Mợ hiểu rất lơ mơ. Quyền put là quyền chọn bán (phải trả phí để mua quyền này) nhưng không nhất thiết phải thực hiện khi đáo hạn. Ví dụ tôi mua put option với strike price 65 khi giá đang giao dịch là 70 USD/thùng, phí phải trả 1 USD/thùng. Đến khi đáo hạn, giá giao dịch là 63 USD/thùng thì tôi thực hiện quyền bán với giá 65 USD/thùng. Kết quả tôi thu được 1 $/thùng so với giá thị trường khi đó (= 65$ giá thực hiện - 63$ giá thị trường - 1$ phí). Nếu giá thị trường khi đó là 68$/thùng thì tôi không thực hiện quyền bán với giá 65 $/thùng của hợp đồng quyền chọn mà sẽ bán ra thị trường với giá 68$/thùng nhưng thực tế tôi chỉ thu được 67$/thùng vì mất 1$ phí. Ngược lại với put là call (quyền chọn mua). Các put, call này đôi khi gọi là naked put/naked call, nhưng trong thực tế thì các tổ chức tài chính còn đưa ra rất nhiều kiểu phức tạp khác với call, put hỗn hợp.
Thực ra em ko hiểu rõ về hợp đồng quyền chọn, vì em cho rằng ở Việt nam quyền chọn sẽ dẫn đến nhỏ lẻ đấu với nhà cái rồi thua chắc. Thế nhưng về hợp đồng phòng hộ sản lượng thì em nghĩ hơi khác. Em cho rằng hợp đồng quyền chọn như cái chợ, thik thì vào, ko thik thì ra. Khi muốn là tôi có thể đóng vị thế trong hợp đồng rồi kệ cho nó diễn biến tiếp. mackeno
Còn hợp đồng phòng hộ là dạng ko hủy ngang irrevocable, cứ phát sinh việc bán sản lượng trong thời gian phòng hộ là bên bảo hiểm phải có trách nhiệm. Trách nhiệm là gì? Giả sử Pemex phòng hộ ở giá 60, vậy bên bảo hiểm phải chịu trách nhiệm từ giá 66 trở xuống. Còn trên 66 là bảo hiểm ăn tất, đó là phòng hộ 1 điểm. Thế nhưng có 2 xu hướng: khi giá lao từ 140 về 60 hồi 2008 thì bên bảo hiểm chịu thiệt hại nặng quá, đồng thời khi giá trên 66 thì bên bảo hiểm ăn dày quá.
Với xu thế giá giảm, hợp đồng phòng hộ 1 điểm mới có dạng là bên bảo hiểm chỉ gánh trách nhiệm đến 45 thôi, khi oil rẻ hơn nữa thì nhà sản xuất đi mà chịu thiệt hại. Vì thế người ta đẻ ra phòng hộ 3 điểm. Điểm thứ 2 là bên sản xuất vẫn được hưởng lợi khi giá tăng lên 75 chẳng hạn, điểm thứ 3 là bên phòng hộ vẫn phải chịu trách nhiệm đến giá 35 chẳng hạn. Chỉ khi oil rẻ hơn 35 thì bên sản xuất mới phải chịu. Một hình ảnh rõ ràng của câu "khách hàng là thượng đế".
Tuy nhiên bên bảo hiểm cũng chả ăn chay. Đầu tiên là bọn họ hưởng 10% giá bán. Mặc dù giá phòng hộ là 60, nhưng bên bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm đến 66. Tức ở giá 66 thì bên sản xuất chỉ được nhận 59.4 trump/thùng, vì mất 6.6 trump/thùng cho phí bảo hiểm. Khi giá sập đến đáy 45, bọn họ được hưởng 4.5 trump/thùng, do đó số tiền thực tế mà nhà sản xuất nhận được từ khách hàng và bảo hiểm sẽ là 60-4.5 = 55.5 trump/thùng. Bảo hiểm lỗ 10.5 trump/thùng.
Bác nào nói bảo hiểm chiujt hiệt thì nhìn những còm trên, có bài báo nói về giá oil tuy cao, thế nhưng đám shale oil chả muốn tăng sản lượng vì giá càng cao càng lỗ nhớn, càng sản xuất nhiều càng thiệt to.
Ví dụ thì như vậy, trên thực tế vấn đề ở đây là 2 bên phải nhất trí với nhau về dải biến động giá oil trong năm tới để có chuẩn cho các điểm 1,2,3. Tương tự như LIBOR, người ta sẽ phỏng vấn các ngân hàng, nhà sản xuất, cti kinh doanh về giá oil năm tới. Sau khi loại bỏ các trường hợp cao nhất và thấp nhất thì người ta sẽ có dải giá chặn trên và chặn dưới cho hợp đồng. Chính vì thế các ngân hàng rất dè dặt đưa ra dự báo giá oil cao, tội gì vác đá ghè chân mình. Còn Pemex kín như bưng về việc mời ai đấu thầu. Đương nhiên những người có giá thấp nhất cho chặn trên và cao nhất cho chặn dưới sẽ bật bãi.
Để đảm bảo công bằng, người ta sẽ lấy giá oil bình quân trong 3 tháng gần nhất để làm xuất phát điểm tính giá phòng hộ. Do đó lúc này nhà cái đang đập oil xuống để có mức bình quân thấp hơn, thôi thì cố vớt được tới đâu thì vớt. Có điều đó là khúc xương trị giá 6 tỏi trump đó ạ, mấy cái gân dính vào cũng đủ ấm người rồi.
Túm váy lại: nhìn thì đấu thầu khá chặt chẽ, thế nhưng cứ nhìn giá phòng hộ và giá oil năm sau thì người ta khắc nhận ra Pemex thiệt hại khủng khiếp ra sao. Bởi giá phòng hộ của năm 2021 này là 49 trump/thùng, phí bảo hiểm là 1.2 tỏi trump