[Funland] oil vs. shale oil

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

https://oilprice.com/Latest-Energy-News/World-News/Goldman-Sees-Oil-Price-Spike-In-2024-As-Spare-Capacity-Runs-Thin.html
Goldman dự đoán giá dầu sẽ tăng đột biến vào năm 2024 khi công suất dự phòng giảm dần
Bởi Tom Kool - ngày 01 tháng 3 năm 2023, 1:00 chiều CST
“ Goldman Sachs cho biết các sự kiện ở Trung Quốc, chứ không phải Nga, đã thúc đẩy giá dầu trong năm qua và hiện tại hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang trên đà phát triển, 12-18 tháng tới có thể sẽ chứng kiến một đợt tăng giá dầu khác.

Điều đó có thể có nghĩa là mục tiêu giá dầu thô trên 100 USD/thùng trong quý IV năm nay. “


Chúng ta cũng cho rằng mùa đông 2023-2024 sẽ chứng kiến giá dầu 3 chữ số. Có điều trước mắt thì giá dầu phải giảm.

CPI tháng 12 giảm là vì dầu mất giá 15%. CPI tháng 1 tăng vì WTI chỉ giảm 3%. Nếu sắp tới giá dầu ko mất 20% tức về 62 thì CPI sẽ lồng lên như con ngựa bất kham, kéo theo lãi suất FED lên tới 6%. Còn dân bản mất lòng tin vào FED xoay trục sẽ thi nhau quăng guốc dép
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Có nên giải cứu dòng BĐS ko?

Câu trả lời của chúng ta là có và ko.

A.Lí do ko

a1.Năm 2011 cả nước kêu gào phải giải cứu dòng bank và BĐS, cuối cùng cả 2 đều được cứu nhưng lại đi theo các con đường khác nhau. Với dòng bank sau khi nhà nước cắn răng bỏ tiền mua mấy ngân hàng 0 đồng thì bọn họ tự cứu bản thân thông qua áp dụng tiêu chuẩn Basel 1,2,3 và hạ dần tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Tức dòng bank có nhưng hành động cụ thể để ngăn ngừa tái phát tình trạng cũ.

Còn dòng BĐS chẳng hề có biện pháp nào ngăn ngừa sẽ phải giải cứu thêm. Thay vào đó, tất cả dòng bank từ doanh nghiệp tới hiệp hội BĐS đều chỉ kêu gào bơm tiền và thay đổi chính sách. Điều đó gây cho xã hội ấn tượng dòng BĐS gặp nạn là do cấp trên ko đủ quan tâm và trói tay trói chân bọn họ. Cứ như thế thì trong tương lai sẽ còn phải giải cứu dòng BĐS thêm nhiều lần nữa.

a2.Nếu giải cứu dòng BĐS như trước đây, dùng vốn ngân sách nhà nước thì ko nên làm. Hễ dùng tới vốn ngân sách nhà nước dù dưới bất kì hình thức nào thì đều ko được. Đơn giản vì nhà nước còn phải đang huy động trái phiếu, tức dùng tiền thuế của người dân để trả lãi vay. Vậy tại sao người nghèo nhất lại phải còng lưng gánh vác tiền lãi cho mấy ông chủ bất động sản đi vay ưu đãi?

Bơm tiền vào mảng nào đó của nền kinh tế rồi từ đó gián tiếp hỗ trợ BĐS cũng ko nên. Bởi kinh tế học chỉ ra rằng nhà nước chỉ nên gánh vác 15% nền kinh tế , tức những mảng xương xẩu như đường sắt gì đó, còn lại thì để nền kinh tế tự vận hành. Lúc này tỉ lệ chính phủ can thiệp vào kinh tế của chúng ta đã quá cao, hậu quả là hiệu lực 1 đồng bỏ ra khó lòng mang lại 1 đồng lãi thậm chí có khi phải mất 5-6 đồng mới cho ra 1 đồng lãi.

Vậy thì tại sao nhà nước phải can thiệp thêm vào mảng béo bở kia, biết đâu sau khi qua truông thì chính đám BĐS quay ra cắn lại vì “chính quyền tranh ăn với dân”. Thực tế khi mĩ mua cổ phiếu AIG đang rơi xuống vực vào năm 2008 để cứu nó khỏi phá sản thì mọi người đều hoan nghênh. Nhưng tới lúc kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu AIG tăng , chính quyền rút tiền về thì cổ đông AIG lại quay ra kiện chính quyền kiếm ăn trên khó khăn túng quẫn của doanh nghiệp.

a3.Khối BĐS chưa hề cò hội thảo đánh giá hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỉ lần trước. Xem gói ấy có gì được và chưa được, bản thân khối BĐS cũng ko hề có biện pháp tính đến hiệu ứng lan toả của gói 30.000 tỉ. Tức khối BĐS vẫn đứng ngoài mảng làm nhà cho người có thu nhập thấp và nhà cho thuê, chủ yếu chực chờ ngân sách chứ ko chịu chủ động xã hội hoá việc làm nhà cho thuê và làm nhà cho người có thu nhập thấp. Cứ thử tổng kết xem nếu bóc tách gói 30.000 tỉ ra thì khối BĐS đã rót bao nhiêu tiền cho mảng này? Đại khái khi có điều kiện nhưng ko chịu đóng góp, đến lúc khó khăn mới lăn ra ăn vạ thì bản thân khối BĐS nên tự xem xét

a4.Khối BĐS đóng góp quá ít cho xã hội, tức bọn họ chỉ mải mê với đất đai nhà cửa chứ chả có mấy người chịu bỏ tiền sang đầu tư những mảng sản xuất dịch vụ khác, đặc biệt là góp phần xây dựng vùng sâu vùng xa. Ví dụ trích lãi để đầu tư làm điện mặt trời, điện gió ở nhưng nơi lưới điện quốc gia còn hạn chế

B.Nên cứu

Thế nhưng mảng BĐS cùng các nhánh liên quan chiếm hơn 20% nền kinh tế và 40% thị trường chứng khoán, nếu ko cứu nó sẽ gây ra đổ vỡ và thiệt hại còn lớn hơn gấp bội. Vậy vấn đề chỉ còn là cứu cách nào? Câu trả lời đương nhiên là chỉ dùng chính sách chứ ko dùng tiền.

Ở đây chúng ta ko nói tới việc nới lỏng chính sách triển khai dự án và bán hàng hiện tại của khối BĐS, trái lại càng phải xiết chặt hơn nữa.Phải khống chế chặt chẽ doanh nghiệp BĐS từ tỉ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn đi vay và huy động vốn, quá trình lập hồ sơ xin dự án đến khâu cấp giấy phép xây dựng và bán hàng khi chưa hoàn thiện căn hộ. Chúng ta cần xiết chặt hơn toàn bộ quá trình này chỉ với 1 mục tiêu: đảm bảo quyền lợi người mua nhà tức giữ gìn sự ổn định của xã hội. Đa phần các vụ kiện cáo tập thể đều dính tới BĐS.

Nhưng xiết chặt khía cạnh này thì chúng ta nên mở cửa khác cho BĐS có cơ hội phát triển. Trường hợp dễ làm là ban hành mấy nghị định hoặc thông tư liên bộ, thậm chí đơn giản hơn chỉ cần văn bản của Uỷ ban chứng khoán là được. Đại khái UBCK hi sinh chút chút là xong. Tuy nhiên đó đều là mấy biện pháp cấp cứu, tác động lâu dài bị hạn chế.

Như vậy chúng ta loại trừ việc bơm tiền và nới lỏng chính sách hiện tại, thậm chí còn phải xiết chặt hơn và ban hành nhiều văn bản hơn theo hướng đó để ngăn ngừa tái diễn tình trạng phải hô hào giải cứu BĐS sau này.

Xin nêu 1 khía cạnh thuộc loại khó khăn trong việc giải cứu BĐS : đó là ban hành chính sách tạo điều kiện cho khối BĐS đầu tư ra nước ngoài, mua BĐS ở nước ngoài. Bởi vì

b1.Trước hết điều này thể hiện “vận nước đang lên”, tức chúng ta ko chỉ nhận viện trợ nữa mà đã tới giai đoạn có nghĩa vụ với quốc tế

b2.Nguồn tiền nước ngoài cực nhớn, đa phần họ sẵn lòng cho vay mà ko cần thế chấp trong giai đoạn BĐS làm ăn thuận lợi. Do đó tài sản ở nước ngoài chính là mồi câu tiền trong những giai đoạn khó khăn

Đại khái đi sâu vào mặt này sẽ có nhiều quan điểm trái chiều nên em mới nói đây là việc khó làm, nhưng về lâu dài nó sẽ mang lại hiệu quả cân đối nguồn vốn,xã hội hoá nguồn vốn ở nhiều mặt chứ ko riêng gì BĐS

Túm váy lại: sai lầm lớn nhất của khối BĐS trong giai đoạn vừa qua là hoàn toàn đổ lỗi khó khăn do ngoại cảnh quốc tế hay thay đổi chính sách. Chính ngành BĐS gặp khó là vì hoàn toàn ko hề rút kinh nghiệm những sai lầm trước cuộc khủng hoảng 2011 cho nên tự làm khó mình. Do vậy giải cứu BĐS là phải xiết chặt chính sách hiện hành hơn để ngăn ngừa lại phải giải cứu lần 3 lần 4 , đống thời nghiên cứu ban hành chính sách mới để tận dụng dòng vốn quốc tế
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

https://oilprice.com/Energy/Energy-General/What-You-Need-To-Know-To-Start-Trading-Oil-Futures.html
Những Điều Bạn Cần Biết Để Bắt Đầu Giao Dịch Dầu Tương Lai
Bởi Ban biên tập - ngày 05 tháng 3 năm 2023, 6:00 chiều CST
“ Giao dịch dầu tương lai là một đề xuất hấp dẫn đối với nhiều người. Thị trường di chuyển nhanh chóng và theo cả hai hướng, tạo ra nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận. Tất nhiên, điều đó cũng mang lại rủi ro thua lỗ nhưng hầu hết thời gian, thị trường tương lai dầu đủ thanh khoản để cho phép khớp lệnh tốt ở cả lệnh vào và lệnh thoát. Tuy nhiên, đối với những người chỉ có kinh nghiệm giao dịch chứng khoán, việc tham gia vào hợp đồng tương lai dầu mỏ có thể là một trải nghiệm khó khăn. Những người muốn làm như vậy luôn có câu hỏi và có một số điều bạn cần biết nếu muốn tham gia. Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi mà hầu hết mọi người có khi họ đặt ra.

Trong hầu hết các trường hợp, không có số tiền tối thiểu hợp pháp, đặt trước phải được sử dụng để cấp vốn cho tài khoản giao dịch tương lai, mặc dù nhiều nhà môi giới và nền tảng giao dịch có số tiền tối thiểu của riêng họ. Bạn nên nghiên cứu các nhà môi giới khác nhau để tìm một nhà môi giới có mức tối thiểu phù hợp với nguồn lực của bạn. Tuy nhiên, ít nhất bạn phải có đủ tiền để trang trải cái được gọi là “tiền ký quỹ” để bắt đầu giao dịch.

Ký quỹ là một loại tiền gửi được yêu cầu bởi các sàn giao dịch để giao dịch tương lai. Có hai loại ký quỹ, ký quỹ mở và ký quỹ duy trì. Đầu tiên là số tiền sẽ được khấu trừ khỏi tài khoản của bạn khi bạn mở một vị thế lần đầu tiên, thứ hai là số dư “tiền gửi” tối thiểu phải được duy trì. Số tiền ký quỹ đảm bảo với sàn giao dịch rằng bạn sẽ có đủ tiền để trả cho các khoản lỗ, vì vậy nếu vị thế đi ngược lại với bạn, bạn sẽ thường nhận được "cuộc gọi ký quỹ", yêu cầu thêm tiền. Nếu bạn không đáp ứng điều đó, sàn giao dịch sẽ đóng vị thế của bạn và ghi nợ vào tài khoản của bạn để bù lỗ. “


Ko ngờ lại có topic bàn về mở tài khoản đánh WTI Futures. Chắc mọi người nhức mắt với thanh khoản thấp lè tè hiện nay.

Trở lại đêm 20/4/2020, khi giá dầu đóng cửa ở mức -37 đô/thùng thì mọi người dều ngỡ ngàng, còn đội Long chứng kiến khoản lỗ kỉ lục 4.3 tỉ đô chỉ trong 1 đêm. Danh sách người thua kéo dài cả gang tay: quĩ của Samsung, quĩ Nhật, quĩ Đức, đại gia chơi dầu số 1 của Singapor là Hưng Long …. Thế nhưng chết nặng nhất là Ngân hàng Trung quốc BOC với slogan “dầu rẻ hơn nước lã và ngân hàng Trung quốc dẫn dắt các bạn đi kiếm tiền”. Kết quả với slogan đó BOC đã gánh chịu khoản lỗ 1.5 tỉ đô chỉ trong 1 phiên giao dịch.

Sau cú tát ao đó, thanh khoản sàn dầu thường 700-900 triệu thùng/phiên đã rớt thảm về còn chừng 250-300 triệu thùng/phiên. Vậy là người ta lại đi tìm lứa gà mới. Trước kia em còn được sàn dầu hứa chỉ cần mở tài khoản là bọn họ cung cấp 25.000 đô tiền kí quĩ, mình chỉ việc bỏ tiền chốt hợp đồng thôi. Bác nào có thể kể về tiếp xúc tương tự của mình với sàn dầu WTI ko?

Thông thường sàn dầu là nơi vật nhau của 4 thành phần: các cti khai thác dầu, thương nhân, nhà quản lí quĩ và thành phần khác. Điều hay ho là các cti khai thác dầu cùng ngân hàng đứng sau lưng bọn họ chuyên làm chim nhợn giá dầu. Còn các nhà quản lí quĩ lại chuyên Bìm bịp WTI. Hai thành phần kia dao động qua lại giữa Bìm bịp và Chim nhợn.

Về sàn hàng hoá của Việt nam ta thì em ko biết gì đâu. Bởi em muốn chơi sàn nào thì phải biết mình thi đấu với ai. Bác nào từng trải có thể kể kinh nghiệm thi đấu trên sàn vàng của ACB ngày nào
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

https://oilprice.com/Latest-Energy-News/World-News/Russia-Uses-Ship-To-Ship-Transfers-To-Boost-Diesel-Exports-To-Saudi-Arabia.html
Nga sử dụng hình thức vận chuyển từ tàu này sang tàu khác để thúc đẩy xuất khẩu dầu diesel sang Ả Rập Saudi
Bởi Tsvetana Paraskova - ngày 10 tháng 3 năm 2023, 8:30 sáng theo giờ CST
Reuters đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn các nguồn thương mại và dữ liệu vận chuyển từ Refinitiv, Nga đang tăng tốc xuất khẩu dầu diesel sang Ả Rập Saudi bằng cả vận chuyển trực tiếp và chuyển từ tàu này sang tàu khác.

Hai lô hàng dầu diesel được chất tại cảng Primorsk trên Biển Baltic ở Nga đã được chuyển trên một tàu chở dầu khác hướng đến cảng Ras Tanura của Ả Rập Xê Út, theo dữ liệu vận chuyển từ Refinitiv được Reuters trích dẫn. Dữ liệu cũng cho thấy rằng một hàng hóa khác được bốc từ cảng Tuapse ở Biển Đen đã sử dụng phương pháp bốc hàng từ tàu này sang tàu khác sang một tàu chở dầu khác đã xả nhiên liệu tại cảng Jizan ở Ả Rập Saudi. Theo dữ liệu của Refinitiv, cả hai lần tải STS đều diễn ra gần cảng Kalamata của Hy Lạp.


Phương án chuyển tải sang mạn Ship-to-ship STS được người Nga áp dụng rộng rãi. Với tàu từ biển Đen thì STS ở Hi lạp, với tàu từ biển Bantic thì STS ở gần quần đảo Canaris của Tây ban nha. Nên lượng dầu của Nga giảm ko nhiều về sản lượng. Về giá cũng thế. Vào tháng 2/2023 loại dầu Sokol của Viễn đông chiết khấu 6-7 đô/thùng so với Brent, còn dầu Urals miền tây thì giảm sâu hơn ở mức 10 trump/thùng so với Brent.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

https://www.sohu.com/a/655117651_121255906?scm=1102.xchannel:1354:110036.0.1.0~9010.8000.0.0.70&spm=smpc.channel_159.block3_218_AB1PKt_1_fd.7.16789710995889A8um45_1354
Dữ liệu quan trọng được công bố! Tín hiệu mới nhất từ thị trường bất động sản là đây
2023-03-16 18:30

“ Vào ngày 16 tháng 3, Cục Thống kê Quốc gia đã công bố dữ liệu giá nhà đất tháng 2. Số lượng các thành phố có giá nhà đất tăng đã tăng lên đáng kể và thị trường có dấu hiệu phục hồi.

Trong số 70 thành phố lớn và vừa trong tháng 2, giá bán nhà ở thương mại mới và nhà ở đã qua sử dụng tăng theo tháng ở 55 và 40 thành phố, tương ứng tăng 19 và 27 so với tháng trước. “


Cách đây hơn 1 tiếng, rốt cuộc tin tức chúng ta đang chờ cũng đã tới : giá nhà trung quốc đã đạt điểm uốn. Trong comment trước chúng ta mới chỉ nói BĐS kìm hãm đà rơi, nhưng lúc này thì có thể nói là BĐS đã quay đầu đi lên.

Giá nhà tại các thành phố cấp 3 cũng đã ngừng rơi rồi. Như vậy đã hình thành đà lên về mặt định tính. Chờ thêm dữ liệu về mặt định lượng là ok con dê : đó là dữ liệu đấu thầu bán đất tăng lên. Bên trung quốc khống chế thời gian triển khai dự án rất chặt, mua đất lập dự án xong mà sau 2 năm ko triển khai sẽ bị tịch thu. Do đó khi dữ liệu bán đất tăng cũng là lúc dòng BĐS khởi động lại.

Công nhận mũi mấy bé sắt thép tinh hơn bạn Cún, chưa gì sắt thép đã phi zồi
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Đêm qua 16/3 chúng ta được chứng kiến các cuộc giải cứu ngân hàng theo 2 cách khác nhau. Tại châu Âu, ngân hàng trung ương Thuỵ sĩ đã bơm 54 tỉ đô để hỗ trợ ngân hàng Credit Suisse. Đây là số tiền tương đương 6% GSP của đất nước này. Em rất ghét kiểu giải cứu bằng cách từ ông xe ôm đến bà bán xôi đều phải đóng góp cứu tế cho ngân hàng thuộc loại giàu nhất nước. Nếu cứ kinh doanh tuỳ ý rồi khi khó khăn lại dùng tiền đóng thuế của người dân để thoát nạn thì có đặt con khỉ lên ghế giám đốc ngân hàng nó cũng làm được.

Còn nước mĩ bơm 30 tỉ đô giải cứu ngân hàng First Republic theo cách khác: các ngân hàng gom tiền cứu nhau. Cụ thể là 4 ngân hàng JP Morgan, City, BoA, Well Fargo mỗi người góp 5 tỏi là 20 tỏi trump. 2 ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley mỗi người góp 2.5 tỏi. 5 tỏi còn lại do 5 ngân hàng khác ra tay mỗi người 1 tỏi là: PNC Financial, Mellon, Truist, US Bancorp và State Street. Vậy là vừa xinh 30 tỏi.

Thực ra lúc này các ngân hàng mĩ phải gửi 1800 tỏi ở FED theo Basel 2 và 3 tuỳ ngân hàng. Bên cạnh đó, bọn họ còn có khoản gửi dự trữ vượt mức lên tới 2066.319 tỉ đô. Thé cho nên số tiền 30 tỏi trump kia cũng chỉ là 1.5% số tiền dự trữ vượt mức của hệ thống ngân hàng mĩ gửi tại FED.

Rõ ràng kiểu ngân hàng giải cứu cho nhau thế này sẽ ko gây phản cảm về mặt chính trị. Đồng thời nó là biện pháp tốt nhất để khoe rằng hệ thống ngân hàng mĩ còn vững chãi chán, việc 3 ngân hàng trong số 30 ngân hàng lớn nhất của nước mĩ bị chao đảo chỉ là những sự cố riêng biệt. Qua đó hỗ trợ sàn DJ phục hồi đêm qua.

Tuy nhiên bản chất việc DJ tăng đêm qua 16/3 nằm ở chỗ khác. Suốt thời gian dài vừa rồi đội sọc đã ra sức tăng cường hoạt động khiến cổ phiếu và trái phiếu mĩ đều mất giá. Đêm qua sau khi ra tin 30 tỉ đô giải cứu First Republic thì đội sọc bắt đầu quay ra cover. Vậy là DJ tăng giá.

Có thể đoán được rằng đêm nay 17/3 đội sọc sẽ tạm ngừng cover lại hàng, và DJ lại tiép tục nhảy vực.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Câu chuyện cuối tuần 75

Bác sĩ lang băm FED – Phần 2

Sau ca phẫu thuật, bác sĩ FED thường hớn hở công bố :”Ca phẫu thuật đã thành công rực rỡ, còn bệnh nhân thì đã chết”. Ở đây ca phẫu thuật là việc nâng lãi suất để giảm lạm phát, còn bệnh nhân ko ai khác là con bò tăng trưởng của nền kinh tế mĩ.

Suốt từ năm 1950 tới nay, FED tăng lãi suất 7 lần thì 6 lần kết thúc bằng suy thoái. Chỉ duy nhất năm 1994 là tránh được bức tử nạn nhân. Và bây giờ chúng ta lại đang chứng kiến FED ra tay tiễu trừ lạm phát. Kịch bản của chúng em: FED tiếp tục kéo dài tiếng tăm lang băm của mình, cho dù lần này không phải lỗi hoàn toàn do FED.

Đầu tiên, chúng ta nói về lần bệnh nhân thoát hiểm năm 1994 dưới thời mr Greenspan. Trong phiên họp ngày 16/8/1994 FED đã nâng lãi suất cấp tập lên 4%. Lí do rất đơn giản: CPI trước đó đã đạt 2.5%. Sau đó FED liên tục tăng lãi suất lên 6% trong các phiên họp kế tiếp cho tới đầu năm 1995.

Chính điều đó khiến CPI chỉ lên tới 3% thì ngừng tăng, vì thế FED cũng dừng nâng lãi suất lên.Sau đó khi CPI giảm về 2.5% thì FED bắt đầu quá trình giảm lãi suất từ tháng 7/1995. Và CPI cứ giảm dần về 2% vào năm 1997, kết thúc ca phẫu thuật thực sự thành công rực rỡ của FED.

Có thể thấy chính việc sớm nâng lãi suất khi CPI mới chớm tăng, kết hợp chính sách tài khoá thích hợp dưới thời tổng thống Clinton đã khiến nền kinh tế hạ cánh mềm rất nhẹ nhàng. Và thời gian tăng lãi suất cũng rất ngắn: chỉ từ tháng 8/1994 đến tháng 7/1995 thì FED đã xoay trục. Thời gian tăng lãi suất ngắn thì chi phí tổn thất cho cuộc chiến chống lạm phát càng thấp.

Như vậy việc sớm can thiệp khi CPI mới chớm tăng cộng với bản lĩnh chính trị của mr Greenspan đã giúp FED có được ca phẫu thuật thành công duy nhất. Tiếc rằng sau đó , khi không thấy có suy thoái xảy ra thì nhiều người lại công kích mr Greenspan yếu bóng vía nên sớm tăng lãi suất. Cái gọi là chả có nguy cơ gì mà cũng tăng lãi suất,đại khái kiểu gì cũng chém ró được. Có suy thoái thì bị đổ tội gây ra suy thoái, khi khống có suy thoái thì bị coi như quá nhậy cảm tới mức cảnh báo nhầm.

Nhưng thôi, giờ thì chúng ta bàn về tính lang băm của FED. Đại khái 1 bác sĩ có 2 chức năng: phòng bệnh và chữa bệnh. Khoản chữa bệnh khiến bệnh nhân nhắm mắt xuôi tay thì chúng ta nói rồi, để phần sau sẽ làm rõ hơn. Về phòng bệnh thì chúng ta vừa được chứng kiến xong trong vụ ngân hàng Thung lũng Silicon SVB vỡ nợ.

2a.Lang băm phòng bệnh

Rất rõ ràng sau cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008, nước mĩ đã làm rất nhiều việc để đại tu hệ thống ngân hàng. Mà điển hình là ban hành luật Dodd-Frank nhằm nâng cao sức khoẻ cho các ngân hàng, trước hết là tăng tỉ lệ dự trữ. Vậy mà chỉ 15 năm sau, chúng ta lại thấy hệ thống ngân hàng nước mĩ chao đảo đến mức bị cơ quan xếp hạng Moody’s hạ bậc xuống tiêu cực.

Việc bị hạ bậc như thế sẽ khiến hàng loạt ETF và quĩ công phải mang cổ phiếu ngân hàng lên sàn bán hàng loạt. Bởi vì qui định các quĩ nói rõ trọng số các mã phải giảm khi bậc tín nhiệm bị hạ xuống. Và điều này sẽ khiến cổ phiếu ngân hàng giảm hàng tháng trời cho tới khi các ETF ổn định lại trọng số rổ chứng khoán mới.

Việc SVB vỡ nợ có 1 phần lỗi của FED khi cho phép các ngân hàng giảm dự trữ về 0 trong giai đoạn dịch COVID. Sau đó FED không yêu cầu các ngân hàng khôi phục dự trữ bắt buộc vào năm 2021, để rồi triển khai điều đó năm 2022 thì đã quá muộn do FED đã nâng lãi suất lên. Vậy là SVB triển khai món võ tay không bắt giặc đầy rủi ro.

Một lỗi khác của FED là quản không nghiêm. Khi FED tăng lãi suất, giá trái phiếu chính phụ dài hạn bị giảm xuống. Cho đến cuối năm 2022 cơ quan bảo hiểm ngân hàng FDIC báo cáo rằng tổng cộng các ngân hàng đang gánh khoản lỗ 620 tỉ đô la do trái phiếu mất giá. Nếu xét việc SVB bán 21 tỉ đô trái phiếu dẫn tới khoản lỗ 1.9 tỉ đô thì có thể đoán rằng hiện ngân hàng cầm ít nhất 6.000 tỉ đô tiền trái phiếu dài hạn. Cả 1 khoản tài sản to đùng bị mất giá 10% mà FED không có động thái gì để ứng phó thì có thể nói rằng khoản phòng bệnh của FED khá yếu.

Cụ thể với ngân hàng SVB thì ngân hàng này mua 110 tỉ trái phiếu chính phủ , trong đó có 71.5 tỉ là trái phiếu kì hạn 5 năm trở lên. Do lượng trái phiếu dài hạn quá lớn, tổn thất khi FED tăng lãi suất càng cao. Đến cuối năm 2022, riêng khoản trái phiếu này đã mang lại cho FED số lỗ 17 tỉ đô, cộng thêm ngiệp vụ cho vay lỗ thêm 15 tỉ đô nữa thì cuối năm 2022 SVB đã bị âm vốn chủ sở hữu, coi như trở thành “ngân hàng 0 đồng”.

Cramer là người dẫn chương trình Mad Money nổi tiếng trên CNBC. Ông ta khoe rằng trong 14 năm cai quản ETF thì ông ta mang lại tỉ suất lợi nhua 22%/năm. CNBC cũng rất cẩn thận bắt ông ta trong vòng 5 ngày không được mua bán bất kì cổ phiểu nào đã từng được đề cập trong chương trình truyền hình trực tiếp đó.

Thế nhưng tháng 2/2023 mr Cramer khả kính vẫn hô hào mua cổ phiếu SVB vì nó khá rẻ sau khi lao dốc từ 724 xuống còn 300 đô/cổ phiếu vào đầu năm 2023. Mỗi tội đến ngày 9/3 thì cổ phiếu SVB chỉ còn 34 đô/ cổ, mất giá 96%. Ngày 10/3 SVB bị vỡ nợ nhanh tới nỗi đội sọc SVB dù lãi trên sổ sách 615 triệu đô nhưng không bao giờ chốt sổ được khoản tiền đó, thôi thì coi làm kỉ niệm.

Vậy ngân hàng 0 đồng SVB làm cách nào mà lừa được từ FED tới chuyên gia tài chính danh tiếng? Rất đơn giản. Do trái phiếu chính phủ mĩ được xếp hạng rất tin cậy nên luật ngân hàng mĩ không bắt các ngân hàng phải hạch toán lỗ lãi với nó, lúc nào cũng có thể ghi nguyên giá trị tại thời điểm mua.

Với trái phiếu chính phủ ngân hàng có thể để trong mục sẵn sàng để bán AFS hay giữ đến hết kì hạn HMS . Đương nhiên với HMS nếu giữ đến hết kì hạn sẽ do chính phủ mĩ thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi nên sẽ không bị hao xu rách nào. Có điều khi mua trái phiếu lúc lãi suất bằng 0 thì giá cao ngất ngưởng, khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm xuống.

Và SVB biết rằng mình mua trái phiếu lúc lãi suất = 0 thì nó chỉ có mất giá nếu bán sớm, vì thế bọn họ luôn hạch toán nó vào mục HMS nên chả bao giờ lỗ cả. Chỉ khi bị thiếu tiền trả lại khách hàng thì nó buộc phải bán theo dạng AFS và đương nhiên gánh lỗ. Tức là cách phân loại AFS hay HMS đã giúp SVB cũng như các ngân hàng khác giấu lỗ một cách dễ dàng cho tới khi bất chợt vỡ nợ thì thiên hạ mới biết. Vậy lỗi này có nên qui kết cho bác sĩ FED vì không đủ phòng ngừa chăng?

2b.Lang băm trị bệnh

Trong việc phòng bệnh, chất lang băm nổi bật nhất là đã để xảy ra liên tiếp 2 cuộc khủng hoảng hay sự cố ngành ngân hàng chỉ trong vòng 15 năm. Do đó người ta có quyền đặt câu hỏi: nhưng biện pháp tiếp theo sẽ đủ sức ngăn chặn nguy cơ nào đó từ mảng tài chính trong bao nhiêu năm? Nếu chưa đến 10 năm mà đã xảy ra sự cố ngân hàng tiếp theo nào đó thì hết nói nổi rồi.

Thành Roma không chỉ xây trong 1 ngày. Với việc dùng vốn ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn một cách quá đà ắt sẽ dẫn tới đổ vỡ ở đâu đó, cái này chắc bác nào cũng rõ. Chỉ là khi đưa vào liên hệ có dính dáng tới FED mà không có bằng chứng thì chắc chắn sẽ nhận đủ gạch đá xây thêm vài trang trại nữa. Nay thì hay rồi, có tấm gương SVB nên chúng ta có thể dần đưa ra những gì dịnh nói từ trước. Mục Lang băm trị bệnh 2b này chia thành 2 phần nhỏ : Lang băm y đức 2b1 và Lang băm trị bệnh 2b2. Giờ thì chúng ta tiếp tục.

2b1.Lang băm y đức

Có thể nói rằng bác sĩ FED và các ngân hàng bệnh nhân của mình đều mắc cùng căn bệnh, cái khác có chăng chỉ là bác sĩ FED thuộc về danh gia vọng tộc nên nhà có điều kiện gánh chịu tốt hơn mà thôi. Đại khái con bệnh hút cần sa thì bác sĩ FED chơi hẳn hít he roin mới sành văn điệu, con bệnh xài shisha thì FED bắn thuốc lắc. Chả thế mà FED cũng mắc các căn bệnh y chang bệnh nhân của mình.

Lỗi đầu tiên cả FED lẫn bệnh nhân cùng mắc là mua tài sản dài hạn có giá cố định ở mức cao bằng các khoản nợ ngắn hạn có giá thay đổi bởi lãi suất biến động. Khi lãi suất giảm thì còn may do chi phí vốn thấp hơn nên sẽ có lãi hơn. Thế nhưng điều đáng chết là chúng ta vừa trải qua thời kì lãi suất gần = 0 nên lãi suất chỉ có tăng chứ bác sĩ FED không dám dùng bài thuốc lãi suất âm như ở châu Âu và Nhật bản.

Hậu quả là khi lãi suất tăng thì món tài sản dài hạn đó bị mất giá. Lỗi này FED cũng biết nhưng chả có biện pháp khắc phục nào. Cái khác là qui mô của bệnh nhân ngân hàng thì bé, còn của FED đạt mức khủng long. Cụ thể là ngân hàng SVB mua 110 tỉ trái phiếu, theo giá lúc bán thì bọn họ lỗ 17.6%. Còn FED mua hẳn tới 4500 tỉ đô , đến cuối năm 2022 đã ghi lỗ tới 1300 tỉ rồi tức lỗ tới hơn 25%.

Lỗi thứ 2 là không đủ vốn. SVB có trong tài khoản của mình toàn là hàng xịn dạng trái phiếu chính phủ. Nhưng chính vì bọn họ không đủ vốn khi khách hàng tự nhiên kéo tới rút tiền nên hậu quả việc dùng nợ ngắn hạn tài trợ khoản vay dài hạn mới dẫn tới ngân hàng SVB sụp đổ. Cái khác là bác sĩ FED nhà có điều kiện nên ở sân sau có cái máy in tiền, còn SVB thì không.

Tuy nhiên phần nào ở đây chúng ta cũng thấy SVB mắc lỗi quản trị rủi ro. Đại khái trong giai đoạn trước vầ sau dịch COVID thì SVB tăng vốn từ 70 tỉ lên 220 tỉ đô tức tăng gấp 3 lần. Còn ngân hàng nhớn như JP Morgan thì chỉ tăng tiền gửi cùng thời kì từ 1600 tỉ lên 2300 tỉ. Tức bọn họ hạ lãi suất huy động để đuổi bớt khách hàng đi. Cầm nhiều tiền trong giai đoạn sau đại dịch là chết chắc. Bởi vì tiền nhận gửi thì nhiều, tiền cho vay lại ít đi do ảnh hưởng COVID nên sẽ bị ế một khoản nào đó. Nếu vác đống tiền ế đó đi mua trái phiếu chính phủ là sẽ mắc lỗi y chang ngân hàng Thung lũng Silicon SVB. Các bác cứ chiếu theo khoản này mà soi các ngân hàng là biết chúng mạnh khoẻ ra sao, nhất là trong điều kiện cánh cửa trái phiếu doanh nghiệp đang bị khép hờ.

Có thể thấy về mặt y đức thì bác sĩ FED mắc lỗi giống hệt bệnh nhân ở điểm này, tuy nhiên nhờ gia cảnh tốt nên một người nằm trên giường bệnh còn kẻ kia lại khoác áo blu trắng để chữa bệnh.

Lỗi thứ 3 mà cả bác sĩ và bệnh nhân cùng mắc là sử dụng các thông lệ kế toán quá khoan dung. Trên sổ sách kế toán của FED ở mục H.4.1 có 1 khoản để trống suốt 109 năm từ ngày thành lập. Thế nhưng đến năm 2022 tự nhiên có dữ liệu mà lại là con số khủng lên tới 1300 tỉ đô la. Mục đó là tài sản chưa đến hạn thanh toán nên con số ở đó chỉ ghi nhận chứ không cần phải cộng trừ nhân chia gì ráo. Vậy là cái đống trái phiếu 10 năm , 30 năm, 50 năm hay 100 năm gì đó cứ nằm yên ở đó. Lãi suất tăng thì chúng lỗ hơn, khi nào lãi suất giảm về 0 thì khoản lỗ đó tự khắc bị triệt tiêu.

Với y đức như thế của bác sĩ FED, bệnh nhân SVB cũng chơi bài y chang với mục lô hàng HMS chờ đến ngày hết hạn mới kết sổ. Tức là từ lúc mua đến lúc bán chúng đều giữ nguyên giá trị trên sổ sách bất kể giá chợ ra sao. Quả là biện pháp dấu lỗ khá tốt , chỉ sau khi vỡ nợ người ta mới biết lô hàng ấy của SVB bị âm 11% khiến ngân hàng sụp đổ.

Nếu ai đó nói rằng đây là vấn đề mới phát sinh thì bọn họ nhầm to khi nhìn lại cuộc khủng hoảng S&L vào thập niên 70 thế kỉ trước. Ngành tiết kiệm và cho vay S&L trong con mắt người ngoài luôn có lãi. Thực tế đến năm 1972 ngành S&L có tổng tài sản 16.7 tỉ đô. Thế nhưng khi lãi suất tăng lên thì số tài sản này teo lại như miếng da lừa.

Đến năm 1980 , thống đốc FED lúc bấy giờ là mr Volcker tăng lãi suất FED lên 20%, tăng lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng lên 15%. Vậy là biên lợi nhuận các tài sản thế chấp có lãi suất cố định rơi vào vùng lãnh thổ âm. Và tài sản ngành S&L trở thành – 17.5 tỉ đô với hơn 85% thành viên bị lỗ.

Điều hay ho là dù vấn đề nghiêm trọng như thế, nhưng công chúng lại bị che dấu bởi các S&L được phép ghi tài sản tiết kiệm theo giá trị nguyên gốc.

Vãi cho y đức lang băm.

2b2. Lang băm chữa bệnh

Phần 1a chúng ta đã nói về Lang băm phòng bệnh, phần 2b1 cũng nêu lên tính chất Lang băm y đức của FED. Giờ thì tới 2b2

Trong thế kỉ 21, những bất ổn ngân hàng khiến cả ngân hàng trung ương lẫn chính phủ phải ra tay giải cứu hơi bị hiếm. Thế nhưng trong thế kỉ này mới 15 năm đã có 2 lần hệ thống ngân hàng chao đảo rồi. Bên cạnh đó, cái cách cả FED lẫn ngân hàng cá biệt mắc cùng một lỗi đã dẫn đến FED nói chả ai nghe bởi “cá mè một lứa” mà.

Lỗi của FED không nằm ở một hành động cụ thể nào mà trước hết nằm ở qui trình. Sau cuộc khủng hoảng 2008 người ta đã ban hành hàng loạt qui định để nâng cao tính ổn định của hệ thống. Luật Dodd-Frank nè, Basel 2, Basel 3 nè. Một chi tiết nho nhỏ là là Qui định Q bắt các ngân hàng phải mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm từ 250.000 USD trở xuống.

Đây thực sự là điển hình của cung cách bắt cả xã hội mặc chung 1 kiểu áo. Lớn bé già trẻ nam nữ đều phải mặc cùng chiếc áo và cùng 1 kích cỡ như thế ắt sinh ra tai hoạ. Và SVB là vụ việc điển hình. Với các ngân hàng thông thường, người gửi tiền có tính ngẫu nhiên nên chiếc áo kia không có vấn đề gì. Thế nhưng 95% sổ tiết kiệm của SVB là quĩ lương của các doanh nghiệp nên chúng đương nhiên cao hơn 250.000 đô la rất nhiều, dẫn đến 95% tiền gửi không được bảo hiểm. Và khi phát sinh sự cố thì hàng loạt doanh nghiệp hết tiền trả lương khiến vụ việc phóng to theo cấp số nhân.

Đây là điển hình của tính lang băm trong qui định Q danh tiếng nói trên. Có lẽ người ta sẽ phải điều chỉnh qui định này theo cách nào đó.

Bản chất lang băm nữa thể hiện qua vụ việc của ngân hàng Credit Suisse CS. Trong tất cả các lần kiểm tra, CS đều dễ dàng vượt qua ở mức xuất sắc. Ví dụ trong lần kiểm tra cuối năm ngoái, chỉ số Tỉ lệ tài trợ ổn định ròng NSFR ( net stable funding ratio) thì CS đạt mức 203%, ổn định ở mức gấp đôi nhé. Còn Tỉ lệ bao phủ thanh khoản LCR ( liquidity coverage ratio ) đạt tới 144%, thanh khoản sẵn sàng ở mức gấp rưỡi nhé. Còn các chỉ số khác như Tổng tỉ lệ an toàn, Tỉ lệ vốn lõi cấp 1 và tỉ lệ vốn phổ thông cũng đều khá ổn.

Mọi chỉ số kiểm tra đều ngon lành cành đào như thế, vậy mà chỉ vụ SVB ở xa xôi đã đủ khiến Credit Suisse lâm vào vạn kiếp bất phục rồi. Điều đó chứng tỏ các chỉ số qui định truyền thống có vấn đề. FED vốn có tiếng nói to nhất khi soạn thảo các qui định này, vậy nay không gánh 2 chữ lang băm thì để cho ai cõng hộ đây?

Mọi sự thay đổi qui định sắp tới phải dạt 2 mục tiêu: nhanh chóng chữa cháy lần này và bịt kín mọi chỗ thủng trong con đê tài chính để dân bản được ngủ yên. Vấn đề lại phát sinh từ đây, để xem lang băm sẽ làm cách nào.

https://en.wikipedia.org/wiki/Mohamed_A._El-Erian

Thực ra, chả cần chờ tới bây giờ, ngay từ tháng 6/2022 mr El Erian đã lớn tiếng mắng to rằng chưa từng thấy ban lãnh đạo FED nào lại vô năng như hiện tại.Nguyên tổng giám đốc PIMCO đã phải thốt lên như vậy thì không phải chuyện đùa. Đó là vì FED bỏ lỡ thời cơ vàng tăng lãi suất từ tháng 6/2021 để chống lạm phát. Thay vào đó, FED lại lớn tiếng coi lạm phát chỉ là nhất thời và tiếp tục bơm tiền mỗi tháng 120 tỉ đô cho tới tháng 3/2022. Sau khi dùng trực thăng rải 5000 tỉ đô cho doanh nghiệp và dân chúng xài trong thời kì đại dịch, việc coi lạm phát là nhất thời khác nào đà điểu rúc đầu xuống cát.

Đến bây giờ thì hay rồi, FED đứng trước 2 nhiệm vụ trái ngược nhau: ổn định giá cả và ổn định tài chính. Muốn ổn định giá cả, FED phải tăng lãi suất để đè lạm phát xuống. Nếu ưu tiên ổn định tài chính, FED phải hạ lãi suất để giảm bớt khó khăn cho ngành ngân hàng.

Vậy là trước cuộc họp 22/3 có mấy khả năng. Nếu FED tăng lãi suất 50 điểm, thị trường coi là FED không hề quan tâm đến cuộc khủng hoảng ngân hàng và làm tăng nguy cơ suy thoái một cách không cần thiết trong hoàn cảnh thị trường đã thắt chặt.

Nếu FED tăng lãi suất 25 điểm sẽ lại bị coi rằng là tình hình không quá nghiêm trọng, FED vẫn nghiêm túc làm việc trong công cuộc chống lạm phát. Việc vẫn tăng lãi suất là tín hiệu FED muốn báo rằng bọn họ tiếp tục tin tưởng vào sự ổn định của hệ thống tài chính nên mới dám làm như thế. Thế nhưng một bộ phận vẫn cho rằng tăng lãi suất là bỏ đá xuống giếng, là gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng nên cần phải giảm thì đúng hơn.

Nếu FED ngừng tăng lãi suất, thị trường coi rằng là FED sắp sửa xoay trục. Rằng khó khăn đã trôi qua và bọn họ sẽ lại hồn nhiên tuyển người, mua sắm tài sản dể rồi lại dẫn tới lạm phát tăng cao hơn.

Nếu FED giảm lãi suất cũng tệ hại không kém. Lập tức thị trường cho rằng FED đang nhìn thấy một nguy cơ nào đó rất lớn mà FED cố tình che dấu nên không nói ra. Mối lo lắng đó có thể lại dẫn đến những cơn hoảng loạn bất ngờ tiếp theo làm trầm trọng thêm rủi ro suy thoái.

Cho dù đưa kết quả nào thì FED vẫn sẽ bị mắng to. Vậy chúng ta nghĩ gì? Cái đó phải nhìn hoàn cảnh và hành động các đồng nghiệp của FED. Tháng 9/2022, sau khi cấp tốc bơm ra 65 tỉ bảng mua trái phiếu trong cuộc khủng hoảng chứng chỉ Đầu tư theo trách nhiệm pháp lí LDI thì ngân hàng trung ương Anh vẫn tăng lãi suất thêm 165 điểm. Liệu FED cũng thế?

Hôm thứ 5 16/3/2023, ngân hàng chung châu Âu vẫn tăng lãi suất 50 điểm sau khi người Thuỵ sĩ phải bơm 54 tỉ đô cấp cứu cho Credit Suisse. Hôm qua 17/3 Ương Hành PBOC của trung quốc cũng cắt giảm dự trữ bắt buộc RRR thêm 25 điểm, nhưng không giảm lãi suất. FED dám nối gót?

Thực ra dưới mắt chúng ta thì biến động thị trường gần đây thuần tuý là hành động của khổi quyền chọn Zero-DTE và đám “cảnh sát tình nguyện” ( chúng ta sẽ post lại câu chuyện cuối tuần về Cảnh sát tình nguyện này). Mục đích của Cảnh sát tình nguyện là chi phối và dắt mũi FED đi theo hướng bọn họ mong muốn. Sở trường hành động của Cảnh sát tình nguyện là đánh vào thị trường trái phiếu, qua đó thay đổi thị trường cổ phiếu ( thường là đạp xuống) để ép FED xoay trục. Chả thế mà mọi khi trái phiếu thay đổi theo phần vạn của phần trăm, tức 0.000x%. Thế nhưng tuần vừa rồi chúng ta chứng kiến lợi suất trái phiếu tăng giảm tới 58 điểm , tức 0,58%. Nên nhớ đó là cao hơn mức 50 điểm của FED rồi.

Muốn đọc vị hành động của FED thì phải nhìn hoàn cảnh. Từ năm 2020 đến nay tài khoá nước mĩ đã bơm ra 5000 tỉ đô cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Cho tới lúc này , FED đã tính được rằng mỗi năm các đối tượng đó dùng hết 900 tỉ đô. Như vậy sau 3 năm mới dùng hết có 2700 tỉ, vẫn còn khoảng 2300 tỉ trong khoản tiền trực thăng đó chưa tiêu đến.

Mới dùng 2700 tỉ mà đã đẩy lạm phát lên suýt soát 10%, chỉ cần FED nới phanh thì số tiền 2300 tỉ đô còn lại kia chắc chắn sẽ gây ra làn sóng lạm phát mới. Bởi dù sao đây cũng là khoản tiền từ trên trời rơi xuống. Lúc đang dịch bệnh đa số người ta cất kĩ phòng thân, bây giờ mới mang ra dùng và gây ra lạm phát. Chính vì sợ số tiền lang thang này nên năm ngoái FED mới tăng lãi suất gấp như vậy.

Điều tiếp theo media hay đánh lừa chúng ta là nhân tố nới lỏng định lượng QE. Trong nền kinh tế không có QE, phần lớn khoản lỗ khi tăng lãi suất trút lên đầu khối tư nhân. Thế nhưng nhờ QE, các ngân hàng trung ương đã hấp thụ phần lớn khoản lỗ này thông qua lãi suất của QE.

Chỉ riêng FED, ECB, BoJ của Nhật bản đã có tổng tài sản 22.000 tỉ đô. Nếu đó là của tư nhân và tính mức tổn thất 10% khi tăng lãi suất như vụ SVB thì tổng tổn thất đã vượt 2000 tỉ đô rồi. Thế nhưng do đây là tiền QE nên nó khác. Các ngân hàng trung ương chỉ việc in thêm tiền từ không khí khi có người muốn rút tiền về, đổi lại là bọn họ giữ đống trái phiếu rồi thản nhiên chờ tới ngày hết hạn. Khi hết hạn thì cả gốc lẫn lãi của trái phiếu chính phủ được thanh toán ko thiéu 1 xu nào, nên ngân hàng trung ương chả cần sợ trái phiếu tăng hay giảm giá, bọn họ cứ giữ tới khi đáo hạn là xong con ong.

Tức trong đa số các trường hợp , ngân hàng trung ương gánh chịu phần lớn khoản lỗ khi tăng lãi suất, còn rủi ro như media vẫn bơm thổi là do đám Cảnh sát tình nguyện thao túng. Mặt khác thông thường nên kinh tế sẽ co lại trong vòng 12-18 tháng sau khi tăng lãi suất. Thế nhưng việc còn quá nhiều tiền đang giữ trong xã hội sẽ khiến tác động việc tăng lãi suất đến muộn hơn rất nhiều, thậm chí thời gian còn gấp đôi.

Giả sử sau 36 tháng tác động tăng lãi suất mới xảy ra, khi đó FED đã hoàn thành ca phẫu thuật của mình và hạ lãi suất về mức bình thường từ lâu rồi. Thế nhưng việc FED luôn chùn tay không dám tăng lãi suất 75 hay 100 điểm một lần nào. Tức FED tăng lãi suất đã chậm 9 tháng mà lại còn tăng quá ít. Chữa bệnh chậm, dùng liều thuốc nhẹ, chính FED mới tạo điều kiện cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu mr Powell dám mạnh tay như mr Greenspan thì có lẽ chúng ta ko phải chứng kiến vụ SVB nữa.

Phác đồ điều trị dỏm, dùng thuốc không đủ liều lượng như thời của tiền bối Greenspan, lúc này FED ko mang tiếng lang băm thì để cho ai cõng đây?

P/S Câu chuyện cuối tuần “Bác sĩ lang băm FED” này đã công bố phần 1 hồi năm 2020. Phần 2 có 2 mục : 2a là phòng bệnh, 2b là trị bệnh. Thực ra phần 2 còn nhiều ý nhắm, thế nhưng viết dài quá rồi nên em chỉ chọn lọc vài mục nhỏ thôi.Khoảng 1/3 dữ liệu của phần 2 này em đã công bố rải rác trong các comment của mình, giờ chỉ tập hợp lại trong câu chuyện cuối tuần số 75. Phần 3 để về sau, lúc nào có hứng mới gõ nốt ạ. Đây mới là phần hay nhất vì có liên quan tới thực hành, tức là có tác động tới những mã hay dòng nào đó trên 3 sàn VNI. Nhá hàng chút chút =))=))=))
 
Chỉnh sửa cuối:

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

7 vị giáo sư khả kính đồng thời chia 2 nhóm nghiên cứu cùng 1 đề tài. Đó là các giáo sư Philipp Schnabl và Alex Savov của Đại học New York, Itamar Drechsler của trường Wharton đại học Pennsylvania, cùng nhóm các giáo sư Erica Xuewei Jiang của Đại học Southern California, Gregor Matvos của Nothwestern University, Tomasz Píkorski của Columbia University, Amit Seru của Stanford University. Các vị giáo sư trên huy động mấy trăm sinh viên của mình nhòm ngó những khoản nào đó trong sổ sách của hơn 4000 ngân hàng toàn nước. Ngày 13/3, khi bọn họ cùng công bố đề tài thì cả Nhà trắng lẫn FED đều ngã ngửa.

Theo đó, tổng vốn tự có của các ngân hàng nước mĩ là 2140 tỉ đô, thế nhưng do trái phiếu chính phủ mất giá nên các ngân hàng đã lõm tới 1700-2000 tỏi trump. Tức các ngân hàng nước mĩ đang bị mất 79-93% vốn chủ sở hữu, đương nhiên nhiều ngân hàng đã lõm sạch và rơi vào tình trạng ngân hàng 0 đồng.


Bảng trên cho thấy tỉ lệ khách hàng rút số tiền không có bảo hiểm sẽ khiến bao nhiêu ngân hàng vỡ nợ. Chỉ cần rút 50% số tiền ko được bảo hiểm để chuyển đi nơi khác thì 186 ngân hàng sẽ phá sản. Còn chỉ rút 30% như ngân hàng SVB đã gặp phải thì cũng có tới 106 ngân hàng phá sản theo.

Hiện tại Hạ viện do đảng Cộng hoà lãnh đạo đã dứt khoát từ chối việc tăng bảo hiểm cho số tiền gửi trên 250.000 USD. Bảo người tiết kiệm có hàng chục, hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ đô la chạy hàng trăm ngân hàng để giữ cho tiền của mình luôn được bảo hiểm là điều bất khả thi. Còn trấn an để bọn họ giữ lại thì nhỡ khi có sự cố sẽ chịu vạ lây. Cho nên đề tài này chắc chắn sẽ dẫn tới cuộc cách mạng trong ngành tài chính ngân hàng.

Trên diễn đàn oil lúc này đang đề xuất mấy phương hướng cho người gửi tiền để đảm bảo an toàn tiền tiết kiệm của bọn họ

1.Yên tâm nhờ chương trình tài trợ có kì hạn của ngân hàng BTFP, chương trình này đảm bảo khả năng rút tiền trong vòng 1 năm bất kể số lượng

2.Chẻ nhỏ số tiền gửi, mỗi ngân hàng gửi không quá 250.000 đô. Phương án này đương nhiên dành cho người ít tiền và cá nhân, chứ pháp nhân thì không ổn

3.Tranh thủ lúc lợi suất trái phiếu 4-5%, tăng cường mua trái phiếu tín phiếu chi đó của chính phủ

4.Sử dụng tài khoản chuyển đổi ( sweep account SA ) để buổi tối thì SA tự động tìm nơi an toàn có lãi nhất rồi gửi vô đó, hết hạn lại quay về tài khoản.

5.FED giảm lãi suất. Lúc này tiếng nói hô hào cho phương án này rất cao, bởi hạ lãi suất thì khoản lỗ trên của ngân hàng sẽ giảm và biến mất qua đó trấn an người gửi tiết kiệm. Nhưng phương án này cũng có những nhược điểm chí mạng. Thứ nhất là nó gián tiếp tác động kiểu uống thuốc an thần, còn về bản chất vẫn là khoản tiền gửi lớn hơn 250.000 đô này chỉ được bảo vệ trong 1 năm, sau đó lại bất an. Vậy người ta có chịu gửi lâu hơn 12 tháng hay không là cả một vấn đề. Bảo người gửi cứ để kệ hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ đô đánh bạc thì chắc chả mấy người nghe. Tức phương án này chỉ có lợi cho ngân hàng, còn nguy cơ của người gửi tiết kiệm lại là Nguyễn Y Vân

Thứ 2 là nhỡ lạm phát quay trở lại, FED lại phải tăng lãi suất thì lòng người ắt bàng hoàng xao động. Mà chắc chắn lạm phát sẽ quay lại khi giá dầu tăng lên 120-150 thậm chí 200 USD/thùng. Tại sao dầu tăng thì hỏi những người cầm đầu phong trào ESG ý, giảm cung dầu ắt thiếu khiến giá tăng. Ngoài ra còn có người Nga chịu tác động nữa. Người Nga bị cấm vận sẽ khiến sản lượng suy giảm tự nhiên 5% mỗi năm thậm chí còn hơn. Hiện bọn họ đã bị mất 500k thùng/ngày rồi, sau 3 năm cấm vận sẽ giảm ở mức 2 triệu thùng/ngày và dầu có lên 200 USD/thùng cũng chả làm ai ngạc nhiên.

Có thể thấy BTFP đang mua thời gian cho ngành ngân hàng với thời hạn 1 năm. Tranh thủ đường thoát hiểm đó, các ngân hàng bán bớt các món tài sản đang chịu rủi ro lãi suất. Tuy nhiên việc ngân hàng bán trái phiếu đi để mua tín phiếu Kho bạc sẽ lại dẫn tới biến động giá chứng chỉ Kho bạc. Đại khái Kho bạc thì ko đổi, nhưng lúc tranh nhau mua thì phải chịu giá đắt hơn. Vì mỗi tuần kho bạc phát hành có 30 tỉ, nay đám trái phiếu mấy ngàn tỉ dẫm đạp lên nhau để tranh cướp Kho bạc ắt sẽ dẫn tới giá cao ngất ngưởng.

Thứ hai là về mặt đạo đức, BTFP chỉ nhằm bảo vệ người nghèo. Còn khách hàng nhớn chiếm tới 46% tiền gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ ko được bảo vệ quá 250.000 đô. Cho nên trước sau gì bọn họ cũng sẽ đi tìm chỗ nào đấy để trú ẩn khiến lợi nhuận ngân hàng teo tóp lại. Khả năng trọng số ngành ngân hàng quay trở lại chỉ còn 7% như dưới thời tổng thống Clinton là hiện hữu, tức giá cổ phiếu ngân hàng có nguy cơ bốc hơi 40-50%.

Ai có thể cùng lúc hứng nhận khoản tiền khổng lồ nói trên làm bến đỗ đây? Vàng, có điều chỉ 30 tỉ đô mua vàng đã khiến giá tăng 200 USD/lượng rồi. Nếu cả ngàn tỉ đô cùng đổ bộ thì giá vàng lên tới 10.000 USD/lượng và đương nhiên mất đi ý nghĩa phòng hộ rủi ro. Cho nên cửa này ko khả thi.

Còn chúng ta đương nhiên là đề cử cho bất động sản rồi, dù sao riêng thị trường BĐS mĩ đã hơn 40.000 tỉ đô rồi nên có thêm một hai ngàn tỏi cũng còn gắng gượng gánh vác được mà giá ít biến động. Và ai đi mua BĐS sớm sẽ được hưởng giá rẻ hơn những người chậm chân

2023 này sẽ có sóng BĐS, thời điểm nào thì em ứ nói đâu. Mời các bác vào phản biện
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mời các bác vào phản biện
Em không biết đủ nhiều để phản biệt toàn bộ bài viết, nhưng chỉ bổ sung thông tin cho hội nghị vài thông tin:
- Thuế đất ở Mỹ trung bình là 1,1%/năm giá trị nhà/đất.
- Tỷ lệ mua nhà/đất cần sử dụng vốn vay ngân hàng ở Mỹ là 70-80% tuỳ thời kỳ.
- Giá nhà đất tại Mỹ bắt đầu giảm từ tháng 10/2022 đến nay và dự báo còn tiếp tục giảm

Chỉ nhìn 3 gạch đầu dòng cũng sẽ hiểu cất trữ tiền bằng cách mua đất ở Mỹ ko phù hợp lắm, nhất là giai đoạn này. Có thể ai đó rất nhiều tiền sẽ phân tán rủi ro sang đất, nhưng không thể cả 1000-2000 tỷ kia đều chạy vào đất cả (chứng khoán, trái phiếu, gửi ra nước ngoài, đầu tư nước ngoài... Mỹ cơ mà, thiếu gì cách). Và như nói ở trên, housing market của Mỹ là hơn 40K tỷ - cái này chưa bao gồm các toà nhà thương mại, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thể thao, mua sắm, các khu dịch vụ... Nếu để tính hết toàn bộ các loại BĐS có thể ném tiền vào thì con số 1-2K tỷ kia chỉ là muối bỏ biển.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Biến người chữa cháy thành kẻ phóng hoả đốt nhà.

Đúng ra Câu chuyện cuối tuần 75 “Bác sĩ lang băm FED” phải đẩy lên 1 tuần, còn tuần vừa rồi là để dành cho số 76 “Lính cứu hoả trở thành kẻ phóng hoả đốt nhà” này. Thôi thì chẻ tuần 76 ra thành nhiều comment vậy

Vào lúc này, media tràn ngập các bài báo vạch tội chỉ tên FED là thủ phạm dẫn tới khủng hoảng ngân hàng và SVB vỡ nợ. Cả một giàn giáo sư tiến sĩ, chuyên gia, cố vấn các kiểu con đà điểu đều nhất loạt chỉ tay vào FED như tội nhân. Thực sự là như vậy?

SVB vỡ nợ là vì dùng vốn ngắn hạn mua tài sản dài hạn. Điều trực tiếp dẫn tới SVB vỡ nợ là vì đống trái phiếu chính phủ dài hạn 5 năm 5y hay 10 năm 10 Y kia bị mất giá khi lãi suất tăng. Đương nhiên rồi, bởi lợi suất trái phiếu tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại. Khi SVB mua trái phiếu chính phủ thì lãi suất gần bằng 0, giá trái phiếu cao ngất ngưởng. Khi lãi suất tăng lên thì đống trái phiếu đó bị mất giá nếu bán ngay nên SVB vỡ nợ.

Trong câu chuyện cuối tuần 75 chúng ta cũng đã nói rằng lỗi chính của FED trong vụ SVB vỡ nợ là đã không bắt ngân hàng tái lập lại dự trữ bắt buộc sau khi đại dịch chấm dứt. Còn chuyện tăng lãi suất chỉ là lõi nhỏ. Và câu hỏi là: nếu FED không tăng lãi suất thì SVB có bị vỡ nợ ko? Trả lời rất dễ dàng: SVB ko những vỡ nợ mà còn vỡ nợ nhanh hơn. Lí do là đây:

Lợi suất trái phiếu 5Y 10Y được xác định theo mức lạm phát trung bình trong 5 năm hay 10 năm. Khi lạm phát tăng cao và kéo dài thì lợi suất 5Y, 10Y đương nhiên tăng lên. Nếu như FED ko ra tay đạp lạm phát xuống, CPI sẽ nhanh chóng đạt hai chữ số, thậm chí lên tới 15-20%. Khi đó lợi suất 5Y ,10Y còn tăng nhanh hơn nữa và đám trái phiếu 5Y 10Y còn mất giá thảm hơn nữa khiến cho SVB phá sản còn sớm hơn chứ ko phải đợi tới tháng 3/2023 này thì mới bung bét.

Bác nào ko tin cứ xem lạm phát những năm 70 của thế kỉ trước. Trong chiến tranh Việt nam, nước mĩ bội chi quá nhiều tiền mà toàn là tiền tươi thóc thật chạy tung tăng trong xã hội. Nhiều tiền quá dẫn tới lạm phát. Do ko dứt điểm CPI triệt để, tới lúc nào đó cả tư nhân lẫn doanh nghiệp đều mất lòng tin nên cố gắng mua sớm để tránh bị đắt khi mua muộn hơn. Kết quả là CPI tăng phi mã lên 15%.

Nếu ai đó hỏi thế sao FED không tăng lãi suất đến mức đủ đạp lạm phát xuống nhưng ko cao tới nỗi gây ra đổ vỡ nào đó trong nền kinh tế? Xin thưa rằng mức lãi suất thần thánh đó được gọi là lãi suất trung tính, và nếu ai đó tìm ra công thức xác định chính xác lãi suất trung tính thì chắc chắn được nhận giải Nobel kinh tế. Chả thế mà FED tăng lãi suất 7 lần thì 6 lần gây ra suy thoái.

Vậy nhé, FED như người lính cứu hoả ra sức dập lửa CPI bằng cách tăng lãi suất để đè nhu cầu xuống và giảm lạm phát. Nếu FED bỏ mặc, CPI như đống lửa càng cháy càng to và lãi suất sẽ tự động tăng lên chả cần chờ tới FED cầm tay chỉ đạo. Tự thị trường sẽ đẩy lãi suất lên căn cứ vào lạm phát 10Y. Kết cục là lính cứu hoả bị biến thành tội đồ phóng hoả.

Chính vì biết như thế nên EU cứ tăng lãi suất 50 điểm mặc kệ Credit Suisse vừa vỡ nợ xong và bị thôn tính. Có điều theo luật định, 7 ngày trước khi họp các quan chức FED ko được phép lộng ngôn. Và câu chuyện lính cứu hoả đi phóng hoả ngày càng lan xa.

Vậy FED nên làm gì đêm nay 22/3?

Theo em tốt nhất vẫn là cứ tăng 50 điểm để khẳng định quyết tâm chống lạm phát.

Thế nhưng tối ưu nhất là chỉ tăng 25 điểm, đồng thời nói rõ phiên họp tháng 5 sẽ tăng 50 hay 75 điểm. Vì sao FED phải lui một bước chỉ tăng 25 điểm vào đêm nay 22/3? Bởi vì vừa rồi vụ SVB vỡ nợ khiến các ngân hàng từ lớn tới nhỏ đều giật mình phải rà soát và xiết chặt tiêu chuẩn cho vay. Cái gọi là “ thà tin rằng có còn hơn ko tin” này sẽ xuất hiện ẩn hoạ cho nền kinh tế. Và việc xiết chặt tiêu chuẩn cho vay đó chả khác nào tăng lãi suất lên 100 điểm cả. Vì thế có lẽ FED nên tránh tăng 50 điểm lúc này để mọi người bớt sang chấn.

Vậy giảm 25 điểm sẽ thế nào? FED đang nỗ lực làm nguội nền kinh tế bằng cách tăng chi phí đi vay. Nếu FED giảm điểm đêm nay thậm chí ngỏ ý xoay trục, điều đó sẽ được phiên dịch thành nền kinh tế đang chậm lại ( GDP âm) thập chí sụp đổ ( suy thoái). Vậy là phiền toái chất thành đống: thu nhập doanh nghiệp giảm, P/E tăng khiến P giảm vẫn sẽ dẫn tới chỉ số DJ lao dốc mạnh hơn.Tệ hại hơn nữa, tất cả những điều đó lại diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp nhăm nhe tăng cường tích trữ tiền như trong thời đại dịch. Bọn họ càng ngồi ỳ thì nguy cơ đình lạm hay suy thoái sẽ càng nhớn. Cho nên phương án này ko vừa mắt em.

Túm váy lại: cho dù FED ra quyết định thế nào đêm nay thì đều sẽ bị mắng, còn DJ đóng cửa đâu đó xoay quanh tham chiếu
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Câu chuyện cuối tuần 76

Vua Sisyphus

“Thế nào là Thống đốc FED tốt?” Là người nói sao thì thị trường kính cẩn nghe vậy có đạt tiêu chí đó chăng. Và mr Greenspan có tín điều rất rõ ràng: Thống đốc FED tốt là người khiến thị trường phải tự đoán ra những điều ông ta muốn nói. Một khi phải tự đoán thì đương nhiên bọn họ sẽ cẩn cẩn dực dực mà tuân thủ ý định đó của FED rồi.

Trong khi đó ban lãnh đạo FED hiện nay nổ văng miểng, thế nhưng đa phần là thị trường dứt khoát hiểu khác đi , hay thậm chí còn ngược lại. Và nói như mr El-Erian “ chưa bao giờ được chứng kiến ban lãnh đạo FED vô năng đến như vậy”. Tức là thị trường hoàn toàn mất lòng tin vào những gì FED nói. Thay vào đó, mr Market đang ra mặt thể hiện ý đồ muốn dắt mũi FED đi theo ý của mình.

Nhìn lại lịch sử.

CPI mĩ tăng từ 2.4% vào tháng 7/1983 và đạt 4.9% vào tháng 4/1983. Thế nhưng FED đã tăng lãi suất từ 8.5% vào tháng 1/1983 lên 11.75% vào tháng 7/1984. Tháng 5/1984 nổ ra vụ vỡ nợ Continental Illinois, ngân hàng lớn thứ 7 nước mĩ lúc bấy giờ. Media cũng gào toáng lên là tại FED tăng lãi suất quá sớm và quá cao mới làm ngân hàng đổ vỡ. Mặc kệ media, mr Volcker cứ tăng tiếp lãi suất vào tháng 7/1984. Đến tháng 8, sau khi thấy CPI giảm về 4.3% thì mr Volcker mới bắt đầu xoay trục.

Và lịch sử vãn tôn vinh mr Volcker như một Thống đốc FED kiệt xuất, mở đường cho thời kì 15 tăng trưởng mạnh mẽ dẫn tới giai đoạn cán cân Ngân sách dương dưới thời mr Clinton, và đó cũng là Ngân sách dương duy nhất suốt từ năm 1950

Vậy khả năng FED chế ngự con rồng lạm phát 7 đầu này như thế nào? Gần đây thấy có câu chuyện “Thành bởi Tiêu Hà, mà bại cũng bởi Tiêu Hà”. Còn với FED lúc này thì là “Thành bởi WTI, bại cũng bởi WTI”.

Lúc này có thể thấy sau khi SVB vỡ nợ thì các đội lái khác mới dứt khoát ép chết đội lái dòng P. Bởi nếu WTI không giảm thì chả còn gì để đạp CPI xuống nữa khi mà chỉ số nhà ở Zillow , chỉ số xe cũ Manheim, MPI và ISM, tiền lương ….vẫn tăng, còn tỉ lệ thất nghiệp giảm.

Nếu tháng 3 không đạp WTI xuống 10%, qua đó đè CPI 0.6^ thì CPI tháng 3 tiếp tục tăng. Vì thế vừa rồi chúng ta chứng kiến WTI từ 73 về 66 ( hay 75 về 69 gì đó tuỳ theo lúc lấy mẫu). Nếu tháng 4 không đạp WTI xuống theem 10% nữa thì CPI lại phục hồi. Vạy để cứu mình, chính đội bank phải đạp WTI xuống. Đứng trước bằng hữu vừa to vừa khoẻ hơn mình rất nhiều, đội lái dòng P chỉ có nước gục mặt ăn đòn.

“Tử đạo hữu bất tử bần đạo”. Nếu đạo hữu dòng P không nằm sàn thì bần đạo dòng bank đây đi ăn mày bán muối cả lũ, thôi thì dạo hữu chịu thiệt chút chút vậy. Chân lí thuộc về nắm tay to. Quả đấm đội bank đương nhiên áp đảo lái dòng P rồi.

Vì thế chúng ta có thể doán kịch bán mấy tháng tiếp theo là dòng P liên tục ăn đòn, WTI nằm sàn miết. Qua đó CPI lõi bắt đầu giảm chút chút để tiếng hô ép FED xoay trục ngày càng nhớn.

Rất rõ ràng rằng thực lòng FED muốn tăng lãi suất nhiều lần nữa trong tương lai. Thế nhưng vào lúc này , sau thất bại của SVB thì FED buộc phải xoay trục sang chờ dữ liệu kinh tế rồi mới đẩy lãi suất lên. Nếu WTI không giảm thì các dữ liệu khác sẽ dần dần ép FED lên Lương sơn làm giặc. Đầu tiên là dữ liệu PMI đêm qua 24/3 báo hiệu sự cải thiện rõ rệt rồi.

Thần thoại Hy lạp kể lại rằng vị vua Sisyphus của xứ Corinth dám bất kính lừa đảo cả thánh thần. Hình phạt dành cho ông ta là bị đưa đến núi Tartarus để vần một tảng đá lên núi. Cứ gần tới nơi thì hòn đá lại lăn xuống và ông ta tiếp tục từ đầu.

FED bây giờ cũng thế, nhờ vào đạp WTI xuống để hạ lạm phát. Thế nhưng dến cuối năm thì WTI lại tăng lên và Fed trở thành vua Sisyphus thời 4.0
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

FED đang cảm thấy người hơi ê ê, xương cốt đau nhức từ 1 góc độ khó ngờ của việc SVB vỡ nợ. Ai nấy đều biết các ngân hàng vừa và nhỏ là đối tượng soi xét đầu tiên sau khi SVB sụp đổ. Số này chiếm 43% số dư nợ cho vay ở mĩ. Vấn đề là nó chiếm 68% tổng dư nợ cho vay BĐS thương mại (trung tâm thương mại, tổng kho hậu cần, văn phòng ….) và 35% BĐS nhà ở.

Nhà ở chiếm 32% trọng số CPI nước mĩ, nếu đạp nó xuống sẽ rất giúp ích cho công cuộc chống lạm phát. Thế nhưng khi BĐS giảm giá thì ép các ngân hàng vừa và nhỏ phải xiết cho vay các kiểu con đà điểu. Từ điều chỉnh khoản đang cho vay, hạ quota giao ước đến hạn mức tín dụng, thời gian cho vay ….tất cả đều phải thu hẹp lại. Như vậy dẫn tới 2 hậu quả

1.Vô hình chung nâng lãi suất cho vay tương đương lên 1% cho dù lãi suất tín dụng trên hợp đồng ko đổi. Vay được ít hơn và trong thời hạn ngắn hơn là đủ chết doanh nghiệp rồi.Và đương nhiên, cho vay được ít hơn thì kết quả kinh doanh cũng suy giảm ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính ngân hàng vừa và nhỏ, đại khái có thể khiến chúng bị trọng thương

2.BĐS giảm giá bề ngoài là giúp hạ CPI. Thế nhưng tài sản giảm giá lại khién bảng cân đối kế toán của ngân hàng vừa và nhỏ lâm vào tình trạng căng thẳng hơn và có thể làm tăng hoảng loạn trong 2 tháng tới. Rốt cuộc dẫn tới biến động lớn hơn khiến CPI lại tăng. Và nguy cơ này đe doạ lớn hơn điều 1, vì nó đe doạ tính mạng ngân hàng vừa và nhỏ, vừa hăm he đẩy lạm phát lên

Túm váy lại: SVB vỡ nợ tuy ko ảnh hưởng tới căn cơ hệ thống ngân hàng, nhưng gây phiền toái cho công cuộc chống lạm phát của FED thì có. Thậm chí đẩy CPI lên
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2.BĐS giảm giá bề ngoài là giúp hạ CPI. Thế nhưng tài sản giảm giá lại khién bảng cân đối kế toán của ngân hàng vừa và nhỏ lâm vào tình trạng căng thẳng hơn và có thể làm tăng hoảng loạn trong 2 tháng tới. Rốt cuộc dẫn tới biến động lớn hơn khiến CPI lại tăng. Và nguy cơ này đe doạ lớn hơn điều 1, vì nó đe doạ tính mạng ngân hàng vừa và nhỏ, vừa hăm he đẩy lạm phát lên
Bạn có thể giải thích rõ hơn về chỗ in đậm không: cụ thể BĐS giảm giá với hoảng loạn trong ngân hàng làm thế nào khiến CPI tăng?
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Bạn có thể giải thích rõ hơn về chỗ in đậm không: cụ thể BĐS giảm giá với hoảng loạn trong ngân hàng làm thế nào khiến CPI tăng?
À, cho đến lúc này người ta sơ bộ hoàn tất hơn việc thống kê. Các ngân hàng vừa và nhỏ đang cho vay 60% tín dụng nhà ở, 80% tín dụng BĐS thương mại, 50% khoản vay thương mai và 45% khoản vay tiêu dùng. BĐS thế chấp mất giá thì ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng tương ứng, làm giảm dòng tiền dự phòng của bọn họ, do đó kéo theo tỉ lệ thế chấp kí quĩ tăng ( lãi suất cho vay tăng). Điều đó sẽ được truyền tải vào giá thành bán hàng của người đi thuê mặt bằng làm cửa hàng, cũng như hạn chế sự sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng. Người bán phải tăng giá để bù đắp chi phí tín dụng tăng. Người mua giảm chi tiêu làm hàng ế, tồn kho tăng làm tăng chi phí bảo quản cũng như chi phí trả lãi vay do kì hạn bán hết hàng trả nợ dài hơn. Và trên hết, BĐS giảm giá trong giai đoạn này khiến người ta mẫn cảm với sức khoẻ ngân hàng vừa và nhỏ hơn. FED sợ nhất điều này do nó thể hiện ra tức thì, còn những nhân tố trên thì cần thời gian để truyền tải
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

https://www.reuters.com/business/finance/bankers-us-midsize-lenders-battle-keep-deposits-after-exodus-2023-03-28/
Đọc 3 phút Ngày 28 tháng 3 năm 2023 11:51 AM GMT+7 Cập nhật lần cuối một giờ trướcCác chủ ngân hàng tại các công ty cho vay hạng trung của Hoa Kỳ chiến đấu để giữ tiền gửi sau cuộc di cư
Bởi Tatiana Bautzer
Nupur Anand

“ LAS VEGAS, ngày 28 tháng 3 (Reuters) – Các công ty cho vay cỡ trung của Hoa Kỳ đang trở nên sáng tạo khi họ cố gắng giữ tiền gửi của khách hàng sau khi hai ngân hàng đổ vỡ khiến người tiêu dùng hoang mang và thúc đẩy một cuộc di cư trị giá 119 tỷ đô la khỏi các tổ chức nhỏ trong những tuần gần đây.

Các giám đốc điều hành cho biết, trả lãi suất cao hơn cho tiền gửi là cách phổ biến nhất để khiến chúng gắn bó.

Các ngân hàng cỡ trung bình cũng đang cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp được gọi là rút tiền mặt được bảo hiểm bởi ngân hàng, cho phép ngân hàng phân phối tiền gửi của công ty giữa các ngân hàng ngang hàng để đảm bảo một phần lớn hơn dòng tiền của công ty. “


Biết ngay mà, sau khi 2 thằng thối mồm PR cho BID thì toàn ngành ngân hàng thế giới lâm vào tai hoạ.

Chúng PR cho dòng P, giá dầu từ 123 về 66 USD/thùng

Chúng PR cho DGC, DGC từ 102 về 49

Chúng PR cho DCM, DCM từ 42 về 25

Chúng hô bắt đáy NVL, PDR lần 1, bộ đôi này đi lau sàn 7 phiên liên tiếp, hô bắt lần 2, NVL lau sàn 5 phiên liên tục nữa

…..

Và bây giờ, các ngân hàng vừa và nhỏ có tài sản dưới 250 tỉ đô đang phải ra sức chống đỡ việc người tiền tháo chạy. Có 2 biện pháp hữu hiệu nhất: đầu tiên là nhờ FED làm trọng tài để đem tiền vượt định mức gửi lẫn cho nhau. Tuy có FED cầm trịch thì bảo đảm được tiền ko bị mất, thế nhưng lại để lộ thông tin sức khoẻ khách hàng cho đối thủ biết ( bởi liên quan tới bảo hiểm tiền gửi nên phải tiết lộ danh tính). Trước mắt thì chưa sao, thế nhưng sau này cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ rất khốc liệt và cuối cùng lại phải dùng chiêu nâng lãi suất tiền gửi.

Cách thứ 2 là nâng luôn lãi suất tiền gửi. Mọi khi ngân hàng vừa và nhỏ đã phải trả lãi tiền gửi cao hơn 1.5% so với ngân hàng lớn rồi, đến bậy giờ khoản chênh lệch đó lại còn tăng lên mức khủng bố 3%.

Để bù lại, đương nhiên bọn họ cũng sẽ phải đẩy lãi suất cho vay cao hơn 3% tương ứng. Bởi khách hàng của bọn họ ko thể vay tiền được từ ngân hàng nhớn nên miễn là vay được đã.

Rốt cuộc , lãi suất cho vay cao ngất ngưởng như thế sẽ lại dội vào chi phí hàng hoá và dịch vụ để rồi dẫn tới CPI cao hơn. Và vòng xoáy trôn ốc tử thần cứ tiếp tục như thế.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Sau khi có người mua SVB , tình trạng ngành ngân hàng và chợ DJ tạm có 1 phien giao dịch yên ổn. Dự kiến vào ngày First Republican được bán thì DJ cũng có ngày tăng vọt trong phiên đó. Tuy nhiên những ngày khác thì chưa chắc như vậy, bởi ngành ngân hàng vẫn còn chưa ngấm hết tác động từ FED.

Theo Forbes ngày 26/3, lãi suất thẻ tín dụng trung bình năm 2022 là 20.4%, đến lúc này đã tăng lên 24.1%. Trước hết là do khối ngân hàng vừa và nhỏ bế lên. Khối này nắm 2300 tỉ đô nợ BĐS, trong năm 2023 này có tới 270 tỏi đến hạn. Thông thường hàng năm có 2 kì đáo hạn đảo nợ vào tháng 4 và tháng 10. Có thể dự đoán các khách vay tháng 4 này sẽ phải nâng nợ từ 8% lên 9%/năm. Nếu có gì đó bất thường thì lãi suất 2 chữ số là có thể được chứng kiến.

Điều đáng chết là những khách hàng chưa tới kì gia hạn thì vẫn hưởng lãi suất thấp tè, trong khi lãi suất tiền gửi từ năm ngoái tới năm nay tăng vòn vọt. Vậy là các khoản tín dụng cho vay đó đều bị lỗ. Thế là khách vay mới thì chết với lãi suất cao chót vót, còn các ngân hàng vừa và nhỏ lại âm thầm chịu đựng khoản lỗ do lãi suất huy động mới cao hơn lãi suất đã cho vay cũ. Và sang tháng 4 này chúng ta sẽ được chứng kiến kết quả kinh doanh của các ngân hàng vừa và nhỏ.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Titan đại chiến

Nửa tháng qua chúng ta đã được chứng kiến các vị khổng lồ trong giới ngân hàng đại chiến với nhau. Một bên là các đại gia mĩ như City, BoA, Goldman Sachs, Well Fargo; còn bên kia là liên minh các khủng long từ Đức và Nhật như Deutschebank, Nomura, Sumitomo,Mizuho ….

Tất nhiên các titan có đám lau nhau đi theo đánh trống hò reo trợ trận, đó là các ETF. Kết thúc cuộc chiến, phe liên minh thất bại thảm hại với các quĩ Maniyar Capital Advisors mất 32%, Haidar Capital Management mất hơn 20%. Còn các tay sai khác như quĩ Pure Alpha, EDL Capital từ Thuỵ sĩ, Edouard de Langarde của Pháp … đều mất từ 3-5%.

Trọng tâm cuộc chiến này là phái sinh xem FED sẽ tăng lãi suất tới đâu và trong bao lâu. Phe liên minh người ngã ngựa đổ ở mức độ khác nhau. Điều đáng nói là quĩ Maniyard có quan hệ khá mật thiết với DeutscheBank khi mà hàng ngũ cấp cao của nó có nhiều người từng trải qua các chức danh trong ngân hàng này.

Và cũng chính vụ bại trận này của liên minh đã khiến DeutscheBank DB bị đưa lên top đầu bảng Phong Thần khiến chỉ số phá sản CDS của nó tăng từ 85 điểm ngày 1/3 lên mức 210 cao chót vót, thậm chí còn cao hơn hơn cả thời kì đại dịch COVID 2020. Vụ bại trận này đã khiến người ta phải soi lại toàn bộ đặt cược phái sinh của DeutscheBank để rồi mới sợ hãi điên cuồng tháo chạy làm cho DB có lúc mất tới 15% trong phiên bất chấp nó vừa trải qua 10 quí có lãi liên tiếp.

Đương nhiên theo đúng phong cách giang hồ “tới điểm là dừng”, sau khi giành thắng lợi thì người ta thả 1 con đường sống cho DB chứ ko thèm tận diệt. Qua đó khiến giới khủng long ngân hàng tạm yên tĩnh trở lại. Nhưng còn các ngân hàng vừa và nhỏ thì chưa chắc, bọn họ sẽ vẫn còn phải chịu những dư chấn nào đó. Tuần này em bận nên phần tiếp theo của câu chuyện cuối tuần 77 “Bác sĩ lang băm FED” có lẽ phải dời sang tuần sau. Phần 2.2 đó vẫn tiếp tục phân tích về các mặt lang băm của FED mà chưa nói ra chứ vẫn tạm thời ko đề cập tới ảnh hưởng lên tam sàn VNI ạ
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Quyền chọn

Tháng 1/2021 đi vào sử sách với vụ Game Stop GME , khi mà lần đầu tiên đám đông F0 khiến các ETF chịu mất 20 tỉ đô chỉ trong 1 phiên, còn DJ mất hơn 1000 điểm.

Ban đầu là các ETF Citron Reseach và Menvil Capital định sọc GME về giá 15, nhỏ lẻ chống lại. Đến lúc cao trào số cổ phiếu tham gia sọc =140% số cổ lưu hành. Nhỏ lẻ có 2 vũ khí chống lại: quyền chọn và ngày lăn chốt. Nhờ quyền chọn, số vốn tham chiến của nhỏ lẻ tăng gấp 64 lần nên đủ sức cân tiền với các ETF. Dựa vào ngày lăn chốt, nhỏ lẻ đẩy giá lên mạnh dùng kĩ thuật “ép gama” hay còn gọi là bán non.

Khi nhỏ lẻ đẩy giá GME lên 50, các ETF buộc phải phòng hộ lỗ nhớn bằng cách cũng tung ra quyền chọn mua. Đương nhiên khi đội sọc phải cover công thêm đội Long ép mua mạnh thì giá tăng tới 200, giá càng tăng thì đội sọc càng phải mua nhiều hơn dẫn tới giá tăng tiếp và vòng xoáy tử thần cứ thế tăng lên. Đó là kĩ thuật “ép gama”.

Điều đáng chết là để có tiền mua, đội sọc phải bán bớt các cổ phiếu có giá của mình. Tự nhiên thấy có người cứ hùng hục bán, hơn 500 ETF khác dẫu chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao nhưng vẫn phải “bán đã nghĩ sau”. Rốt cuộc phiên hôm đó các ETF cùng nhau lỗ 20 tỉ USD, còn DJ mất hơn 1000 điểm.

Và vụ Deutsche Bank DB vừa rồi cũng khởi nguồn từ quyền chọn. Sau khi mr Powell điều trần trước lưỡng viện quốc hội, DB nghĩ răng FED sẽ tăng lãi suất nên đặt 42.5 triệu đô vào cửa lãi suất tăng. Thông qua đòn bẩy quyền chọn thì khoản tiền đó đã lên tới 2.5 tỉ USD rồi. Tệ hại hơn, media nào đó đưa tin DB có 115 tỏi trump đầu tư và 105 tỏi nữa dưới dạng “các khoản vay và mua lại ngắn hạn”. Với trí tưởng tượng vô biên, người ta chả biết trong số tiền đó thì có bao nhiêu được DB tung vào quyền chọn nữa. Nhưng nguyên tắc là” thà tin rằng có còn hơn không tin”, vậy là các ETF đua nhau bán trước nghĩ sau khiến DB sụp hố.

Túm váy lại: có mùi đạo diễn rất khéo của đội “cảnh sát tình nguyện” trong vụ lộn xộn ngân hàng vừa qua nhằm mục đích ép FED hạ lãi suất, chí ít là dừng tăng
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
https://www.bloomberg.com/news/articles/2023-03-28/a-single-bet-on-deutsche-bank-s-cds-is-seen-behind-friday-s-rout
Một lần đặt cược vào các khoản hoán đổi mặc định tín dụng của Deutsche Bank được nhìn thấy đằng sau cú sập của ngày thứ Sáu
  • Một giao dịch khoảng 5 triệu euro có thể đã thúc đẩy việc bán tháo, các nguồn tin cho biếtA roughly €5m trade may have fueled sell off, sources say

“ Các báo cáo cho thấy các cơ quan quản lí đã phát hiện ra rằng một giao dịch trị giá 5 triệu euro trên các hợp đồng hoán đổi tín dụng CDS của Deutsche Bank DB vào thứ sáu tuần trước có thể là nguyên nhân thúc đẩy việc bán tháo dẫn tới các thị trường đồng loạt suy giảm “

Như vậy là với số tiền xinh xinh 5 triệu euro mà đội sọc đã khiến toàn bộ các sàn thế giới rúng động với mức thiệt hại nhớn. Chỉ riêng DB đã mất 1.6 tỷ euro rồi.

Còn may phát hiện sớm nên cơn hoảng loạn nhanh chóng trôi qua
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
31
Để Mị nói cho mà nghe

Cấu trúc tài sản ngân hàng mĩ

Ngân hàng lớn ở mĩ nắm giữ 38% tiền mặt và chứng khoán ( gồm cả trái phiếu chính phủ, kho bạc, chứng chỉ có thế chấp MBS …) trên tổng tài sản, tỉ lệ này ở ngân hàng nhỏ là 29%.

Ngân hàng lớn cho vay 51% tổng tài sản, ngân hàng nhỏ là 65%. Vì thế ngân hàng nhỏ có nhiều khoản cho vay, còn ngân hàngnhowns có nhiều tiền mặt, trái phiếu kho bạc và MBS.

Trong các khoản cho vay của ngân hàng nhỏ, BĐS chiếm 65% và trong số BĐS đó thì 70% là BĐS thương mại phi nhà ở.

Ngân hàng nhớn chỉ cho vay 37% làBĐS, nhưng chủ yếu là nhà ở. Vì thế, cho vay BĐS phi nhà ở của ngân hàng nhớn chỉ chiếm 21%, còn cho vay BĐS phi nhà ở của ngân hàng nhỏ là 41% trong danh mục cho vay BĐS

Có thể thấy ngân hàng nhớn chiếm giữ khoản béo bở là cho vay nhà ở. Bởi chủ nhà kiểu gì cũng phải đi làm và trả nợ đúng hạn, nếu ko thì bị trục xuất và mất nhà. Còn BĐS thương mại có thu nhập phập phù hơn. Khi kinh tế phát triển còn đỡ, lúc suy thoái thì chủ nợ đương nhiên phải giảm bớt tiền thuê văn phòng cửa hàng rồi.Do đó BĐS thương mại được cánh to đầu ưu tiên nhường lại các ngân hàng nhỏ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top