Chuẩn, toàn tự sướng vớ vẩn. Ngoài ra, cần sửa một số thông tin cụ xenaocungthich chém gió, đó là Samsung+LG chiếm gần
40% thị phần LCD thế giới chứ không phải 20%. Về phần ô tô thì Hàn vượt trội Nhật không chỉ về công nghệ động cơ mà cả thiết kế (mời Tây lông về) và nhất là quan điểm hiện đại về sản phẩm ô tô. Thế giới đi từ giai đoạn coi xe ô tô là tài sản thể hiện đẳng cấp (thời kỳ đầu và hiện là phổ biến ở VN) đến coi xe là phương tiện đi lại (như các nước phát triển cách đây vài thập niên) và gần đây nhất, xe còn là đồ dùng giải trí. Cũng như vậy, tivi từ chỗ là nơi khoe giầu của giới quý tộc đến khi là công cụ truyền tải tin tức và gần đây là phương tiện giải trí. Điện thoại di động cũng tương tự.
Nắm bắt xu hướng này, người Hàn nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh doanh xe Hàn theo hướng coi xe là phương tiện giải trí, hưởng thụ cuộc sống hiện đại. Xe của họ rẻ hơn nhưng đầy đủ "option" hơn xe Nhật ở cùng cấp. Sự thực đã chứng minh thành công xe Hàn tại các quốc gia phát triển. Về sau chính người Nhật cũng phải nâng cấp dần các bản "base" của họ, không còn những chiếc xe trụi thùi lụi với tính năng hiện đại duy nhất là khoá cửa bằng điện.
Thật ra, khi thế giới đã đạt đến nấc thang coi xe là phương tiện giải trí thì yếu tố bền, ổn định hay những gì tương tự vốn là đặc sản của xe Nhật giờ trở nên lỗi thời. Giống như điện thoại di động, chức năng nghe gọi chà ai quan tâm vì đó là yếu tố đương nhiên. Tivi cũng chả mấy ai xem có bắt được truyền hình tốt hay không, thậm chí có người mua tivi mà không bao giờ xem truyền hình. Ô tô cũng vậy, giờ người ta xem động cơ chủ yếu là xem mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc độ ồn gây ra khi đi, ngoài ra toàn chú ý những thứ không thuộc về chức năng vận chuyển của ô tô và cái đó mới làm nên giá trị chiếc xe hiện đại. Việc một thị trường coi trọng các giá trị bền hay giữ giá (dù xe Hàn cũng không thua kém bao nhiêu về các khía cạnh này) chỉ chứng tỏ thị trường đó mới chỉ nằm trong giai đoạn đầu của sự phát triển, nằm đâu đó gần đáy tháp Maslow.