[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu cho hỏi, cháu đánh giá thế nào là ảnh hưởng lớn tới lịch sử ?
Và ông này có vai trò gì trong các ảnh hưởng đó?
Ông Tôn Thất Thuyết có ảnh hưởng lớn đến lịch sử bởi vì ông là một người thuộc phe Chủ chiến Pháp một cách kiên định. Phe chủ hòa bên kia là Vua Tự Đức và đại thần Trần Tiễn Thành. Ngay từ khi Vua Tự Đức còn sống (1883 trở về trước), ông Thuyết đã là một nhân vật Chủ chiến kiên định. Nhưng khi đó uy thế của Vua Tự Đức và đại thần Trần Tiễn Thành còn lớn, nên ông không làm gì được.

Chỉ đến khi Vua Tự Đức băng hà, ông Thuyết mới có thể thâu tóm quyền lực vào tay để mạnh mẽ kháng Pháp (phế Vua Dực Đức, bức đại thần Trần Tiễn Thành nghỉ hưu, sau đó ám sát ông Thành).
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,826
Động cơ
237,040 Mã lực
Tuổi
37
35 tuổi, tốt nghiệp trường Xã hội nhân văn khoa lịch sử. Em đoán vậy có trúng 99% không cụ Atlas99 b-) b-) b-) >:P >:P
Nghe bẩu tốt nghiệp ngành Địa lý cụ ạ.
Phong cho nhà sưu tầm sử liệu thì được. Lý luận thì chán mớ đời. Trước nay em hay dị ứng với kiểu học vẹt và suy diễn cảm tính của dân khối C.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,954
Động cơ
878,034 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Mỗi người 1 cảm nhận.
Nhưng quân chủ thì
Riêng môn xử mấy vua thì thú thật khó yêu cụ này.
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Tôn Thất Thuyết - siêu đại thần" khi ông ảnh hưởng trực tiếp đến việc trong bốn tháng mà có đến ba vị vua nối ngôi nhau.

Sự kiện này còn được gọi là " tứ nguyệt tam vương".
Một người mà không thể không nhắc đến mỗi khi nói đến Tôn Thất Thuyết đó là bạn đồng hành của ông - Nguyễn Văn Tường.

Đầu tiên Tôn Thất Thuyết được biết đến là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

1.Dục Đức ở ngôi được 3 ngày
2.Hiệp Hòa bị ép uống thuốc độc chết sau 4 tháng ở ngôi Vua.
3. Kiến Phúc mất năm 1884, hưởng dương 15 tuổi.
4. Phò tá Nguyễn Phúc Ưng Lịch lúc đó 12 tuổi lên làm vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Ông là người đã phế rồi lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc nhà Nguyễn.
 

Thieudl

Xe tải
Biển số
OF-564384
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
419
Động cơ
143,717 Mã lực
Tuổi
40
Nghe bẩu tốt nghiệp ngành Địa lý cụ ạ.
Phong cho nhà sưu tầm sử liệu thì được. Lý luận thì chán mớ đời. Trước nay em hay dị ứng với kiểu học vẹt và suy diễn cảm tính của dân khối C.
Lịch sử cần con mắt khách quan,ông Atlat hay bị lẫn lộn cảm tính bản thân trong đấy.Mà thực ra không nhờ cái thiên lệch về cảm tính thì ông ấy đã không bỏ sức tìm tòi tài liệu cho chúng ta đọc;âu là ai cũng có cái hay cái dở.
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,397
Động cơ
141,277 Mã lực
Đọc tiểu sử thấy ông này có tài, nhưng có vẻ dạng võ tướng vừa chuyên quyền vừa thủ đoạn ám hại bao nhiêu người, cuối cùng xôi hỏng bỏng không chả nên sự nghiệp mẹ gì. Giữ được cái mạng sống thì OK nhưng hại bao người thì quá thất đức, nói chung là không phải nhân vật chính diện gì, chắc cũng chả ai tôn thờ
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Cũng buôn vua sập tiệm mà không có Tôn Thất Du nào nhỉ?

Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 - 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến PhúcHàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".

Thời Tự Đức, ông Tôn Thất Thuyết nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, là nhân vật "khét tiếng" trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nông dân. Ông được Tự Đức phong làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn ThànhNguyễn Văn Tường để giúp cho Dục Đức kế vị ngôi vua vào tháng 7/1883. Chỉ sau ít ngày giữ chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết đã cùng Nguyễn Văn Tường phế lập vua Dục Đức để đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Vua Dục Đức bị giam vào ngục cho đến chết.

Tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính bá. Nhưng do phản đối Hiệp ước Harmand , ông đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư bộ Lễ rồi Thượng thư bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, ông đã cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11 năm đó, rồi lập người con nuôi khác của vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi. Ông giữ lại chức Thượng thư bộ Binh.

Tháng 8/1884, Tôn Thất Thuyết phế tiếp Kiến Phúc để đưa Hàm Nghi lên ngôi. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4/7/1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng, Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất ĐạmTôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương.

Trong 10 năm (1885 - 1895) ông Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp nhưng thất bại. Ông phải lánh sang Trung Quốc và mất tại đây năm 1913. Hưởng thọ 74 tuổi.

Gần như toàn bộ gia đình ông hy sinh vì nước.
  • Gia sản của ông bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị treo làm phần thưởng: nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.
  • Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5/7/1893.
  • Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19/9/1887.
  • Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26/9/1885.
  • Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5/7/1885, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát.
  • Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng.
  • Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Đạm)
  • Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài.
  • Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết.
  • Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài.
  • Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động.
  • Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Thất_Thuyết
 

QD1211

Xe tải
Biển số
OF-430213
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
466
Động cơ
218,892 Mã lực
vẫn chưa thấy bác Atlas xuất hiện nhỉ , thực ra bác ý biết nhiều nhưng có vẻ hơi cảm tính , cũng 1 dữ liệu bác ý chỉ thích giả thiết A thôi còn các giả thiết B C ... bác ý ko chấp nhận
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Cccm bàn về lịch sử thì rất tốt nhưng hậu sinh thì đừng có lộng ngôn thái quá.
Không thâu tóm đc binh quyền thì sao có thể ép Vua, quan triều đình đánh Pháp?
Cả nhà ông ấy dấn thân và vì nước hy sinh mà cụ dám mở mồm nói người ta hèn??
Thất bại, tan rã rồi thì chạy sang Tàu để tạm tránh và tìm cách gây dựng lại, đợi chờ thời cơ và con đường thích hợp. Gia Long thì cũng chạy hết Thổ Chu lại chạy sang Thái bao lần mới thành nghiệp lớn. Lê Lợi cũng chạy sang Lào đấy thôi. Cụ Thuyết gặp lúc vận nước đến hồi mạt rồi nên đến lúc chết mà trí lớn chưa thành thì đành gửi nắm xương tàn nơi đất khách. Cái hận của cụ Thuyết lúc lực bất tòng tâm cũng như cái bất đắc trí của cụ Phan Bội Châu khi Nhật trục xuất cả đám Đông du mà trong túi ko còn đồng trinh mẻ cụ hiểu sao đc mà chê người ta hèn?!
Chớ đem thành bại luận anh hùng.
Chả ai lấy thành bại mà luận anh hùng. Thân là chủ tướng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thành mất, thân vong, Thuyết đã không có cái dũng ấy. Cái trí cũng hèn, thân là chủ tướng lại không cầm binh, gánh vác việc nước, mà bỏ 1 mạch sang Tàu, làm cái việc cỏn con của 1 anh sứ bộ, cầu cạnh nhà Thanh, trốn tránh trách nhiệm, đáng ra phải là người lĩnh xướng phong trào, kết nối, dẫn dắt các thủ lĩnh khởi nghĩa cần vương. Anh nói thế,vậy a cho tôi biết ô Thuyết sang Tàu đã làm đc việc gì, hay ở ẩn gần 30 năm không dám về nc, rồi chết già, chết bệnh. Cụ nói ô Thuyết chủ chiến, vậy trừ trận thành Huế oánh Pháp, ô còn thành tích nào khi đánh Pháp, hay toàn cầm quân đi đàn áp khởi nghĩ nhân dân
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Theo em thì thay vua xoành xoạch chứng tỏ không có mắt tìm ra vua, hai là không phải nhà chiến lược có tài quyết thắng nghìn dặm. Như Tào Tháo nắm đại quân rồi thì vua cứ ngồi chơi, Tháo cứ đi chiến, vua nào định lật là dẹp ngay vì nắm vững việc nội cung.
Ngay tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí cũng kể có người khuyên Án đô vương Trịnh Bồng: Chúa phải lo đi dẹp Tây Sơn chứ ngồi cãi nhau với vua, với đình thần làm gì, mất thời gian.
Cụ Thuyết là bậc nho sĩ, mấy điều trên ắt biết, thế nhưng cách làm thì rối rắm và làm mất tính gắn kết nội bộ triều đình Huế.
Về làm quan, thế là kém.
Về hậu quả để lại thì rõ rồi: Các vua có tâm chống Pháp đều bị bắt, các vua bất lực cũng đưa lên hạ xuống quá nhanh, riềng mối quốc gia rời rạc hết, đều trong thời cụ Thuyết cả.
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
842
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
E nói thật nhé ông ý mà công lao cực lớn ý...chắc giờ đã rước linh vị và đưa hài cốt về vn thờ cúng dồi..tuy ông ta có công kháng pháp..nhưng tội khi quân phạm thượng.. Phế bỏ vua liên tục ( toàn là vua bị die ) kể ra sử gì cũng khó gặm vè ông này
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mỗi người 1 cảm nhận.
Nhưng quân chủ thì
Riêng môn xử mấy vua thì thú thật khó yêu cụ này.
Có lẽ vấn đề phế/lập bốn Vua nên sau này sự nghiệp của ông Tôn Thất Thuyết được tôn vinh hơi muộn. Con phố mang tên ông ở quận Cầu Giấy mới có cách đây khoảng chục năm, trong khi những nhân vật kháng Pháp như Phan Đình Phùng, Trương Định ... đã được đặt tên phố từ lâu ạ.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,806
Động cơ
382,172 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Theo nhận xét của vua Tự Đức, Tôn Thất Thuyết "có tài dụng võ, nhưng thiếu lương thiện, không trung thực và hay trốn trách nhiệm. Học hành kém, không nhất quán, nhát gan, đa nghi, dễ làm mất lòng người khác. Hắn phải học nhiều thêm để trở thành một người quân tử"[4] Tuy nhận xét như vậy, nhưng vua Tự Đức lúc sắp mất vẫn tin tưởng trao trọng trách Phụ chính Đại thần cho ông.
Copy từ wiki
Nhận xét: Với việc TTT được đặt tên đường ở HN còn Tự Đức thì không, ta có thể nhận thấy khách quan, vua Tự Đức đã đánh giá sai hoàn toàn về một công thần trung thành với đất nước.
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
E nói thật nhé ông ý mà công lao cực lớn ý...chắc giờ đã rước linh vị và đưa hài cốt về vn thờ cúng dồi..tuy ông ta có công kháng pháp..nhưng tội khi quân phạm thượng.. Phế bỏ vua liên tục ( toàn là vua bị die ) kể ra sử gì cũng khó gặm vè ông này
Căn cứ ở câu ca dao truyền tụng hồi cuối trào Tự Đức: “Nước Nam có bốn anh hùng: Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu”.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
...Cụ nói ô Thuyết chủ chiến, vậy trừ trận thành Huế oánh Pháp, ô còn thành tích nào khi đánh Pháp, hay toàn cầm quân đi đàn áp khởi nghĩ nhân dân
Đúng thật, đánh cái đồn Mang Cá con con ở ngay nơi mình làm việc, sơ đồ, quân bố trí ra sao biết hết mà đánh cũng không xong.
Đại soái vừa đánh đã hết xài.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Theo nhận xét của vua Tự Đức, Tôn Thất Thuyết "có tài dụng võ, nhưng thiếu lương thiện, không trung thực và hay trốn trách nhiệm. Học hành kém, không nhất quán, nhát gan, đa nghi, dễ làm mất lòng người khác. Hắn phải học nhiều thêm để trở thành một người quân tử"[4] Tuy nhận xét như vậy, nhưng vua Tự Đức lúc sắp mất vẫn tin tưởng trao trọng trách Phụ chính Đại thần cho ông.
Copy từ wiki
Nhận xét: Với việc TTT được đặt tên đường ở HN còn Tự Đức thì không, ta có thể nhận thấy khách quan, vua Tự Đức đã đánh giá sai hoàn toàn về một công thần trung thành với đất nước.
Việc đặt tên đường sau khi đặt cho nhà Mạc thì chả thể hiện tầm nhìn sử học nào cả.
Trung thành mà nước mất nhà tan thân đi trốn, bao tiền vua đưa chả biết mất đâu.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,113
Động cơ
557,335 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 19 được định đoạt bởi xu thế đàn áp tất yếu của quá trình chủ nghĩa thực dân mở rộng thuộc địa, chiến thắng tất yếu của phương thức sản xuất mới trước phương thức sản xuất cũ, sự vượt trội không thể phủ nhận của tư duy chính trị tây phương trước mô hình quân chủ Nho giáo Trung Hoa.
Nước Việt Nam khi đó, đóng cửa hoàn toàn với phương tây, với cái mới và chỉ biết có Trung Hoa làm chỗ dựa, trong khi Trung Hoa hủ bại cũng đang ở trong kỷ nguyên ô nhục.

Mr Thuyết chẳng qua chỉ đại diện tiêu biểu cho tầng lớp Nho thần của một nền quân chủ đang tất yếu suy tàn bởi những hành động tàn ngược của ông lấy danh nghĩa ái quốc thực chất cũng chỉ nhăm nhăm bảo thủ cái tư tưởng cũ kỹ lạc hậu mà ông được gieo trong đầu.

Xét theo luân lý mà ông và những người Việt Nam đương thời với ông được trang bị ít nhiều thì có thể coi ông cũng là bậc anh hùng. Đáng tôn trọng, sống chết vì lý tưởng của mình.

Xét dưới vết bánh xe lịch sử thì vai trò của ông tầm thường, ảnh hưởng của ông đến tiến trình lịch sử là con số 0. Những nỗ lực máu xương sinh tử của ông chỉ làm thêm chút tang thương cho buổi cáo chung một triều đại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,513
Động cơ
806,879 Mã lực
Chả ai lấy thành bại mà luận anh hùng. Thân là chủ tướng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thành mất, thân vong, Thuyết đã không có cái dũng ấy. Cái trí cũng hèn, thân là chủ tướng lại không cầm binh, gánh vác việc nước, mà bỏ 1 mạch sang Tàu, làm cái việc cỏn con của 1 anh sứ bộ, cầu cạnh nhà Thanh, trốn tránh trách nhiệm, đáng ra phải là người lĩnh xướng phong trào, kết nối, dẫn dắt các thủ lĩnh khởi nghĩa cần vương. Anh nói thế,vậy a cho tôi biết ô Thuyết sang Tàu đã làm đc việc gì, hay ở ẩn gần 30 năm không dám về nc, rồi chết già, chết bệnh. Cụ nói ô Thuyết chủ chiến, vậy trừ trận thành Huế oánh Pháp, ô còn thành tích nào khi đánh Pháp, hay toàn cầm quân đi đàn áp khởi nghĩ nhân dân
Lúc trước cầm quân theo lệnh vua khỏi cần nhắc chỉ nói từ lúc cụ Thuyết làm phụ chính trong triều thì Cả triều đình không ai dám chống Pháp mà ông ta chủ trương chống Pháp. Thêm một đạo chiếu cần vương(dưới danh nghĩa Hàm Nghi) kêu gọi toàn quốc đánh Pháp là đủ để khẳng định ông ta là người có đủ cái Dũng và một lòng vì quốc gia dân tộc rồi. Ông ta là chủ soái, trách nhiệm là bày mưu, lập kế và chỉ đạo chú không phải là tướng giữ thành, đánh trận mà so với cụ Diệu, cụ Phương. Nói thế khác gì bảo bác Giáp sau Điện biên ko chịu đi chiến dịch? Mỗi giai đoạn, cương vị và hoàn cảnh khác nhau người ta làm những việc phù hợp với điều kiện lúc đó.Tư liệu về cụ Thuyết thì cũng ko khó tìm. Cụ đọc tạm wiki tuy ko phải chinhs thống nhưng cũng ko đến nỗi là thông tin ko đáng tin cậy cả đâu. Còn nói ji thì nói, bàn về tiền nhân thì ko nên mạo phạm các cụ ấy. Nhất là những người dám đánh giặc.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,806
Động cơ
382,172 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Việc đặt tên đường sau khi đặt cho nhà Mạc thì chả thể hiện tầm nhìn sử học nào cả.
Trung thành mà nước mất nhà tan thân đi trốn, bao tiền vua đưa chả biết mất đâu.
Đọc về ông này thấy tài năng đấy chứ.
Chí lớn cực luôn. Giết vua là muốn đổi mệnh trời, thay trời hành đạo.
Gieo quẻ xuất hành mấy lần đều không được giờ, mà vẫn dũng cảm xuất binh đánh đồn Mang cá.
Quân hơn vạn người giết được 23 người Pháp, chết vài nghìn dân quân Việt.
Nhớ đến ai đó từng nói: Ông có tài là sống rất lâu. Chỉ cần kẻ thù chết trước là ông đã chiến thắng.
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,035 Mã lực
Tuổi
41
Ông này ngày xưa thì sách báo tôn sùng lắm nhưng giờ nhiều tài liệu cho thấy là 1 tay lũng đoạn chính trị theo hướng cơ hội, coi vua như rác, vua Hàm Nghi cũng chỉ là công cụ, con tin của ông ấy thay do con dấu (ấn triện).
Nếu ông ấy mà thành công thì chắc là chúa Trịnh thứ 2.
Cái tiếc của ông ấy là không hợp thời, đối thủ là phú đĩ quá mạnh, chứ nếu chỉ có triều đình phong kiến thì ông ây nuốt luôn rồi. Vụ Mang Cá nhỡ đâu mà thành công thì khéo VN có thêm 1 vương triều là triều Tôn ấy.

Ông này, phải phục ông ấy ở cái sự kiên định chống pháp. Kiên định đến cực đoan, bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng đặt vua ra làm công cụ để đạt mục đích kháng Pháp.
Đấy là điều kiện cần để thành công.
Ông ấy thiếu nền tảng là trình độ tổ chức quân sự và tài nguyên kháng chiến. Và thiếu điều kiện đủ là cơ hội.
Mà 2 cái thiếu đấy thì cả nước VN thiếu lúc ấy chứ chả phải mỗi ông ấy thiếu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top