Em ở quê, nhớ hồi bé cứ đến mùa rét là trẻ con trong làng rủ nhau đi mót khoai mót sắn, trời rét buốt nên đứa nào cũng mang ống bơ đốt củi bỏ vào khói mù, mót được khoai bỏ vào bao tải dứa khoác đi như lũ ăn mày vì mang theo cả cuốc để xới đất tìm khoai, cứ đi, đi mãi đến các cánh đồng làng bên tới trưa đói thì đốt lửa nướng khoai ăn, có khi cả ngô. Tối mịt mới kéo nhau về, vì hồi ý bé chưa phải đi học, mà em cũng không nhớ lắm
, hình như hồi ý trời rét đc nghỉ học. Rồi cái mùa gặt lúa này nữa, đi gặt nhà mình xong lại gặt hộ nhà cô dì chú bác, cả làng cả xã ngập trong rơm rạ thóc lúa, rồi chứt rơm thành đống cao bằng cả cái nhà cấp 4, nhớ có lần bọn trẻ con nghịch lửa cháy đống rơm mà dập mãi không tắt, sợ hốt cả hền. Mùa cạn thì đi tát vét ở kênh rạch, có khi cả lũ rủ nhau tát cạn cả cái đầm để bắt cá, được bao nhiêu là cá, mùa ngập thì đi thả vó, thích nhất là nhà nào chiếm được cửa cống đặt vó bè, một mẻ lưới có khi được cả yến cá, trôi, chép, cá quả, cá trê đủ cả..... hồi bé mà không có cá cải thiện thì cứ gọi là móm nặng, bữa ăn chả có gì ngoài rau vs tương cà, có hôm cả nhà ngồi quanh mâm cơm có mỗi bát rau luộc
, bố lại cầm rổ ra ao xúc được ối cua về giã nấu canh rau ngót
, hồi ý nghèo rớt nhưng được cái là vườn nhà rau cỏ chả thiếu gì, lại sạch, không lo thuốc sâu, chả bù cho bây giờ ăn cái gì cũng sợ thuốc!