Quay lại vấn đề chuyên môn tý ạ.
Chả là em nhờ được cụ winecellar chuyển về cho một thùng gỗ sồi, French Oak Hogshead (225L-300L) second refill, Ex-sherry, em định đặt rượu để nghịch ngợm một tý nên xin ý kiến các cụ:
- Nên chọn loại nào để ủ: rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà), ngô Na Hang (Tuyên Quang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nếp San Lùng (Lào Cai), Kim Sơn (Ninh Bình), nếp Làng Vân (Bắc Giang), Bàu Đá (Bình Định), Gò Đen (Long An), Phú Lễ (Bến Tre), Bó Nặm (Bắc Kạn).... để có chút hương vị đặc trưng sau khoảng 5 năm ủ thùng?
- Độ cồn nên lấy khoảng bao nhiêu? (em nghĩ có đặt hàng chắc cũng chỉ loanh quanh 60 vol là cùng).
- Nên học những khâu nào trong ủ rượu scotch? (tất nhiên là những gạch đầu dòng cơ bản về nhiệt độ, độ ẩm, quy trình ...lăn thùng thôi ạ).
Các cao nhân BSC cho em xin ý kiến nhé, nhớ ngày xưa cụ Hoaihuong bên Filux2 cứ ấp ủ mãi ý tưởng này, nên bây giờ có tý điều kiện em thử luôn (cũng chả sợ hỏng đúng không ạ, miễn là giữ cho cái thùng không bị...chảy mất rượu là được
)
Kính!
Trở lại vấn đề cụ Flat đưa ra về Barrel. Lĩnh vực này quá khó & rộng vì liên quan tới nhiều mảng kiến thức chuyên môn. Em trộm nghĩ ở BSC, chắc chưa mem nào lọ mọ, nghịch ngợm thực tế với Barrel cả
Em có 1 số ý kiến sau, tất nhiên phần lớn kiến thức tìm hiểu trên mạng chứ KN thực tế là 0
(i) Nguyên liệu :
Với DS 10 loại rượu
(10 loại rượu ngon nhất của VN đây ) như cụ Flat dự tính, thực ra mỗi 1 loại rượu lại có hương vị khác vì nguyên liệu cấu thành khác nhau : gạo (nếp)/ngô, nước giếng & thậm chí vị thuốc bắc,…
Như các nhà chưng cất tại Scotland, USA…., thời gian đầu riêng việc chọn MALT, cũng đã mất rất nhiều công sức : thời gian, mày mò, thực nghiệm, so sánh, cuối cùng mới chọn lựa.
Nhưng cụ Flat đâu có 10 Barrel với nhiều kích cỡ khác nhau đâu để test với nhiều loại rượu khác nhau
Cá nhân em thấy : rượu Kim Sơn
(Ninh Bình) có thể là lựa chọn hợp lý.
hebergement image
Lí do : nồng độ cồn của KS nằm trong nhóm có % (ABV) cao nhất (1); đặc tính nổi trội của KS : rượu để càng lâu, càng ngon (2); chất lượng của KS cũng rất tốt nếu tìm được nguồn đảm bảo (3)
+ Cháu xin copy 1 vài dòng gt về rượu KS :
Là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon.
Rượu có nồng độ đạt chuẩn từ 45-52 độ rượu. (cao quá thì không phải sản xuất từ men 36 vị thuốc bắc, thấp dưới 45 độ thì không còn giữ được hương vị rượu quê) Khi lắc bình Rượu Kim Sơn: Bọt to, trong vắt không vấn đục. Hương thơm gạo nếp + men ta 36 vị thuốc bắc. Rượu để càng lâu càng ngon thông thường 3-6 tháng đặc cách, 1năm loại hoàn toàn độc tố trong rượu.
+ Theo em tìm hiểu 1 chút, % của KS : khoảng 40 – 55%, có nơi chia ra loại 1, 2, 3 & 4. Trong đó loại có % cao nhất : 53 – 55% là loại 1.
Với việc ủ Barrel, chúng ta nên chọn rượu có % cao, theo em khoảng 50 – 52% là ổn.
Với Rượu KS, nếu tìm được nguồn của xã Lai Thành - xã nổi tiếng nhất với nghề làm ra sản phẩm rượu KS, sẽ rất tuyệt.
(ii) Vệ sinh thùng : khá lằng nhằng nếu xử lý cầu kỳ, đại loại như
“ Seasoning humidor” với Cigar. Hoặc đơn giản nhất là vệ sinh cơ bản : rửa sạch bụi bẩn trong quá trình vận chuyển. Cụ Flat có thể tìm hiểu kỹ hơn trên mạng.
Nhưng quan trọng, nhớ cho Barrel uống no nước, lăn thùng 1 vài lần (thời gian tối đa không quá 2 ngày) cụ nhé. Mục đích để rửa sạch & bịt kín các lỗ hở
(nếu có)
(iii) Cho rượu vào Barrel :
+ Tỷ lệ rượu với dung tích thùng : tối thiểu 50%, thông thường 70% (VD : 157 lít rượu cho barrel với dung tích 225 lít). Tỷ lệ rượu phù hợp, đảm bảo gỗ thùng luôn ẩm & không bị rò rỉ do khô/nứt dẫn tới rò rỉ.
Chắc chắn, cụ Flat sẽ fill tới 99%, còn 1% khoảng không cho thùng thở ấy chứ. Tỷ lệ này, cụ nghiên cứu thêm. Em sắp tẩu hỏa nhập ma rồi.
(iiii) Nồng độ cồn :
% (ABV) thông thường với malt whisky : 63,4 – 63,5% ABV & 68% ABV với grain whisky.
Tiêu chuẩn này được tính toán & đưa ra, nhằm giảm thiểu hiện tượng bay hơi trong quá trình chưng cất tới khi đóng chai (Angel share - các cụ ai cũng biết rồi), đồng thời tạo nên profile hương vị theo mức chuẩn phù hợp dùng trong blending industry. Trước khi đóng chai, rượu sẽ được dilute để giảm % (ABV) theo mong muốn của từng dis.
Trường hợp của cụ Flat, với DIY Barrel, sẽ là Cask Strength rồi. với điều kiện % còn lại (khi đóng chai) tối thiểu 46%
(iiiii) Thời gian ủ :
+ Phần này, rất phức tạp. Nếu barrel của cụ :
FRENCH OAK HOGHEAD 225 LITRE, SECOND - REFILL (EX-SHERRY).
Vì là 2nd refill, nên quá trình intact của wood & rượu sẽ chậm hơn. Thông thường, với thùng 1st fill, quá trình intact khoảng 100%, nhưng chỉ còn khoảng 60% với 2nd refill & khoảng 35% với 3rd refill barrel.
Điều này, đồng nghĩa với việc thời gian ủ (mature) trong thùng 2nd refill này của cụ, cần thời gian lâu hơn.
Em cũng có suy nghĩ, thời gian nên ủ là khoảng 3 -7 năm. Khoảng dao động này, chính là cần công sức thăm, nâng cao khả năng nếm thử của cụ
Không ai biết chắc : 1 năm, 1,5 năm hay 3 năm, thậm chí lâu hơn sẽ là ngon nhất trong trường hợp này. Do vậy, duy nhất có cách thỉnh thoảng nếm thử : khoảng 1 -2 tháng/lần gì đó, đâu đó em đọc thấy thông tin này.
Hoặc cách sau đảm bảo chính xác hơn : 1 - 2 tháng/lần, cụ mời khoảng 7 – 10 cụ BSC tới, lấy rượu trực tiếp từ Barrel, nếm thử & đánh giá luôn, xem em nó release được chưa. Theo cách này, em chỉ sợ, cùng với Angle's share, sau 2 năm, chắc cụ còn khoảng 2 chai 70cl
+ Về Angle's share : khoảng 2%/năm, cụ sẽ phải đóng thuế
(thùng càng nhỏ, tỷ lệ bay hơi sẽ càng nhiều, với quarter cask, khoảng 3-4%)
VD : Với 200 lít ban đầu, sau 5 năm, cụ còn khoảng 180 lít :
200 lít – (2% * 5 năm * 200 lít)
Nhưng đúng theo cụ Malt nói, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như VN, đặc biệt ở miền Bắc, tỷ lệ Angle's share, sẽ cao hơn nhiều.
So sánh luôn với Đài Loan, rượu Kavalan nổi tiếng được chưng cất/đóng chai luôn tại ĐL, có thông tin sau :
Nhà Kavalan, các multi –storey warehouse có nhiệt độ khá cao : 27 – 42 độ C
(tầng thấp có nhiệt độ 27 & tầng trên cùng với 42 độ C). Với thời tiết độ ẩm & nắng nóng, quá trình intact của wood & rượu cùng với tỷ lệ angle's share, sẽ nhanh & lớn hơn nhiều
(so với tỷ lệ thông thường). Tại nhà Kavalan, tỷ lệ bay hơi là 12%/năm
(thay vì 2%/năm tại Scotland)
Em tạm tính : (12% * 5 năm) = 60% * 200 lít = 120 lít (angle's share, sau 5 năm ủ tại VN, điều kiện khí hậu, cứ cho là tương tự)
Vậy cụ còn 80 lít (200 – 180)
Do vậy, nhà Kavalan toàn chai ít tuổi & NAS.
Cụ còn muốn đọc tiếp không ạ ?? Nếu vẫn, cháu xin nốt phần sau
(iiiiii) Những khó khăn trong quá trình mature trong điều kiện thời tiết nóng ẩm :
+ Quá trình intact của wood, diễn ra rất dễ dàng. Do vậy thời gian ủ (mature) lâu, sẽ làm “ over”, gọi là
“ oak to over – extract”
+
“Oxidation”, quá trình tạo ra hương vị phức hợp
(complexity) của thành phần chưng cất, lại tỷ lệ nghịch với nhiệt độ - yếu tố rất quan trọng cho ra những thùng rượu chất lượng.
+
“ The subtraction of negative and ceral - type flavours from the wood”, em hiểu là quá trình wood hút các chất/mùi vị không nên có trong rượu, là quá trình đòi hỏi về thời gian. NHƯNG với khí hậu nóng ẩm như ĐL, VN,..việc ủ trong thời gian ngắn, sẽ không gặt hái được nhiều kết quả tích cực.
Em viết ra đến đây, thấy khá nhiều khó khăn, cụ Flat ạ.
Khó nhất, vẫn là thời gian ủ
(có thể kiểm soát) & nhiệt độ/vị trí đặt thùng ủ. Theo em, tốt nhất, cụ vận chuyển Barrel lên Tam Đảo hoặc Sapa
(miền Bắc) & Đà Lạt
(miền Nam). Cho em nó ngủ ở đó 5 – 7 năm, lúc gặp lại, đảm bảo cụ sẽ không nhận ra.
Điều này, nghe có vẻ buồn cười nhưng rất đúng đấy ạ. Amrut – rượu whisky rất nổi tiếng tại Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Kavalan (Đài Loan), cũng hay finish tại 1 nước khác.
Đơn cử : Amrut Herald – rượu sau khi mature tại India, được đưa tới Đảo Helgoland
(Germany) để finish đấy ạ.
hebergement image
Trường hợp cụ Flat, khỏi cần “ finish”, quan trọng là “ mature”. Đưa lên Tam Đảo, khi release, sẽ gọi là
“ KIM SƠN – TAM ĐẢO" hoặc
“ KIM SƠN – ĐÀ LẠT”
Mong các cụ nghiên cứu & chia sẻ.