- Biển số
- OF-390015
- Ngày cấp bằng
- 1/11/15
- Số km
- 1,318
- Động cơ
- 248,872 Mã lực
- Tuổi
- 44
Chán thực sự đấy cc ạ,cày,cày và cày,ko có thời gian cho bản thân,cho gia đình nhiều đâu
“Thấy nhiều lắm” thì vẫn chưa phải là nhiều bởi tỷ lệ 1/2 thì nó kiểu như đâu cũng phải thấy, ko được phép thấy khác vì mây tầng nào gió tầng đó, công nhân ngoài khu công nghiệp họ gánh 1 nửa số gia đình dưới 30 triệu rồi thì xung quanh cụ ko thể có gia đình có thu nhập dưới 30 triệu chứ.Cháu vẫn thấy ít, tại vì nhìn quanh thấy người thu nhập 30M nhiều lắm luôn. Kể cả người thân ở quê họ vẫn > 30 triệu.
Nhưng vẫn phải nói là thu nhập, nếu nói mỗi lương thì có lẽ cụ đúng.
Ví dụ nhiều người lương 5M nhưng thu nhập tăng thêm cỡ 30M hihi. Cháu có con em nó làm ở xã, lương 7 triệu nhưng thu nhập thực tế của nó phải 20M. Nhiều thứ khó nói lắm
Cụ tỏ ra hiểu nhưng chính cụ mới chả hiểu gì về chính sách tiền tệ của phương Tây cả.Mô tả về "lãi suất" như vậy có thể cụ không phải dân tài chính.
Lãi suất 7% ở Việt Nam, bản chất là lạm phát, chứ lãi suất mà cao hơn "Tây" chắc bọn Tây nó chuyển tiền về Việt Nam mà gửi ầm ẩm. Để chứng minh điều em nó cụ ra Ngân hàng gửi tiết kiệm bằng đô la xem lãi là bao nhiêu.
Ở Tây tiền không mất giá nên nó chỉ ở 1-2%/năm thôi.
Từ câu chuyện lãi suất dẫn đến câu chuyện mua nhà, Chính vì lạm phát nên nhà ở Việt Nam tăng chóng mặt, làm giáo viên ở Tây có thể mua nhà chứ giáo viên VN thì muôn kiếp k mua được nhà.
Một điều nữa là "tiền cho thuê nhà" luôn thấp hơn "lãi suất" ; tức là cái nhà 2 tỷ lãi suất 7%/năm thì cái nhà giá 2 tỷ cho thuê chỉ khoảng 10 tr/tháng. Bởi vì "tiền thuê nhà là 13 tr" thì ta sẽ đi vay ngân hàng 2 tỷ mua nhà, trả lãi 140 tr/năm nhưng thu về 156 tr tiền cho thuê. Vậy là ngồi chơi lãi 16 tr. Cả xã hội sẽ đổ xô đi vay tiền mua nhà.
Sau một hồi phân tích thì, lãi suất cũng xêm xêm ở Tây thôi, còn cái nhà cũng chỉ xêm xêm như ta cho ở nhờ thôi.
Ở tây, cụ thể là Đức thì không trông đợi vào lãi suất tiền gửi bank được. Ví dụ lạm phát 2022 so với 2021 là 7,9%, lãi suất tiền gửi là 2 - 3%. 9 tháng đầu năm nay đều có mức lạm phát tầm 4,5-8,7% so với cùng kỳ 2022 mà lãi suất cũng chỉ 3-3,7%. Gửi tiền như thế là mất dần. Nếu có nhiều tiền gửi thậm chí còn lãi thấp hơn.Sướng khổ thì vô cùng nhưng có 2 điểm rõ ràng ở ta sướng hơn đấy là tiền mình làm ra đến 1 mức thì bỏ bank ngồi chơi ăn lãi nghỉ hưu sớm. Của cải mình làm ra để cho con cháu.
Tây thì làm ra bỏ bank có khi cụt vốn, tài sản thừa kế thuế có khi lõm.
Vậy làm ra mà ko đc nghỉ đc hưởng như ý mình thì freedom ở đâu
Lý thuyết suông thôi cụ.
Năm 2011 tôi gửi 10 tỷ ngân hàng thì 2019 tôi có 20 tỷ. Chả cần biết cụ tính lạm phát thế nào chứ oto xe máy cơm gạo giá năm 2019 đều rẻ hơn 2011 . Trong khi đó tôi có 20 tỷ, phủ phê chả cần làm đếch j.
Ở tây có khi gửi 10 tỷ lúc đó giờ còn 5 tỷ
Tài với chả chính thua bà bán rau
Đấy là tại cụ mới ở Tây có chục năm hơn là cùng, chứ cụ nhìn lại 3-40 năm trước thì Tây cũng như ta bây giờ, lãi suất tiết kiệm 10% cũng có.Em biết chắc cụ chưa ở Tậy. Tây không bao giờ có tiền gửi bank lấy tiết kiệm như ở VN. Tây nếu có tiền nhàn rỗi thì một mua stock lấy dividend, hai là mua nhà cho thuê. Năm 2011 có 10 tỷ ở Tây mua stock, thì bây giờ trị giá 30, 40 tỷ. Hay mua căn nhà 2011 10 tỷ thì bây giờ căn nhà là 25-30 tỷ.
Em ở Tây hơn hai mươi mấy năm. Lãi suất hơn 10% chỉ có trong thởi gian ngắn đầu những năm 80 do lạm phát cao. Hai mươi mấy năm ở đây em chưa thấy ai gửi tiền tiết kiệm lấy lãi ăn cả.Đấy là tại cụ mới ở Tây có chục năm hơn là cùng, chứ cụ nhìn lại 3-40 năm trước thì Tây cũng như ta bây giờ, lãi suất tiết kiệm 10% cũng có.
Không rũ bỏ chứ chê bôi thì nhiều thứ để chê bôi lắm.Tùy vào định nghĩa như thế nào là sướng của mỗi người nhưng ở sống đâu thì cứ hưởng thụ ở đó, không nên chê bôi nơi mình đã sinh ra là được ạ
Cũng gần 1 thập kỷ (cuối 7x đến giữa 7x) lãi suất xấp xỉ 10% mà ngắn à cụ? Còn 20 năm cụ sống ở Tây cụ nhìn lại lãi suất là bao nhiêu? Với lãi suất trung bình chỉ 1-2% thì chỉ thằng ngu mới gửi tiết kiệm để lấy lãi. Nhưng cái thời mà lãi 7% trở lên (hồi 6x-8x) thì họ cũng gửi tiết kiệm nhiều. Nên cụ đừng nói Tây thì ko thế nọ thế kia.Em ở Tây hơn hai mươi mấy năm. Lãi suất hơn 10% chỉ có trong thởi gian ngắn đầu những năm 80 do lạm phát cao. Hai mươi mấy năm ở đây em chưa thấy ai gửi tiền tiết kiệm lấy lãi ăn cả.
Trông thế thôi không ít đâu ạ. Cháu có nhóm bạn 7,8 người chơi với nhau thì có cháu + 2 người ( 1 vụ phó, 1 làm dầu khí) là có mức thu nhập >30tr. Tất cả đều sinh ra ở Hà nội và có bằng đại học. Ngưỡng 40tr/1 gia đình khó vượt qua đấy, cá nhân cháu thấy đấy là cái ngưỡng.nếu ko tính bình quân thu nhập gia đình mà chỉ tính riêng người lao động thì 6% dân số có thu nhập 30M đổ lên là ít, cháu nghĩ thế.
Dân số VN là 100M, 6% thì có 6M người thu nhập từ 30M trở lên. Số đó có lẽ hơi ít ạ.
Vầng, tại nhìn xung quanh mức 20 triệu là đã thấy thấp, 30 M khá phổ biến, 40M cũng kha khá, cá biệt có 100M nên tưởng đa phần làm công ăn lương mức khá đều phải cỡ 30M đổ lên. Với cả số liệu 6M/100M thì ít chứ đâu mà gặp suốt vậyTrông thế thôi không ít đâu ạ. Cháu có nhóm bạn 7,8 người chơi với nhau thì có cháu + 2 người ( 1 vụ phó, 1 làm dầu khí) là có mức thu nhập >30tr. Tất cả đều sinh ra ở Hà nội và có bằng đại học. Ngưỡng 40tr/1 gia đình khó vượt qua đấy, cá nhân cháu thấy đấy là cái ngưỡng.
Nhìn xung quanh đã cơ bản là nhìn những người cận trên, cận dưới mình rồi mà mợ. Việt Nam có khoảng 65tr người sống ở nông thôn, 16,5tr công nhân (google) là đã 80tr/100tr người có xác suất thu nhập 20tr/1 người rất thấp rồi. 20tr còn lại được 6/20 đã hơn 1/3 rồi đấy.Vầng, tại nhìn xung quanh mức 20 triệu là đã thấy thấp, 30 M khá phổ biến, 40M cũng kha khá, cá biệt có 100M nên tưởng đa phần làm công ăn lương mức khá đều phải cỡ 30M đổ lên. Với cả số liệu 6M/100M thì ít chứ đâu mà gặp suốt vậy
Ta tiến nhanh mà bác, chí ít về mặt phát triển xã hội, thì khoảng cách ngày càng gần, thậm chí đã ngang tây.Tháng 2 năm 1996, ngày 28 Tết Bính Tý thì tôi bay sang Đức. Sang đến Đức đúng ngày đông cuối tuần, ngoài đường tuyết phủ, trời thì xám xịt, không một bóng người. Thấy sốc vì kém xa Hà Nội khoản tấp nập.
Nếu so sánh thì ở thời điểm đó và bây giờ có nhiều thay đổi thú vị:
1. Ô tô - Năm 1996 ở Đức có nhiều hơn hẳn so với Hà Nội mới chỉ nhiều các hãng taxi chứ xe gia đình chưa có mấy. Bây giờ thì xe cộ cá nhân ở Việt Nam khắp nơi đều đầy ra rồi.
2. Đường xá - Ngay cả nội thành Hà Nội lúc ấy còn đầy đường đất hoặc đường nhựa bị lấp đầy đất ví dụ như phố Láng Hạ nhà tôi lúc nào có gió mùa thì bụi như...bão cát sa mạc. Còn bây giờ thì đường trên cao, hầm chui, cao tốc, đường ven biển, xuyên núi... ở Việt Nam đã đủ cả. Dĩ nhiên là chất lượng còn nhiều bất cập nhưng rõ ràng là đã khác xưa nhiều lắm.
3. Nhà cửa - Sau gần 30 năm thì ở VN nhà 30, 40 tầng đô thị đầy ra rồi. Chứng tỏ trình độ xây dựng và nguồn lực tài chính đã tiến bộ rất xa. Trong khi ở Đức bao nhiêu năm nay chưa thấy xây thêm toà nhà cao 30, 40 tầng nào nữa. Ở thành phố Frankfurt được mệnh danh là Manhattan của nước Đức thì số toà nhà cao tầng, chủ yếu là trụ sở của các ngân hàng lớn cũng chỉ dưới con số 20 toà, đều được xây từ giai đoạn 197x - 199x. Cũng có thể cho rằng dân Đức phân bố đồng đều, xây dựng cơ bản đã ổn định nên không có nhu cầu xây nhà cao, chủ yếu xây biệt thự,... Nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có cơ hội tích lũy kinh nghiệm xây dựng các công trình loại đó nữa. Điều này cũng ảnh hưởng đến trình độ quản lý xây dựng, ví dụ điển hình là cái sân bay Berlin, lùi tiến độ 10 năm(dự kiến 2012 mà 2022 mới xong) và đội vốn gần gấp 3 (2,7 tỷ lên 8,2tỷ Euro).
4. Internet - Ngày đó ở Hà Nội bắt đầu đã có email, có trang Web, những cái tên như NetNam, VDC, Fpt,.. đã được nhắc tới đi kèm với từ khoá Internet. Đối với đại đa số người bình thường thì chắc là chỉ biết Internet qua báo chí và tivi?. Sang Đức thì tôi được trường đại học phát cho 1 địa chỉ email, nhưng mà chả biết dùng vào việc gì vì chả quen ai có email cả . Có cả tài khoản Telnet, nhưng cũng chỉ sử dụng được rất hạn chế. Thích nhất lúc ấy là được vào phòng máy của trường lướt web thoải mái. Tài liệu học tập đã có thể xem trên máy tính chứ không nhất thiết phải vào ngồi thư viện nữa.
Nhưng chỉ sau đó mấy năm thì viễn thông và internet ở Việt Nam đã tiến cực nhanh. Đến giờ này mà so sánh thì người dùng internet ở VN chả kém Đức tẹo nào. Kiếm tiền qua Internet thì chắc ở VN phổ biến hơn hẳn. Viễn thông, nhất là internet qua mạng di động thì VN tiện, rẻ và tốc độ nhanh hơn hẳn Đức.
Cuộc sống thì còn nhiều thứ nữa nhưng một vài so sánh thế để thấy rằng cuộc sống ở VN cũng không hề tệ chút nào và đang phát triển từng ngày.
Còn chuyện ai quyết định và có thể sống ở đâu thì tùy vào hoàn cảnh bản thân. So sánh sướng khổ thì có mà cãi nhau đến Tết Công Gô cũng chẳng tìm ra được câu trả lời đúng hay sai cho tất cả các cụ mợ được.
Cụ chỉ ra xem nước nào mà không lĩnh lương hưu đến khi chết đi. Thực sự tôi không nghĩ có nước nào lại chỉ cho lĩnh lương hưu đến 1 độ tuổi nào đó rồi cắt....như thế thì cực kỳ vô nhân đạo.Tuổi hưu VN 62 tuổi thọ cũng 73 ( lớp người già chết vì chiến tranh quá nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ) do đó người bình thường thoải mái sống đến 75 hay 76 tuổi! So ra bên tây hưởng hưu cũng chẳng lâu hơn VN! Mà có lẽ chỉ ở VN mới coa hưu đến chết! Nhiều nước thì lĩnh hết hưu mà vẫn chưa chết là vỡ mồm!
Em mỉa mai cái vụ trực thăng đi cứu con chó.Nếu gọi là sướng thì nếu có tiền sống ở Việt Nam sướng nhất (trốn được thuế, lách được luật, tiền can thiệp được nhiều thứ, giá cả sinh hoạt dễ chịu).
NHƯNG:
- Ốm đau thì ở Tây được chăm sóc bình đẳng không phải phong bì, phong bao cho cán bộ y tế trong Bệnh viện- không có cảnh người nhà chưa nộp tiền coc thì chưa được nhập viện .....(khi mình có BHYT)
- Nếu vì sức khoẻ mà không tìm được việc làm, ảnh hưởng đến cuộc sống thì mức sống tối thiểu sẽ được chính phủ bảo trợ- không phải phụ thuộc vào con cái, người nhà.
- Ở bển, nuôi chó cũng phải chứng minh thu nhập có thể nuôi được thêm con chó không. Trường hợp thất nghiệp lâu dài không tìm đươc việc làm thì khoản tiền thức ăn của chó cũng được hỗ trợ trong thời gian nhất định.
- ở bển Trực thăng y tế đáp xuống khu dân cư đôi khi chỉ là cấp cứu một con chó.
---
Cứ nghĩ là sống được cả 2 nơi nhưng thực tế là không thể )Em thấy giờ mọi người đang sống tại CH Séc không mấy ai so sánh sống ở đâu sướng hơn. Mà đa số mọi người đều cố gắng phấn đấu để sớm nhất có thể, được thoải mái sống cả ở hai nơi.
Thực tế như mấy cô bé đang hợp tác với em ở tiệm nails. Các cô ấy mới sang đây được 3 năm, cùng quê và nhà gần với nhau. Chồng sang trước rồi đón vợ con sang sau. Họ tâm sự và chia sẻ với nhau là vợ chồng đều thống nhất hàng tháng tiết kiệm lương của vợ (tháng ít thì khoảng 50 triệu VND) để dành dụm gửi về ngân hàng ở VN, vì lãi xuất tiết kiệm ở bên đây thấp. Lương của chồng để trả góp tiền nhà và chi phí sinh hoạt hàng tháng. Nếu còn thừa ra thì tiết kiệm tiếp.
Họ cũng chia sẻ là hai vợ chồng cố gắng đóng đầy đủ các khoản mà nhà nước Séc yêu cầu, để 7 năm nữa sẽ đệ đơn xin thêm quốc tịch Séc cho con lớn. Sau đó bố mẹ ăn theo làm thẻ xanh, đồng thời cũng làm luôn PR cho ông bà nội ngoại hai bên ăn theo cháu. Lúc đó họ có thể dễ dàng đón ông bà sang sống cùng vài tháng. Lúc đó số tiền tiết kiệm cũng cho phép họ mua nhà cửa ở Vn để có thể sống thoải mái.
Ở Vn họ cũng chỉ là những người dân bình thường, người thì là giáo viên mầm non, người thì làm công nhân may, người thì làm văn phòng nhưng thu nhập cũng không nhiều. Nhưng sang bên này thì họ cũng có thêm cơ hội để tầm 10 năm nữa sẽ thực hiện được như trên. Điều mà nếu ở VN không phải ai cũng làm được. Trong khi đó ở bên đây thì bất cứ ai, chỉ cần có sức khỏe và nghị lực là đều đạt được cả.