Họ ghi rõ đều là tàu hàng khô:
The Baltic Dry Index (BDI) tracks the cost of shipping bulk dry goods, and is a leading economic indicator.
www.investopedia.com
Và ghi rất cụ thể những mặt hàng nào. Không có cái nào tàu hàng lỏng mợ nhé.
Chậc chậc, em đã mời bác forwarder nào vào lên tiếng cho có chất chuyên môn tí mà chả thấy ai cả, thôi thì em đành múa rìu qua mắt thợ vậy.
Nội dung bác nêu ra rất chính xác, nhưng đó thuần túy là học thuật mà chúng ta đang nói về thực chiến, liên quan tới túi tiền. Hiện có rất nhiều chỉ số vận tải biển, bởi ai cũng muốn là người cầm trịch luật chơi để thâu tóm miếng bánh sư tử. Bên cạnh chỉ số Baltic thì châu Âu đưa ra chỉ số của riêng mình là FBX vào năm 2017. Trung quốc có chỉ số thượng hải SCFI, rồi thì chỉ số của các hãng khác dẫn đến các con số khác nhau 1 trời 1 vực.
Ví dụ ngày 28/7/2021, cước vận chuyển 1 container 40' FEU tuyến Đông Á-châu Âu của FBX là 19.960 trump/FEU, SCFI là 9850 trump/FEU, Xeneta là 9732 trump/FEU, S&P Global Platts là 8600 trump/FEU, Drewry là 13.434 trump/FEU. Bác thử đoán xem mọi người dùng chỉ số nào nhiều nhất? Chính là FBX của EU. Bởi dùng FBX thì có thể chen ngang được, có thể nhanh chóng xếp hàng lên tàu. Còn những cái khác trước hết dành cho khách sộp của mình theo hợp đồng dài hạn, sau khi thừa ra vài chỗ lẻ thì mới nhận thêm hàng.
Để lí giải cước phí chênh lệch, các hãng cãi nhau như mổ bò. Ông giá thấp chê FBX cắt cổ khách hàng. Ngược lại , FBX khẳng định đẳng cấp phục vụ của mình. Tiền nào của đó, dịch vụ chất lượng cao thì tiền nhiều. Nào là cước đó đã bao gồm bảo hiểm ( hàm ý là hàng hóa sẽ được bốc dỡ ngay khi đến châu Âu), chỉ số của Platts ko có phí này. Rồi thì phụ phí đảm bảo ko gian và thiết bị. Người Anh ngấm đòn này nhất khi hàng hóa lên bờ nhưng ko có tài xế chở hàng về kho của người nhận. Rồi thì các phụ phí liên quan tới các công cụ phái sinh liên kết hàng hóa và hợp đồng vận chuyển chỉ số. Mặc dù chữ B trong FBX là Baltic, thế nhưng chỉ số Baltic ở đây bất lực với tình trạng loạn giá này.
Rốt cuộc, chủ hàng nào muốn hàng đến tay người nhận nhanh thì dùng FBX, còn ko thì "đi nhẹ nói khẽ cười duyên" và sau đó là khách hàng chậm thanh toán. Tổng kết lợi nhuận quí 3 cho thấy, SCFI cay đắng khi giá rẻ mà ít khách dẫn đến phần lớn cước phí vận chuyển rơi vào tay các chỉ số thu nhiều tiền hơn. Còn Xeneta dù giá gần sát SCFI nhưng biên lợi nhuận cao hơn nhiều, do họ ăn được cả "phí bảo hiểm" nữa. Còn SCFI chỉ ăn được phí này với những lô hàng đến Hi lạp, mà hàng tới đó thì có bao nhiêu đâu.
Túm váy lại: chỉ số Baltic thì vẫn thế, nhưng tính kiểu gì trong thực tế lại là chuyện khác. Chúng ta chỉ nêu ra để làm cơ sở cho nhận định nào đó, chứ đi vào chi tiết thì tốn time giải thích cho các bác. Ối bác lại kêu sao comment dài vậy như ngay trang đầu có còm như thế