- Biển số
- OF-42078
- Ngày cấp bằng
- 1/8/09
- Số km
- 2,600
- Động cơ
- 486,103 Mã lực
đáng ra VTV phải làm như này từ lâu rồi mới phải
Vâng bác ạ...tối mai trên VTV1, chương trình "Bản hùng ca bất tử" cụ ạ..em cũng chưa biết mấy giờ...chắc sau 8 giờ tối ạ..Cả nhà em đọc từ tối đến giờ, cảm động quá!
Tối mai lên sóng VTV1 cụ chủ thớt nhể?
Em hiểu bác...nhưng cũng nên thông cảm vì em tiếp xúc nhiều với Gia Hiền trong suốt mấy ngày qua. Cái ảnh trên chỉ là trò chuyện trước khi ghi hình, còn trong buổi hôm đó, chỉ ghi hình ông cụ nhà em và một người bạn. Không ghi hình Gia Hiền. Bác xem loạt ảnh sau sẽ thấy, khi ghi hình PV ăn mặc rất trang trọng (cũng vì chuyện này, mà 5 giờ chiều ngày 23/7, cả xe long đong chở Gia Hiền đi mua áo ở Đông Hà. Vì cái áo bạn ấy chuẩn bị màu hơi sáng. Mua xong còn là, trong khi 6 giờ tối bắt đầu quay ở NT đường 9. Nhưng không vì thế mà ăn mặc không nghiêm trang được). Kính bác!PV Gia Hiền và ông cụ nhà em đang trò chuyện:
Câu chuyện rất cảm động.
Riêng hình ảnh trên là tôi không thích: đồng ý là phóng viên thường có tác phong "phủi, bụi", nhưng với một cuộc hẹn như thế để chuẩn bị cho một câu chuyện như thế, cậu phóng viên này KHÔNG nên ăn mặc như thế.
Theo lịch VTV em search trên trang chủ VTV thì đúng 20h00 cụ ạ, ngay sau chương trình thời sự luôn.Vâng bác ạ...tối mai trên VTV1, chương trình "Bản hùng ca bất tử" cụ ạ..em cũng chưa biết mấy giờ...chắc sau 8 giờ tối ạ..
Em nghĩ việc "chế" ra một cái gì như là cốc đựng nến chống mưa - gió không phải quá khó bác nhỉ?Thắp hương, nến cho mộ phần các liệt sỹ. Việc làm này, các bạn thanh niên QT nhiều năm qua đã làm (cụ Rob Tran một thành viên của OF cũng thế). Phần lớn trong số họ, không có người thân là Liệt sỹ nằm tại Quảng Trị. Nhưng, họ làm việc đó không vì một sự bắt buộc nào, ngoài sự thôi thúc trong sâu tận mỗi con người. Mưa dần to hơn, gió thổi lạnh, nến thắp khó và hương như chực tắt....chẳng thể nào để một Liệt sỹ cô quạnh lúc này
Đúng thế, cần phải có những phát minh nhỏ nhưng mang tính nhân văn sâu sắc như thế. Thực tình, trong mưa, chúng e rất vất vả thắp nến, được khoảng chục cái thì những cái đầu tiên bắt đầu tắt, có khi chả còn cái nào sáng cả. Chúng e không quản chuyện đó, bởi vì những việc làm đó chả thấm gì so với máu xương mà các liệt sĩ đã đổ xuống. Nhưng giá mà để cho tất cả các ngọn nến được bùng lên, soi sáng, sưởi ấm cho các chú, các bác thì niềm vui được trọn vẹn biết bao nhiêu!Em nghĩ việc "chế" ra một cái gì như là cốc đựng nến chống mưa - gió không phải quá khó bác nhỉ?
Em hỏi tí không phải là việc thắp nến này trên tinh thần và kinh phí của nhân dân QT đóng góp hay có hỗ trợ ạ.Nếu là tự nguyện thì việc chế ra cái che mưa thì đơn giản,nhưng để làm được 10 000 cái một lúc thì e hơi khó ợĐúng thế, cần phải có những phát minh nhỏ nhưng mang tính nhân văn sâu sắc như thế. Thực tình, trong mưa, chúng e rất vất vả thắp nến, được khoảng chục cái thì những cái đầu tiên bắt đầu tắt, có khi chả còn cái nào sáng cả. Chúng e không quản chuyện đó, bởi vì những việc làm đó chả thấm gì so với máu xương mà các liệt sĩ đã đổ xuống. Nhưng giá mà để cho tất cả các ngọn nến được bùng lên, soi sáng, sưởi ấm cho các chú, các bác thì niềm vui được trọn vẹn biết bao nhiêu!
Chết...em nhầm tên chương trình...xin lỗi các cụ.Theo lịch VTV em search trên trang chủ VTV thì đúng 20h00 cụ ạ, ngay sau chương trình thời sự luôn.
19h : 00 Thời sự
20h : 00 Truyền hình trực tiếp
Cầu truyền hình Bản hùng ca bất diệt
22h : 35 Vì an ninh Tổ quốc
Văn hóa giao thông
Vầng, như kiểu nguyên lý chống gió của cái đèn tọa đăng ngày xưa ấy bác ạĐúng thế, cần phải có những phát minh nhỏ nhưng mang tính nhân văn sâu sắc như thế. Thực tình, trong mưa, chúng e rất vất vả thắp nến, được khoảng chục cái thì những cái đầu tiên bắt đầu tắt, có khi chả còn cái nào sáng cả. Chúng e không quản chuyện đó, bởi vì những việc làm đó chả thấm gì so với máu xương mà các liệt sĩ đã đổ xuống. Nhưng giá mà để cho tất cả các ngọn nến được bùng lên, soi sáng, sưởi ấm cho các chú, các bác thì niềm vui được trọn vẹn biết bao nhiêu!
Trong hình, các bạn thanh niên đang cố gắng thắp lại những cây nến bị gió và mưa làm tắt
Và phương án cuối cùng là đưa tất cả nến xuống dưới chân mộ để tránh mưa và gió
Vậy à cụ !Hôm nay mới được đọc bài của cụ chủ ,rất xúc động và đồng cảm vì cụ thân sinh ra em cũng hy sinh tại Quảng trị đầu hè năm 1972 .Đã trải qua bao nhiêu năm tháng nhưng mỗi lần nghe về địa danh Quảng trị ,về sự tàn khốc,mất mát ,đau thương,mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình .Thật có ý nghĩa khi VTV làm được phóng sự với những CCB còn sống ngày hôm nay ,để tri ân những người đã nằm xuống vì Đất nước .
Câu chuyện này của cụ xúc động quá, khó mà không rơi nước mắt.Nơi các anh hùng liệt sỹ mãi mãi nằm lại với đất mẹ Việt Nam.....một sáng tháng 7 năm 2012, tại NT đường 9:
"Hôm đưa tiễn các anh trên Nghĩa trang quốc gia Đường 9, cả ngàn người đã lặng đi. Và khi khúc Hồn tử sĩ vừa dứt, không gian đang thinh lặng thì bỗng nhiên có hai người phụ nữ áo, nón tả tơi chạy ào qua hàng quân, xoài mình trên sáu cỗ quan tài lớn đựng hài cốt 108 liệt sĩ: "Anh Cung ơi! Anh Cung ơi! Anh ở đâu? Em là bé Bảy của anh đây! Các chú, các anh ơi, chỉ giùm anh Cung cho nhà cháu với!". Tiếng kêu xé lòng khiến chẳng ai cầm được nước mắt. Nhưng cả ngàn người đây, ai có thể giúp chị tìm ra anh trai mình trong số 108 liệt sĩ đó?
Người phụ nữ đó là chị Vũ Thị Bảy, quê ở thôn Nam Phán, xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Chị có ba người anh đi bộ đội. Lần nào tiễn các anh đi, họ đều vuốt tóc em gái gửi gắm mẹ già và hẹn ngày đoàn tụ. Rồi chiến tranh kết thúc, trai làng lục tục trở về, riêng 3 người anh của chị Bảy thì không. Mỗi đêm nhớ con, mẹ già chỉ biết ra sân quay mặt về phương Nam mà vái. May nhờ có tin báo, chiều qua chị Bảy lên xe khách chạy cả đêm, 4 giờ sáng nay kịp có mặt để tiễn chân anh trai. Anh trai chị là một trong 108 liệt sĩ - chuẩn úy Vũ Xuân Cung, Chính trị viên phó Đại đội 1"
Vẫn đoạn tin trong bài báo điện tử em đã dẫn ở trên....nhưng, đây là trường hợp hy sinh mà cụ nhà em biết rõ, và hoàn cảnh hy sinh hơi khác....Liệt sỹ Nguyễn Xuân Cung (SN: 1943. NN: 4/1962. Thiếu úy, C phó C1D1, Nam Quán, Đông Các, Đông Quan, Thái Bình)...Sau trận đánh Chi khu Cam Lộ không đạt mục tiêu, trên quyết định đánh căn cứ Quán Ngang để trả thù cho Cam Lộ. Rút kinh nghiệm trận Cam lộ, lần này tổ chức trinh sát cực kỳ kỹ lưỡng. Trong đợt trinh sát cuối cùng, chú Cung đã vào đến hàng rào cuối. Cách mở rào trinh sát là cắt dây thép gai vừa đủ người bò vào, cắt đến đâu chống lỗ vừa mở rào bằng que hai bên lỗ, khi rút ra cũng theo đường mở và lấp lỗ lại. Chú Cung đang nằm trong rào, bất chơt 2 lính Mỹ đi ra, xì xồ gì đó. Tưởng bị lộ, chú thoái lui. Không may, chân đạp vào que chống, pháo sáng phụt lên. Hỏa lực địch ngay lập tức nã đạn tới tấp vào vị trí có pháo hiệu. Chú Cung hy sinh, trên người mang toàn bộ bản đồ liên quan đến trận đánh và bị lọt vào tay đối phương. Trên ra lệnh rút lui, và thật may, bộ đội kịp rút khỏi nơi tập kết ít giờ trước khi bom và phi pháo dội xuống trận địa...
Cụ cũng dân "Say rượu" à? cụ khóa nào? Em K40, Khoa Xây dựng...Vậy à cụ !
Cách đây 10 năm (2002) em cũng may mắn được bám càng mấy đàn anh đồng nghiệp - hè 1972 rất nhiều SV trường XD, dẫn đầu đoàn là bác Lương Quốc Dũng. khi đó là sư 325. Tình cờ ngồi cạnh sư trưởng 325(!?), ông ấy nói : Hàm trung tướng của tao là máu của 23.000 lính của tao nằm xuống quanh đây...Sư đoàn đó gần như bị xóa sổ nhiều lần trong 81 ngày đêm đó.
Quảng trị linh thiêng, nghĩa tình đồng động rất nặng. Nó đã trở thành ký ức lớn nhất trong cuộc đời người lính may mắn trở về. Có 1 bác cựu binh (du kích) nhà gần thành cổ tên Nguyễn Thanh Bình, lần nào thấy đoàn cựu binh về cũng ra để mong gặp lại người xưa.
4,5 lần đi cùng các cựu binh sống sót vào thăm lại chiến trường xưa, lần nào các ông ấy cũng khóc - cho dù ngoài đời họ đều rất bản lĩnh & nắm cương vị khá cao trong ngành XD.