[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Nếm mật nằm gai, kiên gan bền chí nữa ạ.
Sau khi chiếu Cần Vương ban ra là cụ Thuyết sang Tàu cầu viện binh (1887).
Chưa có viện binh là cụ chưa về, cụ chờ luôn một mạch 26 năm cho đến tận lúc chết (1913).
Mịa may mà thời đó tuyển Pháp mạnh, còn Mãn Thanh thì bị bọn Nga ngố, Nhật bổn và phương Tây nó xâu xé suốt nên Tàu khựa mới không mang đại quân sang An nam, chứ ko lại mang tội cõng rắn cắn gà nhà rồi. Thời điểm đó Mãn Thanh cũng có tranh giành ảnh hưởng ở Bắc kỳ với team Phờ răng xoa (nhưng sau bị đánh te tua, phải nhượng cả vùng Quảng Châu Loan cho Pháp) và bọn giặc Cờ đen vừa cướp bóc của dân Việt vừa chống Pháp thì không liên quan gì đến T.T. Thuyết cả. Cũng có tâm địa rước giặc Tàu vào thì chẳng có gì là tốt đẹp, việc đặt tên phố (cũng giống như mấy vua họ Mạc) có vấn đề gì đấy ko ổn!
 

Apache01

Xe tải
Biển số
OF-742765
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
498
Động cơ
65,145 Mã lực
Cháu định troll bác Lát, để bác ấy cáu quá vào đính chính.
Bác làm hỏng mất âm mưu của cháu rồi, hu hu hu.
Em tra trên cây gia phả của chúa Nguyễn thì Gia Long Nguyễn Ánh là cháu 7 đời của Nguyễn Phúc Tần, nếu Tôn Thất Thuyết là cháu 5 đời của Nguyễn Phúc Tần (?) thì Gia Long Nguyễn Ánh còn phải gọi Tôn Thất Thuyết bằng "ông họ" - ngang hàng với ông nội, tính đến đời Tự Đức, Dục Đức (cháu 4, 5 đời của Gia Long) thì ko biết phải gọi Tôn Thất Thuyết bằng gì nữa... (ông -> cụ -> kỵ -> ...)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Muốn tìm hiểu suy nghĩ của người dân thành Huế vào đúng thời điểm rạng sáng ngày 5/7/1885 (tức 23/5 âm lịch năm Ất Dậu), nên tham khảo bài vè Thất thủ Kinh đô. Bài vè cho thấy quân ta chưa đánh đã chạy, nhưng ông Thuyết vẫn được khen là "bế" Vua chạy thành công. Bài vè gồm 1770 câu, cháu xin trích dẫn 70 câu đầu tiên.

Tháng Năm, giờ Tý, hăm ba
Súng vang nổi dậy rạng lòa trời xanh
Kinh thành ai nấy đều kinh
Ôi thôi rồi giặc nổi trong thành phen ni

Kẻ thì dắt vợ con đi
Người thì chôn của một khi vội vàng
Canh hai luốn những bàng hoàng
Bước qua gà gáy lịnh truyền mình hơn

Thiên hạ ai nấy đều mừng
Té ra đồn huyển không hơn chút nào
Bắn ra thì nó nép đi
Rạng ngày nó kéo một khi lên Thành

Súng Tây nó bắn liên thanh
Lại thêm trái phá thất kinh hải hồn
Quân thì vừa nép vừa lon
Quan thì vừa chạy vừa run hai giò

Kẻ lên trên cửa nhà Đồ
Người ra cửa Hữu, kẻ bò Đông Ba
Trong thành các Chú chạy ra
Ngó qua bên Thuỷ như ma không mồ

Lịnh truyền thống quản nội đô
Hai trăm Phấn Nghĩa kéo vô nhà lầu
Hai trăm Phấn Nghĩa đi đầu
Hãy còn quân sĩ theo sau từc thời

Phút đâu cái lũ khuyấy đời
Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy lui
Mắt thì ngó ngược ngó xuông
Ngó đồng An Cựu chạy lui về làng

Khen ai thật đã khôn ngoan
Đốt cái nhà bệnh sáng đường dễ đi
Lính khôn, quan cũng nỏ dại chi
Miệng thúc quân tới chân thì bon bon

Về nhà nói láo với vợ con
Khen mình phước phận lui chân sớm đường
Đi ra cái chốn chiến trường
Mũi tên hòn đạn không vương chút gì

Vệ nhất cho tới vệ nhì
Dinh tả, dinh hữu đều thì in nhau
Ra quân đã trốn chạy đầu
Về nhà nói láo nhà lầu sập đi

Cơm vua lộc nước một khi
Nuôi quân với lính có đặng chi mô nào
Cơm vua lộc nước biết bao
Này chừ có giặc người nào cũng lánh thân

Cơm vua lộc nước của dân
Nay chừ có giặc coi thân như vàng
Tiếc thay công nghiệp Cao Hoàng
Xây thành đắp lũy tính toan lâu dài

Nay chừ sinh sự tại ai
Để Tây đến lấy Trấn Bình Dài Kinh Đô
Tham lam mà rủ nhau vô
Để cho Tây lại 'nam mô ' trên đầu

Kẻ thì qua lại nhà lầu
Người qua Thương Bạc, kẻ chực hầu ông Sâm-Bô
Có người Tư vụ Bộ Công
Giả đò khờ khạo lận lưng sắp hàng

Thằng Tây nó bắt rõ ràng
Nó cho lớn nhỏ một đoàn "phi-lu"
Nghinh ngang võng lọng dù dù
Làm chi để tiếng "phi-lu" nhớp đời

Thuyết tuy ông tướng bất tài
Phò vua trọn đạo đáng trai anh hùng
Nguyễn Tường ăn ở hai lòng
Trời xui Tây lại đóng còng Côn Lôn

Dinh, Phan hai họ một môn
Chạy theo bắt Chúa là ông Tôn Thất Trường
Hai người đều thác dọc đường
Vì chưng lỗi đạo ngũ thường tam cang

Hãy còn một chú Tôn Phan
Mai sau thịt nát xương tan để đời
Thảm thương vua mới mười hai
Giang sơn thiên lý lấy ai lo cùng

Giang sơn thiên lý lạnh lùng
Mắt chưa từng chộ, chân chưa từng tréo
Nay chừ tôi Chúa cheo leo
Chim kêu vượn hú nhiều điều thảm thương
 

mb.vaynganhang

Xe tăng
Biển số
OF-392447
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
1,112
Động cơ
258,345 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1 chút cảm nhận cá nhân của em: Không rõ có phải do phim ảnh Trung Quốc bao năm nay làm cho đa phần chúng ta thấy: Nhà vua là gì đó rất quyền uy, muôn dân phải sợ. Ko rõ thực tế có như vậy ko, hay là làm quá lên, các bác nhỉ?! Xem trên youtube các clip về Triều đại Nhà Nguyễn, về triều đình, bá quan văn võ, nhà vua, v.v, thì em cảm nhận: cái không khí quyền uy không như phim ảnh lắm. Mà có phần là: nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều: ví dụ lính tráng, người hầu đi cạnh vua thì nhìn vua thoải mái, ngó nghiêng các kiểu, v.v. Ngoài miền Bắc, do khoảng cách địa lý quá xa Triều đình Trung ương, nên cái không khí phong kiến có phần nhạt nhòa đi rất nhiều!!! Ông bà em (sinh ra vào giai đoạn 1930s) cũng kể là: thấy bình thường, ko nghĩ là có ông vua nào đang cai trị mình cả, chẳng may có gặp Vua vi hành ra ngoài này thì khéo chào hỏi bình thường không chừng!
 

iTrust

Xe buýt
Biển số
OF-709671
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
712
Động cơ
95,641 Mã lực
Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 - 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến PhúcHàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".

Thời Tự Đức, ông Tôn Thất Thuyết nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, là nhân vật "khét tiếng" trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nông dân. Ông được Tự Đức phong làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn ThànhNguyễn Văn Tường để giúp cho Dục Đức kế vị ngôi vua vào tháng 7/1883. Chỉ sau ít ngày giữ chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết đã cùng Nguyễn Văn Tường phế lập vua Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Vua Dục Đức bị giam vào ngục cho đến chết.

Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối Hiệp ước Harmand , ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư bộ Lễ rồi Thượng thư bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi. Ông giữ lại chức Thượng thư bộ Binh.

Tháng 8/1884, Tôn Thất Thuyết phế tiếp Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4/7/1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng, Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất ĐạmTôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương.

Trong 10 năm (1885 - 1895) ông Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp nhưng thất bại. Ông phải lánh sang Trung Quốc và mất tại đây năm 1913. Hưởng thọ 74 tuổi.

Gần như toàn bộ gia đình ông hy sinh vì nước.
  • Gia sản của ông bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị treo làm phần thưởng: nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.
  • Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5/7/1893.
  • Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19/9/1887.
  • Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26/9/1885.
  • Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5/7/1885, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát.
  • Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng.
  • Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Đạm)
  • Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài.
  • Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết.
  • Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài.
  • Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động.
  • Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Thất_Thuyết
Đại thần gì mà thấy vua không như ý mình liền phế vua lập vua mới, không rõ lúc ông ấy ra chiếu Cần Vương thì có ai theo không trong khi trước đó lại là người khét tiếng đàn áp các phong trào khởi nghĩa, em chỉ thấy ông ta là một tay mafia chính hiệu buôn vua bán chúa mà thôi
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
377,150 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nền quân chủ An nam không có được cái vị thế cai trị như nền quân chủ chuyên chế Trung Hoa, mặc dù copi nguyên xi tư tưởng và mô hình.

Quân chủ đời đầu như nhà Lý thì vẫn chưa xác quyết chọn lối nào giữa Nho và Phật, ví dụ như ông Nho thần hóa hổ Thịnh Lê văn.
Quân chủ nhập cư nhà Trần thì muốn xây dựng tư tưởng riêng để cát cứ nhưng không đủ thời gian, ví dụ như ông tổng thống Phật.
Nhà Hồ muốn cải cách nửa dưới giữ nguyên nửa trên nhưng tồn tại quá ngắn.
Nhà Lê là thời thịnh trị của tầng lớp Nho sinh Nho sĩ và đạo Nho thống lãnh đầy đủ thế lực thì lại thành ra khuynh loát cả quân chủ, điển hình là đám "sĩ phu" thời Lê mạt dùng những thơ ca hò vè để tạo dư luận réo cả niên hiệu nhà vua lên mà chửi, ví dụ như Trạng Quỳnh xui dân chửi ông Bảo Thái.
Nhà Nguyễn được mỗi Minh Mạng chấn chỉnh kỷ cương tu soạn chính sách để nhất thống về Nho, là ông vua thâm nho nhất trong các vua An Nam thì lại ở lúc Nho giáo suy mạt, đến cái việc nhất thống trang phục cũng bị bọn thợ chữ xỏ xiên thành cấm quần một ống.

Các ông vua phong kiến An Nam chưa bao giờ làm chủ được tư tưởng trong xã hội, thành thử vương quyền chưa bao giờ tuyệt đối chi phối được thiên hạ trừ một vài ca võ biền ít chữ làm vua, khi ấy đám thợ nói thợ viết không dám ho he vì sợ rủi ro, ví dụ thời ông cụ Lợi hay thời ông cụ Huệ. Hoặc đến thời ông cụ Mạng vừa thông kinh sử lại vừa dài tô lô vít, mấy thằng sĩ phu thầy dùi mà lộng ngôn là rút lưỡi, ngo ngoe là chặt tay.

Cuốc gia hưng vong, thất phu hĩu trách. Nhẽ nước VIệt Nam thời nay, muốn đi tắt đón đầu nhảy vọt hay đu boong đu càng, việc đầu tiên nên quyết là học theo cụ cố Tàu Tần thủyHoàng. Đốt sách chôn Nho. Dân có học chỉ cần đủ biết biển báo giao thông, cầm búa cầm kìm làm hàng xuất khẩu thu ngoại tệ về cho 9h phủ là đủ. Còn những hàng thạc sĩ tiến sĩ giở lên, phải bắt nhốt hết. Lắm chữ lắm chuyện.

:D:D:D:D:D:D:D:D
Thạc sỹ, tiến sỹ nhiều cụ còn chưa phân biệt được đèn giao thông, cụ còn đòi dân hiểu biển báo. Cần phải học cao hơn nữa cụ ạ. Thạc sỹ, tiến sỹ biết cầm kìm búa nó đất nước mới trường tồn. Cụ Tàu kia được có vài năm.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,409
Động cơ
552,129 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thạc sỹ, tiến sỹ nhiều cụ còn chưa phân biệt được đèn giao thông, cụ còn đòi dân hiểu biển báo. Cần phải học cao hơn nữa cụ ạ. Thạc sỹ, tiến sỹ biết cầm kìm búa nó đất nước mới trường tồn. Cụ Tàu kia được có vài năm.
Chỉ cho phép các luận văn loại như: "Nghiên cứu tác động của búa vào bộ phận nhạy cảm của đinh loại 5 phân khi kê lên miếng gỗ 5 xăng ti mét" .Còn đâu nhưng thứ lằng nhằng dây điện cấm hết.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đại thần gì mà thấy vua không như ý mình liền phế vua lập vua mới, không rõ lúc ông ấy ra chiếu Cần Vương thì có ai theo không trong khi trước đó lại là người khét tiếng đàn áp các phong trào khởi nghĩa, em chỉ thấy ông ta là một tay mafia chính hiệu buôn vua bán chúa mà thôi
Có 06 cuộc khởi nghĩa được xác nhận hưởng ứng Chiếu Cân Vương

1. Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.
2. Khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng.
3. Khởi nghĩa Phú Yên của Lê Thành Phương.
4. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân.
5. Khởi nghĩa Thanh Sơn của Đốc Ngữ.
6. Khởi nghĩa Khánh Hòa của Trịnh Phong.

Ba cuộc khởi nghĩa có trước Chiếu Cần Vương, nhưng người đời sau hay xếp luôn vào phong trào Cần Vương.

1. Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám.
2. Khởi nghĩa Sơn Tây của Nguyễn Văn Giáp.
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật.

Còn 10 cuộc khởi nghĩa khác nhưng Pháp chưa đánh đã tan.
 

Xedap4banh2

Xe tăng
Biển số
OF-547103
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
1,419
Động cơ
244,849 Mã lực
Cháu thấy lịch sử hay, cũng lội còm :)
Việc đặt tên đường như ông Thuyết, mấy ông Mạc, chắc có hội đồng thẩm định, nghiên cứu chán chê, và phần nhỏ cũng có sự lốp bi.
Và những ông thẩm định này, rồi những ông duyệt thẩm định này trình độ không thể dưới mấy ông chê họ được.
Mình có sống thời họ đâu mà nhận xét họ, và trên này cũng dạy rồi, còn phải hóng chiều ngược lại :)
10 năm sau lòi ra vụ Ronaldo dùng chất cấm gì đó nên mới ghi bàn khủng như bây giờ thì sao nhỉ? Cuộc sống vốn dĩ đa chiều :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu thấy lịch sử hay, cũng lội còm :)
Việc đặt tên đường như ông Thuyết, mấy ông Mạc, chắc có hội đồng thẩm định, nghiên cứu chán chê, và phần nhỏ cũng có sự lốp bi.
Và những ông thẩm định này, rồi những ông duyệt thẩm định này trình độ không thể dưới mấy ông chê họ được.
Mình có sống thời họ đâu mà nhận xét họ, và trên này cũng dạy rồi, còn phải hóng chiều ngược lại :)
10 năm sau lòi ra vụ Ronaldo dùng chất cấm gì đó nên mới ghi bàn khủng như bây giờ thì sao nhỉ? Cuộc sống vốn dĩ đa chiều :)
Sau khi ông Thuyết sang Tàu (1887) chỉ giữ liên lạc một thời gian với ba thủ lĩnh khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn. Nhưng không hiểu sao sử kách mệnh cứ khẳng định ông Tôn Thất Thuyết vẫn là thủ lĩnh tinh thần của toàn bộ phong trào Cần Vương trong nước.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,579 Mã lực
Tuổi
50
Ngoài Pháp có Anh, Hà Lan đều có công ty Đông Ấn và giao thương với ta từ lâu. Chẳng qua không ngỏ ý chứ Anh xơi cả Ấn độ, Hà lan xơi tất các đảo thì thiếu gì.
Lỗi của Tự Đức là bế quan toả cảng, nên không tăng cường trang bị quân sự bằng vũ khí mới và không đào tạo quân đội.

Thời Gia Long, có cả lính Tây đánh thuê, cố vấn Tây, vũ khí mua được của bọn Tây và lính Nguyễn Ánh cũng có kinh nghiệm trận mạc vì đánh nhau suốt với Nguyễn Huệ.

Giả sử năm 1858 Gia Long đang làm vua, thì tình thế An Nam sẽ thế nào nhỉ
 

Xedap4banh2

Xe tăng
Biển số
OF-547103
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
1,419
Động cơ
244,849 Mã lực
Sau khi ông Thuyết sang Tàu (1887) chỉ giữ liên lạc một thời gian với ba thủ lĩnh khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn. Nhưng không hiểu sao sử kách mệnh cứ khẳng định ông Tôn Thất Thuyết vẫn là thủ lĩnh tinh thần của toàn bộ phong trào Cần Vương trong nước.
Theo e thì sử chưa chắc đã đúng với lịch sử luật sư ợ :)
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
841
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
Có 06 cuộc khởi nghĩa được xác nhận hưởng ứng Chiếu Cân Vương

1. Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.
2. Khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng.
3. Khởi nghĩa Phú Yên của Lê Thành Phương.
4. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân.
5. Khởi nghĩa Thanh Sơn của Đốc Ngữ.
6. Khởi nghĩa Khánh Hòa của Trịnh Phong.

Ba cuộc khởi nghĩa có trước Chiếu Cần Vương, nhưng người đời sau hay xếp luôn vào phong trào Cần Vương.

1. Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám.
2. Khởi nghĩa Sơn Tây của Nguyễn Văn Giáp.
3. Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật.

Còn 10 cuộc khởi nghĩa khác nhưng Pháp chưa đánh đã tan.
theo mình khởi nghĩa YÊN THẾ kg lên chung mâm với các phong trào cần vương khác , vì tôn chỉ mục đích của HOÀNG HOA THÁM khác hẳn mấy vị cần vương kia..đây là nhân vật khi gần tàn cuộc khởi nghĩa cũng cực kỳ phức tạp ( cái chết của HOÀNG HOA THÁM cũng là 1 nghi vấn lớn của sử ta mà giờ cũng kg muốn bạch hóa ra vì lý do tế nhị . chết hay đào tẩu ?? phức tạp lắm ...)
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,010
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
34
Méo hiểu " ảnh hưởng lớn" là thế méo lào ?? Đánh mấy trận toàn thua ? Nước vẫn mất, chạy như chóa d-ái. Chả có chủ thuyết gì giá trị. Phế vua như cơm bữa.
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
841
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
Sau khi ông Thuyết sang Tàu (1887) chỉ giữ liên lạc một thời gian với ba thủ lĩnh khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn. Nhưng không hiểu sao sử kách mệnh cứ khẳng định ông Tôn Thất Thuyết vẫn là thủ lĩnh tinh thần của toàn bộ phong trào Cần Vương trong nước.
vì sao hả bạn ?? vì hồi đó chưa có INTERNET CHưA CÓ 3g ...LÊN Sử KACH MỆNH VIẾT SAO THÌ TA BIẾT THẾ
 

Xedap4banh2

Xe tăng
Biển số
OF-547103
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
1,419
Động cơ
244,849 Mã lực
theo mình khởi nghĩa YÊN THẾ kg lên chung mâm với các phong trào cần vương khác , vì tôn chỉ mục đích của HOÀNG HOA THÁM khác hẳn mấy vị cần vương kia..đây là nhân vật khi gần tàn cuộc khởi nghĩa cũng cực kỳ phức tạp ( cái chết của HOÀNG HOA THÁM cũng là 1 nghi vấn lớn của sử ta mà giờ cũng kg muốn bạch hóa ra vì lý do tế nhị . chết hay đào tẩu ?? phức tạp lắm ...)
trước có bộ ảnh về cụ Thám, gia đình, quân lính , rồi xử tử đầu lâu các kiểu ấn tượng lắm cụ ạ :)
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,324
Động cơ
96,579 Mã lực
Tuổi
50
Vua Tự Đức cũng muốn cầu viện các nước châu Âu khác như Đức, Ý, và Phạm Phú Thứ đã đề xuất lập sứ quán tại Hong Kong để liên kết với Anh.
Nhưng các nỗ lực "đa phương quan hệ" đều bị Pháp chặn.
Chênh lệch lực lượng quá lớn
Trong khi đó, đối thủ của Đại Nam là Cộng hòa Pháp là nước đứng hàng tam cường (cùng Anh, Đức) ở châu Âu.
Napoleon III, người chủ trương đem quân sang chinh phục Đông Dương, không phải là ông vua phong kiến lạc hậu.
Ông ta bước vào chính trị bằng lá phiếu cử tri vì Pháp đã có bầu cử nghị viện.
Napoleon III đưa ra nhiều cải cách, từ quỹ hỗ trương (bảo hiểm xã hội) đến vệ sinh công cộng, và phát triển kinh tế.
  • Về công nghệ, năm 1837, Pháp đã xây tuyến hỏa xa đầu tiên.
  • Đến lúc đánh Đại Nam, Pháp đã có hơn 100 năm xây dựng hải quân (Académie royale de Marine thành lập ở Brest năm 1752), kinh nghiệm các cuộc chiến ở Canada, Mỹ, Địa Trung Hải.
  • Năm 1859, tàu chiến bọc thép Gloire được hạ thuỷ.
  • Các loại súng hiện đại như Paixhan đã tăng khả năng tác chiến trên biển của Pháp. Tàu ngầm Prolonguer hạ thuỷ năm 1863.
  • Hạm đội Pháp, theo học thuyết Jeune Ecole, vươn ra xa, tham chiến ở châu Phi, Trung Đông, Triều Tiên, Trung Hoa.
Giả sử trận đánh úp quân Pháp ở Huế (1885) của Tôn Thất Thuyết nếu có thắng lợi thì cũng không xoay chuyển được xu thế.
Em không đồng ý quan điểm này lắm.

Nếu trận chiến ở đồn Mang Cá thắng lợi, thì sỹ khí binh lính tăng cao, dẫn đến quân dân 1 lòng chống Pháp, Biết đâu nước mình độc lập sớm hơn, hoặc Pháp sẽ cai trị VN theo kiểu khác.

Đằng này lính triều đình đánh Pháp thì hèn, đàn áp nông dân khởi nghĩa thì giỏi
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Méo hiểu " ảnh hưởng lớn" là thế méo lào ?? Đánh mấy trận toàn thua ? Nước vẫn mất, chạy như chóa d-ái. Chả có chủ thuyết gì giá trị. Phế vua như cơm bữa.
Ông Thuyết đã làm chậm 10 năm quá trình thuộc địa hóa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914).
Nếu không có ông Thuyết thì quá trình thuộc địa hóa có thể bắt đầu luôn từ năm 1885, thay vì năm 1897.
Ví dụ tính ra tiền thì các mỏ than Quảng Ninh sẽ bị khai thác sớm hơn 10 năm và bây giờ chúng ta mất đi sản lượng 10 năm khai thác đó, đại khái thế.
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
841
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
Ông Thuyết đã làm chậm 10 năm quá trình thuộc địa hóa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914).
Nếu không có ông Thuyết thì quá trình thuộc địa hóa có thể bắt đầu luôn từ năm 1885, thay vì năm 1897.
Ví dụ tính ra tiền thì các mỏ than Quảng Ninh sẽ bị khai thác sớm hơn 10 năm và bây giờ chúng ta mất đi sản lượng 10 năm khai thác đó, đại khái thế.
10 năm pháp khai thác than tại vùng mỏ quảng ninh hồi đó ..kg bằng 1 năm vn ta hiện tại khai thác đâu bạn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top