 năm của nhân loại kể là 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tứ Thiên Vương (catummahārāja), 30 ngày đêm ấy bằng 1 tháng, 12 tháng đó thành một năm. 500 năm cõi Tứ Thiên Vương đó là hạn định tuổi thọ của các vị trời cõi Tứ Thiên Vương. Theo nhân loại khoản chín triệu năm (9.000.000).
Đạo Lợi Thiên (Tettimsā). cõi 33 vị sanh lên (làm vua), nên gọi là Đạo-lợi (Tam thập tam thiên) là cõi trời 33 vị vua, tục gọi là cõi Ngọc Hoàng Thượng Đế.
100 năm của nhân loại bằng một ngày một đêm ở cõi Đạo Lợi (Tāvatiṃsa), 1.000 năm của cõi Đạo Lợi là hạn định số thọ của Chư Thiên cõi Đạo Lợi. Theo nhân loại là ba mươi sáu triệu năm (36.000.000).
Da-Ma Thiên (Yāmā) :có sự vui sướng theo tiên, xa lìa khó khăn, nên gọi là Da-ma (Yāmā).
200 năm của nhân loại bằng một ngày một đêm ở cõi Chư Thiên Da-ma (Yāmā), 200 năm của cõi trời đó là số thọ của Chư thiên Da-ma. Theo nhân loại là một trăm bốn mươi bốn triệu năm (144.000.000).
Đâu Suất Thiên (Tusitā) : nơi mà Chư Thiên đều hưởng sự vui mừng tự tài sản điềm lành nên âm trại là Đâu Suất.
400 năm của nhơn loại kể là một ngày một đêm của Chư Thiên ở cõi Đâu Suất (Tusitā), 400 năm của cõi đó là số tuổi của bực Chư Thiên ở cõi Đâu Suất. Theo nhân loại khoảng năm trăm bảy mươi sáu triệu năm (576.000.000).
Hóa Lạc Thiên (Nimmānaratī): chư thiên thường tự hóa ra ngũ dục để hưởng, nên gọi là Hóa Lạc Thiên.
800 năm của nhơn loại kể một ngày một đêm của Chư Thiên cõi Hóa Lạc, 800 năm cõi trời đó là số thọ của Chư Thiên ở cõi Hóa Lạc (Nimmāṇaratī). Theo nhân loại là hai tỷ ba trăm lẻ bốn triệu năm (2. 304.000.000).
Tha Hoá Tự Tại Thiên (Parinimmitavasavatti) : cõi mà Chư Thiên hưởng ngũ dục vẫn có vị khác hóa ra, nên gọi là Tha Hoá Tự Tại. Cõi này có một vị làm chủ lớn hơn hết gọi là Ma Vương (Māra).
1600 năm của nhơn loại kể một ngày một đêm của Chư Thiên cõi Tha Hoá Tự Tại, Một muôn sáu ngàn (16.000) tính theo cõi đó là số thọ của Chư Thiên bực Tha Hoá Tự Tại (Paranimmitavasavatī). Theo nhân loại là chín tỷ hai trăm mười sáu triệu năm (9. 216.000.000).
2. MƯỜI SÁU (16) CÕI SẮC GIỚI (RŪPĀVACARABHŪMI)
Dành cho những ai tu tập THIỀN ĐỊNH – SAMATHI trên thế gian này và đắc các tầng thiền định sắc giới từ Sơ Thiền đến Ngũ Thiền. Các cõi này cũng không liên quan gì tới bất kỳ một tính ngưỡng hay tôn giáo nào. Đây là quy luật hoạt động chung cho VŨ TRỤ. Cõi Sắc Giới không còn hưởng ngũ dục hay tình yêu nam nữ. Bởi vì có nhiều cảnh sắc giới khác nhau, do các ý khác nhau vì sự thích khác nhau, do hy vọng khác nhau, do giải thoát khác nhau, do mãnh lực khác nhau và do tuệ khác nhau thì sẽ sinh ở tầng trời khác nhau.
A. CÕI SƠ THIỀN SẮC GIỚI:
Phạm Chúng Thiên (Brahmaparisajjā): những hạng thường dân ở tầng sơ thiền, nên gọi là Phạm Chúng Thiên. Tuổi thọ chừng 1/3 hay 1/4 đại kiếp (1 đại kiếp = (4*20*16,8 triệu năm tính theo thời gian cõi Trời đó.)
Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita): bậc có chức phận cao và phụ trách của đức Đại phạm, nên gọi là Phạm phụ thiên. Bậc tu tiến Sơ Thiền đắc chủng trung bình sanh lên cõi Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohita). Tuổi thọ nữa đại kiếp.
Đại Phạm thiên (Mahābrahmā): ngôi Phạm Thiên lớn hơn hết trong tầng Sơ Thiền, nên gọi là Đại Phạm Thiên. Bậc tu tiến Sơ Thiền đắc chủng tinh vi sanh lên cõi Đại Phạm Thiên (MahāBrahma). Tuổi của chừng một đại kiếp.
B. CÕI NHỊ THIỀN SẮC GIỚI:
Thiểu Quang Thiên (Parittābhhā): Phạm Thiên có hào quang ít hơn cấp trên, nên gọi là Thiểu Quang thiên. Bậc tu tiến Nhị Thiền mà đắc bằng chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu Quang Thiên (Parittābhā). Tuổi của chừng hai đại kiếp.
Vô Lượng Quang Thiên (Appamāṇābhā): là Phạm Thiên có hào quang không đo lường đặng, nên gọi là Vô Lượng Quang Thiên. Bậc tu tiến Nhị Thiền mà đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô Lượng Quang Thiên (Appamāṇābhā). Tuổi của chừng bốn đại kiếp.
Biến Quang Thiên (Quan Âm Thiên) (Ābhassarā).: hào quang phúng ra khắp cả thân mình, nên gọi là Biến Quang thiên (Trung Hoa dịch là Quan Âm Thiên). Bậc tu tiến Nhị Thiền mà đặng chủng tinh vi thì sanh lên đó.Tuổi của chừng tám đại kiếp.
C. CÕI TAM THIỀN SẮC GIỚI:
Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā): Phạm Thiên có hào quang tốt đẹp trong ngần nhưng ít hơn bậc trên, nên gọi Thiểu Tịnh Thiên. Bậc tu tiến Tam Thiền đắc chủng thông thường thì sanh lên cõi trời Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā). Tuổi chừng 16 đại kiếp.
Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamāṇasubhā): là Phạm Thiên có hào quang tốt đẹp, trong ngần không đo lường được, nên gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên. Bậc tu tiến Tam Thiền đắc chủng trung bình thì sanh lên cõi trời Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamāṇasubhā) chừng 32 đại kiếp.
Biến Tịnh Thiên (Subhakiṇhā): là Phạm Thiên có hào quang trong ngần tốt đẹp khắp cả châu thân, nên gọi là Biến Tịnh Thiên. Bậc tu tiến Tam Thiền mà đắc chủng tinh vi thì sanh lên cõi Biến Tịnh Thiên (Subhakiṅha). Tuổi chừng 64 đại kiếp.
D. CÕI TỨ THIỀN SẮC GIỚI:
Quảng Quả Thiên (Vehapphalā): là Phạm Thiên mà có quả phước lớn lao rất rộng, nên gọi là Quảng Quả Thiên.
Vô Tưởng Thiên (Asaññasattā): là sở hữu tưởng không có với Phạm thiên ấy, nên gọi là Vô Tưởng. Tuổi thọ chừng 500 đại kiếp.
E. NGŨ TỊNH CƯ:
Vô Phiền Thiên (Avihā): là những Phạm Thiên không có suy sụp tài sản của mình, nên gọi là Vô Phiền Thiên. Tuổi thọ chừng 1.000 đại kiếp.
Vô Nhiệt Thiên (Atappā): là Phạm Thiên không có sự phải nóng nảy tâm, nên gọi là Vô Nhiệt Thiên. Tuổi thọ chừng 2.000 đại kiếp.
Thiện Kiến Thiên (Sudassā): là những Phạm Thiên mà kẻ khác gặp thấy có sự an vui, nên gọi là Kiến Lạc Thiên (Trung Hoa dịch là thiện kiến). Tuổi thọ chừng 4.000 đại kiếp.
Thiện Hiện Thiên (Sadassī): là Phạm Thiên mà ngó thấy vạn vật bằng cách dễ dàng, nên gọi là Thiện Hiện Thiên. Tuổi thọ chừng 8.000 đại kiếp.
Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanitthā): là tài sản an vui, những phần nhỏ nhoi không có với Phạm Thiên ấy, nên gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên. Tuổi thọ chừng 16.000 đại kiếp.
Trong đó cõi NGŨ TỊNH CƯ thì để dành cho các vị A Na Hàm đều là tam quả, cho nên kể chung lại, gọi là Thánh Cư (Suddhāvāsa).
3. BỐN (4) CÕI VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarabhūmi):
Không Vô Biên Xứ Thiên (Ākāsānañcāyatana): là cõi làm cảnh cho tâm thiền không vô biên, nên gọi là cõi Không Vô Biên Xứ. Tuổi thọ chừng 20.000 đại kiếp.
Thức Vô Biên Xứ Thiên (Viññānañcāyatana): là cõi làm vị trí cho tâm thiền thức vô biên, nên gọi là cõi Thức Vô Biên Xứ. Tuổi thọ chừng 40.000 đại kiếp.
Vô Sở Hữu Xứ Thiên (Ākiñcaññāyatana): là cõi làm vị trí cho tâm thiền vô sở hữu, nên gọi là cõi Vô Sở Hữu. Tuổi thọ chừng 60.000 đại kiếp.
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên (Nevasaññānāsaññāyatana): là cõi làm vị trí cho tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên gọi là cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tuổi thọ chừng 84.000 đại kiếp.
- HẠNH PHÚC CỦA CÕI TRỜI :
Không giống như con người, chư thiên không cần phải trải sinh nở. Vào thời điểm xuất hiện trong cõi trời, họ được sinh ra với vóc dáng đầy đủ, với thân thể trưởng thành.
Chư thiên, giống như nhân loại là những người thừa hưởng các thiện nghiệp của chính mình trong quá khứ. Tuy nhiên, họ thọ hưởng các dục lạc vô cùng cao cấp so với những gì con người nếm trải qua mà thật không thể so sánh được. Tuổi thọ rất dài tùy theo tầng trời. Không bị các tai nạn như chiến tranh, dịch bệnh như cõi người. Vòng hoa xinh đẹp mà một vị thiên nhân đeo từ lúc sanh ra thì rất thơm. Những thiên hoa này luôn tươi tắn và tiếp tục nở hoa suốt cuộc đời. Áo quần của thiên nhân thì luôn luôn đẹp đẽ và sạch sẽ, không phải chịu nóng và lạnh. Chư thiên thì không cần làm việc và không bao giờ ra mồ hôi. Thiên nhân muốn ăn thì đơn giản là các vật thực ngon lành xuất hiện. Hệ thống tiêu hóa của họ không sinh ra chất thải. Thân thể thì sáng ngời, phát sáng và ánh sáng rực rỡ.
Những thiện nghiệp quá khứ của một thiên nhân tạo ra các nhân quyết định các điều kiện sống của kiếp hiện tại nơi cõi trời. Càng nhiều thiện nghiệp mà họ đã làm trong quá khứ, thì tuổi thọ của họ càng cao, sắc đẹp càng lộng lẫy, hạnh phúc càng nhiều, và danh tiếng và uy quyền càng lớn.
- BẤT HẠNH CỦA CÕI TRỜI :
Mặc dù tuổi thọ thì vô cùng dài, những chúng sanh có mãnh lực của phước báu hỗ trợ đưa đến Dục giới và Sắc giới, dù cho đến cõi Phạm thiên cao tột khi hết tuổi thọ cũng vẫn còn phải trở lại cõi Khổ thú nữa. Những chúng sanh sống lâu đến đỗi như thế đó cũng còn tử do hết tuổi, không có cõi nào gọi là trường tồn.
Chư thiên chết vì 4 nguyên nhân:
1. Thọ mạng chấm dứt.
2. Phước thiện trước kia chấm dứt.
3. Vì họ quên ăn.
4. Khởi sanh ý thức có nguồn gốc từ sân hận.