Ngành cao su của VN có năng lực cạnh tranh tốt nên có thể sống khỏe không cần nhà nước hỗ trợ. Giá thành cao su của VN khá thấp nên VN xuất khẩu được mủ cao su. Trong ngắn hạn thì GVR còn nhiều khó khăn chông gai, nhưng về dài hạn khi cải thiện được chất lượng quản trị, siết bớt lãng phí và tinh gọn được bộ máy cồng kềnh thì hiệu quả kinh doanh của GVR sẽ tăng
Nhưng ngành mía đường của VN thì lại rất kém sức cạnh tranh, giá thành cao hơn nhiều nước xung quanh nên VN không xuất khẩu được đường mà thậm chí còn nhập khẩu. Dân VN đang phải ăn đường với giá đắt hơn rất nhiều so với giá bên Campuchia, Malaysia, Thái Lan... Ngành mía đường VN sống được là nhờ hàng rào thuế quan bảo hộ của nhà nước, nếu nhà nước bỏ bảo hộ thì giá đường sẽ giảm và nhiều DN ngành này sẽ phá sản. Tuy nhiên gia nhập các hiệp định tự do thương mại thì VN phải bỏ bảo hộ ngành mía đường (có đi có lại vì các nước khác nó mở cửa nhiều ngành hàng cho VN xuất khẩu sang nó). Ví dụ như theo cam kết thực thi hiệp định Atiga thì bắt đầu từ 1/1/2018, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đối với các nước ASEAN (tức là bỏ quota và thuế nhập khẩu phải xuống 0%). Khi đó VN đã phải xin các nước ASEAN cho hoãn thời hạn lại 2 năm, đến 1/1/2020 mới thực hiện việc mở cửa ngành này. Từ 1/1/2020, thực hiện theo Atiga thì DN ngành mía đường VN sấp mặt vì khó cạnh tranh nổi với sản phẩm của mấy nước kia.
Sở dĩ giá thành đường của VN cao hơn các nước kia là do nhiều nguyên nhân, ví dụ như giống mía VN năng suất thấp hơn (năng suất mía VN thường chỉ 50-70 tấn/ha, lác đác 1 vài nơi đạt năng suất 90-100 tấn/ha, trong khi từ nhiều năm trước bọn Malaysia đã đạt năng suất bình quân 120 tấn/ha, đến giờ thậm chí bọn Thái Lan và Malaysia đạt năng suất 190 tấn/ha), sâu bệnh ở VN nhiều nên tốn nhiều chi phí thuốc bảo vệ thực vật, diện tích canh tác ở VN manh mún hơn nên khó áp dụng cơ giới nông nghiệp, số giờ nắng ít hơn nên trữ đường trong mía thấp hơn, chi phí vận tải cao hơn, công nghệ chế biến của các nhà máy VN lạc hậu hơn (đa số DN VN sử dụng công nghệ TQ, một số ít DN sử dụng công nghệ của Ấn Độ, Pakistan)... Tương lai ngành mía đường VN khá ảm đạm nên các DN ngành này suốt ngày gào lên xin nhà nước bao cấp, bảo hộ, hỗ trợ... Cá nhân em đánh giá rằng nếu ngành này mà nhà nước bỏ bảo hộ, thả ra cho tự do cạnh tranh thì đa số DN sẽ toi. Thực ra điều đó cũng tốt, VN có lợi thế cạnh tranh về các loại cây trồng như gạo, chè, cà phê, hạt điều, cacao, thanh long, vải, chanh leo... chứ không có lợi thế cạnh tranh về củ cải đường và mía đường. Vì vậy ta nên dồn nguồn lực vào những ngành VN có lợi thế cạnh tranh chứ không nên bảo hộ ngành đường như bây giờ khiến cho dân phải ăn đường với giá cao hơn giá các nước khác mà lại lãng phí nguồn lực đất đai, nhân công vào 1 ngành không có lợi thế cạnh tranh