Chuyện này, em đã thưa với các cụ nhiều lần, đó là có một câu chuyện lạ: Từ khoảng hai chục năm nay, có những tên gọi của đồ vật, những từ mới được dùng phổ biến v.v... lại đã đựoc ra đời và phát triển theo xu hướng "bình dân đồng hóa trung lưu", "kẻ ít học thắng người có học". Thực tế này quả lạ "xa lạ" so với rất nhiều nước khác.
Các cụ hẳn còn nhớ đầu những năm 1990s, có 1 dòng xe Honda nổi tiếng một thời có hình dáng và kết cấu, công nghệ gần như Honda Dream "lùn" của Thailand, nhưng là dòng sản xuất tại Indonesia. Em ấy có tên là Astrea, có thể tạm phát âm là Át-xơ-tri hoặc Ất-x-tờ-ri. Tuy nhiên, cánh Chợ giờ buôn xe không quen phát âm tiếng nước ngoài, nên gọi luôn em nó là A-tếch, dù chả có chút liên hệ gì với âm, hay ngữ nghĩa của từ này. Và thật lạ, toàn xã hội gọi theo luôn. Từ đó, em nó nghiễm nhiên là "A-tếch", anh nào, chị nào cũng gọi như thế, dù là anh công chức, chị phiên dịch, anh ngoại giao, chị du lịch, Tây Tàu đủ cả... cũng vẫn cứ... A-tếch.
Câu chuyện chai "Vát Trăm mùi" hay "Vát Trăm Vị" là câu chuyện điển hình thứ hai