[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Quân Cờ đen được triều đình Huế thuê để làm đối trọng với quân Pháp ở Bắc Kỳ, nhưng "chơi dao sẽ có ngày đứt tay", chính quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trận Kinh thành Huế (1885). Để từ từ cháu sẽ biên lại vụ này ạ.
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Kiểu như thiếu một thằng hề để người ta chỉ trỏ, cười cợt khi đi xem xiếc thì người ta nhắc thôi.
Thớt về sử nó như một cái rạp xiếc mà trong đó Nát là một thằng hề pha trò, đặt ra những câu hỏi cùn, ngô nghê, ấu trĩ, bằng chứng sơ hở.
Thiếu Nát, không có phương tiện giải trí, không vui nên người ta réo tên Nát.
Hoá ra là vậy , cụ xem chỗ a/e bàn lịch sử nước nhà như rạp xiếc nên cụ thiếu tôn trọng đến vậy , lúc nào cũng chọc cho người ta chửi chứ e chưa thấy kiến thức lịch sử của cụ .trên tivi có nhiều chương trình xiếc hay hơn , cụ không nên vào những nơi này!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) - Phần một.

Sau khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) nhưng không giữ được nên phải trả lại triều đình nhà Nguyễn, nhưng quân Pháp ép được triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Giáp Tuất (1874). Dựa vào hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp được phép đóng một đồn binh ở Đồn Thủy (Hà Nội), quân số thường xuyên trên dưới 100 lính Pháp để kiểm soát giao thông sông Hồng.

Lúc này Bắc Kỳ cứ như là tình trạng thời Tam Quốc. Quân Cờ đen khống chế từ bờ bắc sông Hồng hất trở lên, quân triều đình giữ thành Hà Nội, quân Pháp đóng ở Đồn Thủy. Tình hình tạm yên ổn vài năm đầu, nhưng quân Pháp vẫn nuôi tham vọng khống chế toàn bộ Bắc Kỳ nên tìm cách "xử" từng đối phương (quân triều đình ở thành Hà Nội, quân Cờ đen ở bờ bắc sông Hồng).

Mục tiêu đầu tiên quân Pháp nhắm vào là con mồi yếu nhất (quân triều đình ở thành Hà Nội, lúc này do Tổng đốc Hoàng Diệu được giao trấn giữ từ năm 1880). Lấy cớ quân Cờ đen cản trở giao thông của tàu buôn Pháp trên sông Hồng (đại khái giống như cái cớ bảo vệ giao thông hàng hải của Mỹ hiện tại), được giao nhiệm vụ Bắc tiến, trung tá hải quân Henri Rivière rời Sài Gòn ngày 26/3/1882 với 2 tàu chiến Drac và Parseval cùng 230 lính.

Sau khi tới Đồn Thủy (Hà Nội) Henri Rivière nhận thấy lực lượng quân Pháp vẫn hơi "mỏng" nên xin thêm viện binh 250 lính Pháp nữa, nâng tổng số quân đóng tại Đồn Thủy lên gần 600 lính Pháp. Tình hình sau đó thì nhiều sách sử viết lại rồi: quân Pháp tiến đánh thành Hà Nội ngày 25/4/1882. Thành Hà Nội thất thủ sau vài giờ và Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) - Phần hai.

Sau khi chiếm được thành Hà Nội (25/4/1882), để rảnh tay tiến đánh quân Cờ đen, Henri Rivière cho đi tìm Tôn Thất Bá (một trong những phó tướng của Hoàng Diệu) để giao lại thành Hà Nội. Thành Hà Nội được giao lại cho Tôn Thất Bá quản lý từ 1/5/1882 nhưng quân số của triều đình không được quá 200 người, quân Pháp được đóng quân trong Hành cung, Cửa Bắc và Cửa Đông.

Sau khi thành công trong việc khống chế thành Hà Nội, Henri Rivière bắt đầu tìm cách tấn công quân Cờ đen. Quân Pháp và quân Cờ đen đánh nhau cù cưa suốt mấy tháng đầu năm 1883, Henri Rivière chiếm thêm được thành Nam Định (27/3/1883) nhưng chưa đánh được tới thành Sơn Tây do Lưu Vĩnh Phúc (thủ lĩnh quân Cờ đen) đang chiếm đóng, thì bị chính Lưu Vĩnh Phúc cho quân vây ngược trở lại thành Hà Nội (tháng 5/1883).

Quân Pháp và quân Cờ đen giao chiến với nhau ngày 16/5/1883 nhưng bất phân thắng bại, lần thứ hai giao chiến (19/5/1883) chính Henri Rivière bị chém chết ở Cầu Giấy (sau khi chết Henri Rivière được truy thăng lên Đại tá). Quân mất tướng như rắn mất đầu, quân Pháp phải rút trở lại cố thủ trong thành Hà Nội chờ cứu viện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) - Phần cuối.

François-Jules Harmand (Toàn quyền Nam Kỳ khi đó) đau đầu nát óc tìm cách giải quyết vụ Henri Rivière bị giết. Đang "lợn lành thì thành lợn què", chỉ là việc cử lính Pháp ra Bắc Kỳ và ngầm "bật đèn xanh" cho Henri Rivière. Nhưng không ngờ mọi chuyện bung bét, Henri Rivière thì bị giết, lính Pháp thì bị bao vây ở thành Hà Nội.

Đang ở thế bí thì một tình huống khó ngờ xảy ra, Vua Tự Đức lăn ra chết ngày 19/7/1883, thế là François-Jules Harmand quyết định đi một nước cờ táo bạo: "Vây Ngụy Cứu Triệu". Sở dĩ François-Jules Harmand đắn đo chưa để viện binh tham chiến (đang ở trên các chiến hạm neo đậu trong vịnh Hạ Long) vì sợ nếu không giải quyết được mà còn bị sa lầy thêm, thì chính cái ghế Toàn quyền Nam kỳ của Harmand cũng "tiêu đời" (nói theo kiểu bây giờ là bị dọa sa lầy như một "Việt Nam thứ hai" mỗi khi Tổng thống Mỹ tăng thêm quân ở vùng chiến sự nước ngoài).

Hạm đội do Phó đô đốc Courbet chỉ huy, đang neo đậu ở vịnh Hạ Long để chờ lệnh giải cứu lính Pháp ở Hà Nội, được lệnh quay về Huế để tấn công cửa Thuận An. Trận Thuận An (20/8/1883) thì sách sử viết nhiều rồi: quân ta thua trận và triều đình Huế phải ký hiệp ước Quý Mùi (1883), trong đó có điều khoản mọi giao thiệp ngoại giao kể (cả việc giao thiệp với Tàu) cũng phải có sự chấp thuận của Pháp.

Sau khi củng cố vững chắc cái ghế của mình bằng hiệp ước Quý Mùi, François-Jules Harmand đàng hoàng ra lệnh cho Phó đô đốc Courbet tiến quân ra Bắc Kỳ với mục đích quét sạch quân Cờ đen. Có trong tay cả sức mạnh quân sự (hạm đội của Phó đô đốc Courbet) và sức mạnh ngoại giao (triều đình Huế phải cắt đứt mối quan hệ với quân Cờ đen), số mệnh của quân Cờ đen chỉ còn là vấn đề thời gian đối với quân Pháp.

Trận đánh quyết định số phận của quân Cờ đen là Trận thành Sơn Tây (12/1883), trận này quân Cờ đen đại bại. Quân triều đình do Hoàng Kế Viêm đóng ở cạnh đó cũng không dám cứu viện. Nhiều người bị nhầm là Hoàng Kế Viêm "ngư ông đắc lợi", thực ra không phải. Hoàng Kế Viêm đã bị "trói tay" bởi hiệp ước Quý Mùi (1883) cho nên muốn cứu viện, cũng không dám cứu.

Sau khi bình định xong Bắc Kỳ, đô đốc Courbet (từ phó đô đốc đã lên Đô đốc hải quân kiêm Thống đốc quân vụ, kiêm Toàn quyền Bắc Kỳ) dẫn quân quay trở lại Kinh thành Huế để ép triều đình Huế ký tiếp hiệp ước Giáp Thân (1884). Với hiệp ước Giáp Thân vừa ký này (toàn quyền bảo hộ xứ An Nam về tất cả mọi mặt: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế), tất cả binh quyền mà Tôn Thất Thuyết lao tâm khổ tứ bao năm mới giành được sẽ bị Pháp khống chế hoàn toàn, công sức phấn đấu cả đời của Thuyết sẽ đổ xuống sông xuống biển hết.

Ở bước đường cùng bị tước hết binh quyền, Thuyết đành làm liều đánh một trận "được thì Thuyết ăn cả, ngã thì Hàm Nghi chịu", đó chính là trận Kinh thành Huế (1885).

HẾT
 
Chỉnh sửa cuối:

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Nếu LVPhúc thần phục Thanh triều= có thể coi là quân đội Thanh xâm lược miền Bắc VN? Nhà Thanh ký kết hòa ước với Pháp 1884, theo đó thì =quân Thanh rút quân khỏi Bắc kỳ (nhưng Pháp không tiếp quản được Lạng sơn): [https://www.hinhanhlichsu.org/2018/01/chien-tranh-phap-thanh.html
Không biết có phải là nhà Thanh gửi quân chi viện phong trào Cần vương? Và ai là người mời/xin/cầu viện? Liệu có phải có "công"/trách nhiệm của cụ Tôn Thất Thuyết không nhỉ? :-?
Việc quân cờ đen sang giết hại dân Bắc Việt thì có quy được là cõng rắn cắn gà nhà/Rước voi giầy mả tổ?;)

P/S: Nhà Nguyễn + quân cờ đen (Nhà Thanh) đã thắng quân Pháp ở "chư hầu' miền bắc VN...nhưng lại thất thủ trước hải quân Pháp (...) và đã phải ký kết hiệp ước Thiên Tân Pháp-Thanh (9/6/1885)= công nhận sự đô hộ của Pháp ở VN (nhà Nguyễn không được tham gia ký kết hiệp ước dù liên quan tới lãnh thổ VN)?🤔
Bác đọc ở đâu ra đoạn này đấy "Nhà Nguyễn + quân cờ đen (Nhà Thanh) đã thắng quân Pháp ở "chư hầu' miền bắc VN"? Mục đich chính của tuyển Pháp ra du đấu ở Bắc Kỳ lần 2 là để bảo vệ công việc làm ăn buôn bán của Pháp tại đây vì lúc đó bọn Cờ đen nhũng nhiễu phá phách việc làm ăn của thương nhân Pháp. Ban đầu họ chỉ đưa có vài trăm lính từ Nam kỳ ra để chiến với lực lượng đông gấp hàng chục lần của Cờ đen, Thanh (cũng tiến sang An nam khi Pháp tiến quân ra Bắc Kỳ) và quân nhà Nguyễn (nhà Nguyễn cũng định lợi dụng Cờ đen để chống Pháp vì lực lượng của mình quá yếu). Pháp sau đó dùng ngoại giao yêu cầu Thanh rút quân, Thanh không nghe nên Pháp mới điều thêm khoảng 3000 lính đến Bắc Kỳ, đến lúc này quân Pháp mới lên đến con số "nghìn". Có đủ lực lượng lực Pháp quét sạch các đối thủ và làm chủ gần như toàn bộ Bắc Kỳ, lúc này Thanh mới nhượng bộ và đồng ý rút quân, nhưng khi quân Pháp tiếp quản Lạng Sơn thì bị phục kích điều này dẫn đến việc hải quân Pháp nện cho Thanh te tua tới mức phải chấp nhận ký hòa ước với Pháp từ bỏ hoàn toàn mọi ảnh hưởng của mình với Bắc Kỳ và công nhận sự đô hộ của Pháp tại An Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
5,866
Động cơ
2,963,977 Mã lực
Kiểu như thiếu một thằng hề để người ta chỉ trỏ, cười cợt khi đi xem xiếc thì người ta nhắc thôi.
Thớt về sử nó như một cái rạp xiếc mà trong đó Nát là một thằng hề pha trò, đặt ra những câu hỏi cùn, ngô nghê, ấu trĩ, bằng chứng sơ hở.
Thiếu Nát, không có phương tiện giải trí, không vui nên người ta réo tên Nát.
Bây giờ các cụ thử làm 1 cái poll bình chọn trên OF xem là ra ngay ai là thằng hề ;))
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Có lẽ thua về súng ống. Công nghệ quân sự. Chứ khi ông Phùng có ông Thắng chế súng, đánh nhau ở Vụ Quang, Ba Đinh ác chiến đấy chứ cụ.
Em nghĩ thời gian này thì lính Pháp có khi đã được trang bị súng trường Chassepot , loại này áp đảo bộ binh ở cả châu Âu chứ nói gì đến xứ An Nam.
Nó cứ đứng ngoài tầm bắn của súng hoả mai mà tỉa thì bao nhiêu quân chẳng nướng hết.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những bài viết "Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) là do cháu tự viết (không phải copy & paste), cho nên bác nào muốn sử dụng cứ lấy thoải mái ạ.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Toàn nói nhảm, Pháp đánh ra Bắc quân Cờ Đen hai lần diệt tướng Pháp có cả pháo đi kèm.
Trận thành Hưng Hoá Pháp cũng không ăn nổi.
Thời trước thế chiến 2 độ vài năm, một ông giáo làng chỉ với ngựa và súng trường đánh cả quân Ý có tăng ở Libya.
Ngay ở ta cũng có Hoàng Hoa Thám.
Nói thế để thấy Thuyết đánh nhau kém và những gì cụ nói toàn nhảm nhí.
Quân cờ đen là đánh kiểu phục kích, mấy cụ đánh du kích cũng kiểu như vậy thì cầm cự được lâu. Chứ dàn trận ra đánh thì nó bắn cho không trượt phát nào.
Bối cảnh lịch sử nó thế cụ ah, bọn da vàng, da đỏ một khi đã bị thực dân nó nhắm thì đố thằng nào thoát được. Chỉ đến thời Nhật bổn năm 1904-1905 mới là nước châu Á đầu tiên đánh thắng đế quốc châu Âu là Nga. Mà lúc này thằng Nhật cũng là dạng lai căng rồi.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,736
Động cơ
241,315 Mã lực
"Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) - Phần hai.

Sau khi chiếm được thành Hà Nội (25/4/1882), để rảnh tay tiến đánh quân Cờ đen, Henri Rivière cho đi tìm Tôn Thất Bá (một trong những phó tướng của Hoàng Diệu) để giao lại thành Hà Nội. Thành Hà Nội được giao lại cho Tôn Thất Bá quản lý từ 1/5/1882 nhưng quân số của triều đình không được quá 200 người, quân Pháp được đóng quân trong Hành cung, Cửa Bắc và Cửa Đông.

Sau khi thành công trong việc khống chế thành Hà Nội, Henri Rivière bắt đầu tìm cách tấn công quân Cờ đen. Quân Pháp và quân Cờ đen đánh nhau cù cưa suốt mấy tháng đầu năm 1883, Henri Rivière chiếm thêm được thành Nam Định (27/3/1883) nhưng chưa đánh được tới thành Sơn Tây do Lưu Vĩnh Phúc (thủ lĩnh quân Cờ đen) đang chiếm đóng, thì bị chính Lưu Vĩnh Phúc cho quân vây ngược trở lại thành Hà Nội (tháng 5/1883).

Quân Pháp và quân Cờ đen giao chiến với nhau ngày 16/5/1883 nhưng bất phân thắng bại, lần thứ hai giao chiến (19/5/1883) chính Henri Rivière bị chém chết ở Cầu Giấy (sau khi chết Henri Rivière được truy thăng lên Đại tá). Quân mất tướng như rắn mất đầu, quân Pháp phải rút trở lại cố thủ trong thành Hà Nội chờ cứu viện.
Vậy là tay Riviere này bị bọn Cờ đen giết chứ đâu phải là chiến công của "quân và dân ta" đâu.
 

farmer80

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729211
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
160
Động cơ
73,781 Mã lực
Tuổi
44
Quân cờ đen là đánh kiểu phục kích, mấy cụ đánh du kích cũng kiểu như vậy thì cầm cự được lâu. Chứ dàn trận ra đánh thì nó bắn cho không trượt phát nào.
Bối cảnh lịch sử nó thế cụ ah, bọn da vàng, da đỏ một khi đã bị thực dân nó nhắm thì đố thằng nào thoát được. Chỉ đến thời Nhật bổn năm 1904-1905 mới là nước châu Á đầu tiên đánh thắng đế quốc châu Âu là Nga. Mà lúc này thằng Nhật cũng là dạng lai căng rồi.
Bọn thổ phỉ Cờ đen + cả quân Thanh vừa đánh vừa núp, phục kích cắn trộm thôi, Pháp nó có hỏa lực và trang bị vượt trội thì làm sao đánh kiểu dàn trận được bác nhỉ? À mà xem hải chiến Phúc Châu, Thạch Phổ đấy, Phờ răng xoa nó nện có trượt phát nào đâu, bao nhiêu pháo lũy ven biển bị phá thủy hết, hạm đội Nam dương (Phúc Kiến) bị hủy diệt...đơn giản là đánh nhau trên biển đào đâu ra chỗ mà núp :))
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,260
Động cơ
5,577,172 Mã lực
Kiểu như thiếu một thằng hề để người ta chỉ trỏ, cười cợt khi đi xem xiếc thì người ta nhắc thôi.
Thớt về sử nó như một cái rạp xiếc mà trong đó Nát là một thằng hề pha trò, đặt ra những câu hỏi cùn, ngô nghê, ấu trĩ, bằng chứng sơ hở.
Thiếu Nát, không có phương tiện giải trí, không vui nên người ta réo tên Nát.
thôi đi ông, kiến thức về sử thua xa người ta, còm toàn lăng nhăng như bọn cu bả, ông mới là hề khi thở ra được những câu như thế này đấy
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cháu chưa phân tích yếu tố "chỉ thua hoặc chỉ đứng ngoài xem" của quân Ng ngoài Bắc nhé. Thú vị đấy.

Những bài viết "Chơi dao có ngày đứt tay" - Quân Cờ đen là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Trận Kinh thành Huế (1885) là do cháu tự viết (không phải copy & paste), cho nên bác nào muốn sử dụng cứ lấy thoải mái ạ.
 

caphale_89

Xe tải
Biển số
OF-138246
Ngày cấp bằng
12/4/12
Số km
345
Động cơ
338,587 Mã lực
Mịa may mà thời đó tuyển Pháp mạnh, còn Mãn Thanh thì bị bọn Nga ngố, Nhật bổn và phương Tây nó xâu xé suốt nên Tàu khựa mới không mang đại quân sang An nam, chứ ko lại mang tội cõng rắn cắn gà nhà rồi. Thời điểm đó Mãn Thanh cũng có tranh giành ảnh hưởng ở Bắc kỳ với team Phờ răng xoa (nhưng sau bị đánh te tua, phải nhượng cả vùng Quảng Châu Loan cho Pháp) và bọn giặc Cờ đen vừa cướp bóc của dân Việt vừa chống Pháp thì không liên quan gì đến T.T. Thuyết cả. Cũng có tâm địa rước giặc Tàu vào thì chẳng có gì là tốt đẹp, việc đặt tên phố (cũng giống như mấy vua họ Mạc) có vấn đề gì đấy ko ổn!
Chả có nhẽ tâm tư cụ cũng giống em chăng, một tương lai không mấy tươi sáng cho dân tộc . . .
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,141
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Bọn thổ phỉ Cờ đen + cả quân Thanh vừa đánh vừa núp, phục kích cắn trộm thôi, Pháp nó có hỏa lực và trang bị vượt trội thì làm sao đánh kiểu dàn trận được bác nhỉ? À mà xem hải chiến Phúc Châu, Thạch Phổ đấy, Phờ răng xoa nó nện có trượt phát nào đâu, bao nhiêu pháo lũy ven biển bị phá thủy hết, hạm đội Nam dương (Phúc Kiến) bị hủy diệt...đơn giản là đánh nhau trên biển đào đâu ra chỗ mà núp :))
Quan trọng nhất là do huấn luyện và trình độ của binh sỹ + kế hoạch tác chiến nữa . Nhà Thanh khi đấy cũng mua khá nhiều vũ khí phương Tây nhưng không phát huy được .
Còn nhà Nguyễn lúc đó vẫn còn múa kiếm , bắn cung để thi trạng võ , em nghĩ có trang bị AK thì cũng vẫn thua thôi
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
thôi đi ông, kiến thức về sử thua xa người ta, còm toàn lăng nhăng như bọn cu bả, ông mới là hề khi thở ra được những câu như thế này đấy
Sao cụ lại tấn công cá nhân người khác phi lý như thế này được nhỉ?
Bằng chứng nào để cụ nói kiến thức của cháu thua một đứa không biết chữ hán, không biết tiếng trung, không biết tiếng Pháp nên mất khả năng đối chiếu tư liệu?
Nhà cháu có hề đến đâu cũng không bao giờ nói những câu kiểu như "hoàng tử Cảnh sang Pháp để du lịch nhé".
Cụ chạy theo hít hà, gọi một thằng hề bằng "ông", cụ thật thảm hại.
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,260
Động cơ
5,577,172 Mã lực
Sao cụ lại tấn công cá nhân người khác phi lý như thế này được nhỉ?
Bằng chứng nào để cụ nói kiến thức của cháu thua một đứa không biết chữ hán, không biết tiếng trung, không biết tiếng Pháp nên mất khả năng đối chiếu tư liệu?
Nhà cháu có hề đến đâu cũng không bao giờ nói những câu kiểu như "hoàng tử Cảnh sang Pháp để du lịch nhé".
Cụ chạy theo hít hà, gọi một thằng hề bằng "ông", cụ thật thảm hại.
Chính là anh tấn công cá nhân 1 người vắng mặt ở đây đấy chứ. Còn chuyện đánh giá về kiến thức anh kém họ là do tôi đọc các còm của anh và của họ thôi.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,299
Động cơ
74,627 Mã lực
Bọn thổ phỉ Cờ đen + cả quân Thanh vừa đánh vừa núp, phục kích cắn trộm thôi, Pháp nó có hỏa lực và trang bị vượt trội thì làm sao đánh kiểu dàn trận được bác nhỉ? À mà xem hải chiến Phúc Châu, Thạch Phổ đấy, Phờ răng xoa nó nện có trượt phát nào đâu, bao nhiêu pháo lũy ven biển bị phá thủy hết, hạm đội Nam dương (Phúc Kiến) bị hủy diệt...đơn giản là đánh nhau trên biển đào đâu ra chỗ mà núp :))
Quan trọng nhất là do huấn luyện và trình độ của binh sỹ + kế hoạch tác chiến nữa . Nhà Thanh khi đấy cũng mua khá nhiều vũ khí phương Tây nhưng không phát huy được .
Còn nhà Nguyễn lúc đó vẫn còn múa kiếm , bắn cung để thi trạng võ , em nghĩ có trang bị AK thì cũng vẫn thua thôi
Em thấy oánh nhau kiểu dàn trận thì cứ công nghệ vũ khí là quyết định.
- Từ xưa, hồi chiến tranh 100 năm, thì bọn Anh phát minh ra cung dài với tầm bắn vượt trội nỏ Pháp thì nó bắn xoá xổ đội hiệp sĩ Pháp luôn.
- Thời chiến quốc ở Nhật thì Oda Nobunaga sử dụng súng hoả mai bắn kỵ binh đối phương chưa chạy đến nơi đã chết hết ráo.
- Thời chiến tranh Napoleon thì pháo của Pháp dập cho hải quân Anh không có chỗ mà chay
- Chiến tranh Pháp - Phổ thì Phổ nó có pháo Krupp uy lực vượt trội thì nó bắn cho gần 1 triệu lính Pháp vỡ mồm, bắt cmn cả vua luôn.
Nói chung bối cảnh lịch sử nó thế, thời đấy cả 20 triệu dân An Nam cầm cung cầm kiếm xung phong thì pháo nó bắn cho 1 buổi cũng là hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top