Cụ bầu mà là phiếu của Cụ không mang tính quyết định thì bầu là gì?
Đấy mới là vấn đề.
Về bản chất, người dân không quyết định ai là tổng thống mà giới tinh hoa mới là người quyết định.
Thế giới này là của giới Tinh hoa. Và đương nhiên giới Tinh hoa sở hứu phần lớn tài sản của thế giới và tất yếu họ sở hữu phần lớn tiền bạc của thế giới.
Giới lao động cứ mơ mộng về cái quyền lực của mình. Không có đâu
Cụ Sai! Và đánh tráo khái niệm, lươn lẹo kinh khủng!
Ở Mỹ, lá phiếu cử tri quyết định cho lựa chọn của Đại cử tri (mà cụ gọi là giới tinh hoa), Đại cử tri chỉ là đại diện đi bầu theo ý nguyện của cử tri (dù có thể bẻ kèo nhưng rất hạn hữu).
Về lịch sử thì vì sao sinh ra cái gọi là Đại cử tri trong bầu cử Tổng thống Mỹ? Đó là:
- Hạn chế thấp nhất gian lận phiếu bầu tại các bang: Theo quy định, các cử tri trong bang sẽ bỏ phiếu bầu cho đại cử tri của các đảng và chỉ cần đảng nào giành quá bán số phiếu bầu thì đảng ấy sẽ lấy toàn bộ số đại cử tri của bang. Việc này sẽ như là thủ tục đối với các bang có đa số cử tri ủng hộ đảng Dân chủ hay Cộng hòa nên sẽ không có ai nghĩ tới việc gian lận phiếu bầu làm gì nữa, vì gian kiểu gì cũng chỉ có chứng ấy Đại cử tri thôi. Việc gian lận phiếu bầu chỉ có thể xảy ra ở các bang 50/50 chia đều cho 2 phe (gọi là các bang chiến trường) nên nguồn lực giám sát bầu cử Mỹ chỉ tập trung ở các bang chiến trường này. Nếu đặt trường hợp không sử dụng Đại cử tri mà lấy theo kết quả phổ thông đầu phiếu thì không chỉ các bang chiến trường mới có gian lận mà tất cả các bang đều có gian lận, dẫn đến nguồn lực giám sát không đáp ứng, dễ gây rối loạn hệ thống bầu cử.
- Tăng cường vai trò của các tiểu bang nhỏ, dân số ít: Nước Mỹ thực chất là 53 nước nhỏ, có hệ thống chính quyền và luật pháp có thể khác nhau và có sự độc lập tương đối với Trung ương, cử tri tại các bang có thể có nhiều nguyện vọng khác nhau. Nếu áp dụng phổ thông đầu phiếu thì rõ àng các bang có dân số đông sẽ chiếm lợi thế hoàn toàn, chỉ cần vài ba bang đông dân câu kết với nhau thì tổng thống luôn nằm ở bang của họ, phục vụ cho cử tri của các bang này chứ không phải toàn dân Mỹ nên tiếng nói của cử tri các bang còn lại không có trọng lượng. Khi áp dụng Đại cử tri thì lợi thế này không còn mà nó được chia đều cho tất cả các bang của Mỹ, cử tri của bang nào cũng có tiếng nói quan trọng trong bầu cử Mỹ thông qua lá phiếu Đại cử tri của mình.
- Việc chọn lưa Đại cử tri cho từng bang cũng là một tính toán không thể chê bai, đó là phải chọn lựa làm sao để đảm bảo các bang nhỏ, yếu nếu liên kết lại vẫn đủ sức để chống lại các bang lớn, mạnh. Việc này nó tạo ra sự công bằng chấp nhận được giữa các tiểu bang, làm cho các Tiểu bang nhỏ thấy mình không hề phụ thuộc vào các bang lớn. Nếu để sự phụ thuộc xảy ra, ắt hẳn phải các Tiểu bang nhỏ, kém tiếng nói sẽ đấu tranh ly khai ngay.
- Việc sau cùng là các Đại cử tri sau khi được cử tri chọn sẽ về thủ đô dự buổi nhậm chức Tổng thống Mỹ. Để thể hiện tính tự quyết của Đại cử tri chứ không phải là làm bù nhìn đi bầu kiếm bữa nhậu nên người ta tổ chức tiếp cho đại cử tri bỏ phiếu và Đại cử tri có thể được quyền lật kèo ( tùy theo luật của từng tiểu bang) nhưng cơ bản là họ không lật kèo. Sau khi bỏ phiếu xong (mà kết quả gần như đã biết trước khi cử tri Mỹ bầu Đại cử tri) thì tổ chức ăn nhậu linh đình bữa rồi các đại cử tri mang gói về quê.
Nói chung, bất kỳ hình thức bầu cử nào cũng không thể công bằng 100% nhưng cách thức bầu cử Tổng thống Mỹ là rất phù hợp và đảm bảo tính công bằng nhất với hoàn cảnh của nước Mỹ từ thời lập quốc đến tương lại sau này. Ngoài ra, để thấy được tiếng nói của các Tiểu bang, của cử tri Mỹ quan trọng như thế nào thì ta phải nghiên cứu thêm về bầu cử Thượng viện và Hạ viện và hoạt động của 2 cơ quan này, chứ suy nghĩ đơn thuần là lấy điều kiện nước ta suy ra cho nước Mỹ rồi khẳng định như đinh đóng cột thì e là quá thiển cận.