[Funland] Ơ, chùa Bà Đanh hóa ra có thật hả các cụ?

lmnam2003

Xe buýt
Biển số
OF-58431
Ngày cấp bằng
6/3/10
Số km
739
Động cơ
445,210 Mã lực
Quê Gấu em bên bà Đanh - Kim Bảng dưng đến giờ em vẫn thắc mắc và không biết chùa bà Đanh nào là gốc vì cũng có nhiều chùa bà Đanh, mà ảnh hưởng văn hóa Chăm ra tận ngoài miền Bắc cũng thú vị giờ em mới nghe nói. Tiện thể cụ nào thông thái giúp em phát, em đi đền Trần thì mấy bác bên đền Trần Hưng Hà - Thái Bình bảo ở đây mới là gốc đầu tiên chứ không phải bên Nam Định, đọc lịch sử 2 bên thì em cũng có đọc rồi nhưng thực sự em chưa rõ ràng lắm.
 

BienBac

Xe buýt
Biển số
OF-110546
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
647
Động cơ
395,124 Mã lực
Nơi ở
289A Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội
Nhà em cách chùa Bà Đanh có 9km, cũng nhiều lần đi qua đấy rồi mà chưa vào bao giờ cả. Giải thích tại sao có từ "Vắng như chùa Bà Đanh" em thấy chưa thuyết phục lắm. Có cụ nào biết câu này ra đời như thế nào ko?
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,391
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Quê Gấu em bên bà Đanh - Kim Bảng dưng đến giờ em vẫn thắc mắc và không biết chùa bà Đanh nào là gốc vì cũng có nhiều chùa bà Đanh, mà ảnh hưởng văn hóa Chăm ra tận ngoài miền Bắc cũng thú vị giờ em mới nghe nói. Tiện thể cụ nào thông thái giúp em phát, em đi đền Trần thì mấy bác bên đền Trần Hưng Hà - Thái Bình bảo ở đây mới là gốc đầu tiên chứ không phải bên Nam Định, đọc lịch sử 2 bên thì em cũng có đọc rồi nhưng thực sự em chưa rõ ràng lắm.
Theo Giáo sư, TSKH Phan Đăng Nhật thì:

Văn hóa Chăm ảnh hưởng tới đời sống người Việt ít nhất là từ khoảng một thế kỷ trước.

Các chùa tháp có dấu tích điêu khắc, kiến trúc Chăm có ở:
-Nhạn tháp (xã Hồng Long, huyện Nam đàn, Nghệ An), niên đai TK 7-9, hỗn dung Đường (Trung Hoa), Ấn, qua Chăm.
-Hoàng thành Thăng Long , có gạch chữ Chăm.
-Tháp Báo Thiên, xây 1057 , bên hồ Gươm, xây năm 1057, do tù binh Chiêm Thành xây.
-Chùa Báo Ân, ở Siêu Loại, được xây lại, rất nhiều thợ gốc tù binh Chăm xây chùa.

Về văn hóa, ca múa, nhạc:
-Lý Thái Tông yêu thích và giỏi âm nhạc, đã đem nhiều cung nữ Chiêm biết ca múa khúc Tây Thiên về Thăng Long, xây cung riêng cho ở.
-Năm 1060, vua Lý Thánh Tông, tự thân phiên dịch nhạc khúc và tiết cổ âm (tiết tấu bộ gõ ) của Chiêm Thành , sai nhạc công tập luyện ca hát, tấu khúc thức. Sử khen là vua sành âm luật.
-Lý Nhân Tông ngay từ nhỏ đã được học nhạc, nhạc Việt, nhạc Hoa, nhạc Chăm và xem cung nữ Việt, Chăm múa hát. Bài văn bia chùa Đọi (Duy Tiên, Hà Nam), niên đại 1121 viết: “Vua ta: tứ thơ thâu tóm thiên biến vạn hoá của Trời Đất, nhạc phổ hoà hợp âm thanh của Đường và của Phạn (Chăm, ấn”, “Vua ta tinh tường âm nhạc nước ngoài, chuyên nắm được đầu mối cốt yếu của mọi nghệ thuật (ca vũ), sau đó vua mới hoà hợp các luồng âm nhạc và vũ đạo hoà hợp các luồng âm nhạc , mà sáng tác các khúc điệu mới tân kỳ, cả ca, cả múa, cả nhạc: khúc Giáng vân Tiên tử (Tiên cưỡi mây xuống trần, Tiên dời cõi trăng sao, Phật dời đài sen báu, cùng xuống trần “nhập thế” vui chung với dân chúng ở cõi nhân gian “dồn hoà vui của thiên hạ, đêm trở thành ngày, thoả tấm lòng, con mắt của thế gian, già nay trẻ lại” (Văn bia chùa Đọi)
-Ơ chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), người ta đã tìm thấy bệ đá kê chân cột , thời Lý, mặt bên có phù điêu diễn tả hai doàn nhạc công múa hát bên cây bồ đề (tượng trưng cho Phật). Bức phù điêu rất đẹp, các vũ công múa uốn nghiêng mình giống như điệu múa trabanga của Chiêm-Ân. Phân tích từng nhạc cụ trong dàn nhạc, GS.TS Tràn Văn Khê nhận xét, nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng nhạc Chiêm-Ân hơn nhạc Hoa.
-Lý Cao Tông “đêm nào cũng sai nhạc công gãy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết, tả hữu nghe đều rơi nước mắt” (Đại Việt sử lược, q.3)
-Âm nhạc Chăm luôn gắn vói vũ đạo đa có ảnh hưởng tổng thể đến nền ca múa nhạc Việt ở Thăng Long và các vung chung quanh, nhất là vùng Bắc Ninh, quê hương nhà Lý và vùng Sơn Nam, quê hương nhà Trần. Ơ chùa Thái Lạc (Hưng Yên), niên đại Trần, trên điêu khắc gỗ, có hình ảnh vũ nữ thiên thần Apsaras (vũ nữ múa nghiêng bình hương). Nhiều đình chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ vẫn có nhưng hình điêu khắc gỗ Apsaras (vũ nũ ngồi trên thân rồng-mây uốn quanh) cho đến thế kỷ XVII.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Giống như ở trong nam hay có câu cửa miệng là "đi chắc cà đao" hiểu một cách nôm na là đi vào nơi heo hút hẻo lánh. Hồi nhỏ em cứ nghĩ đó là một câu nói thôi chứ không có địa danh ấy. Ai ngờ địa danh đó có thật. Nó nằm ở địa phận tỉnh An Giang :D
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhưng mà sao lại gọi là chùa Bà Đanh? Chùa thì chỉ thờ Phật thôi chứ sao lại thờ bà Đanh nhỉ?
 

RichHome Deco

Xe buýt
Biển số
OF-374700
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
721
Động cơ
253,740 Mã lực
Nơi ở
112 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Cụ nào biết địa chỉ ở đâu không ạ? Không biết có vắng thật không. :D
 

happyhn

Xe lăn
Biển số
OF-82098
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
11,098
Động cơ
510,350 Mã lực
Lối đi vào trại 3 Sao thì phải. Phủ Lý rẽ phải
 

3sao

Xe điện
Biển số
OF-171261
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
3,062
Động cơ
363,837 Mã lực
E vừa về quê chơi sáng nay, định tạt vào Chùa Bà Đanh review luôn cho các cụ nhưng trời mưa nên lại thôi :D
 

xich lo 29

Xe buýt
Biển số
OF-344524
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
520
Động cơ
275,200 Mã lực
theo e nghĩ là chùa thờ một bà nào đấy mà ngày sống bà ý đanh đá ,chua ngoa .k quan hệ ,giap tiếp với ai .nên lúc mất đi người dân xây chùa lên thờ bà ý, nhưng cũng k ai đến .nên mới co câu ca dao là 'vắng như chùa bà đanh'
e fun tý :đđ
 
Chỉnh sửa cuối:

duyhung666

Xe tải
Biển số
OF-305452
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
253
Động cơ
307,122 Mã lực
Như các cụ nói thì chùa Bà Đanh ko phải chỉ có 1. E thì chỉ biết mỗi cái ở Kim Bảng. Hồi sv về nhà thằng ban ở gần xi măng Bút sơn đã qua chùa chơi. Chùa rất đẹp
 

Lumia

Xe tăng
Biển số
OF-153295
Ngày cấp bằng
20/8/12
Số km
1,564
Động cơ
366,840 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm - Hà Nội
Website
www.5959.vn
Gần 30 năm trước e ngày nào cũng lang thang trước của chùa Bà Đanh. Thời điểm tiểu học Trần Quốc Toản.
Giờ trước cửa chùa là điểm đón các cháu học trường Tràng An.
Em biết duy nhất chùa Bà Đanh tại Hà Nội.
 

lexusandbmw

Xe điện
Biển số
OF-22111
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
3,214
Động cơ
523,037 Mã lực
Nơi ở
21.02783,105.852222
Cụ chủ bây giờ mới biết chùa Bà Đanh có thật à /:), e quê Kim Bảng đây, chùa này cách nhà e có 5km, hồi học cấp 3 ngày nào e cũng đạp xe qua, nhoằng cái đã hơn chục năm rồi :)
chùa này cũng biết nhưng " vắng như chùa bà Đanh trong câu kia là chùa Phúc Lâmở Tây Hồ giờ mới biết"
 

hienzm

Xe điện
Biển số
OF-127106
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
2,028
Động cơ
974,263 Mã lực
Vậy chùa này có vắng không các bác
 

motthoidenho

Xe tải
Biển số
OF-134579
Ngày cấp bằng
15/3/12
Số km
202
Động cơ
371,860 Mã lực
E vào 1 lần, cũng đông lắm cụ ah, chùa Bà Đanh ngoài HN ý :D
 

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,603
Động cơ
836,954 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Quê Gấu em bên bà Đanh - Kim Bảng dưng đến giờ em vẫn thắc mắc và không biết chùa bà Đanh nào là gốc vì cũng có nhiều chùa bà Đanh, mà ảnh hưởng văn hóa Chăm ra tận ngoài miền Bắc cũng thú vị giờ em mới nghe nói. Tiện thể cụ nào thông thái giúp em phát, em đi đền Trần thì mấy bác bên đền Trần Hưng Hà - Thái Bình bảo ở đây mới là gốc đầu tiên chứ không phải bên Nam Định, đọc lịch sử 2 bên thì em cũng có đọc rồi nhưng thực sự em chưa rõ ràng lắm.
Hưng Hà & Bảo Lộc ở hai bên bờ sông Hồng. Nhà Trần gốc từ phương bắc về định cư ở Hưng Hà , rồi sang Nam Định sinh sống. Nhà Trần phát tích làm vua sau khi về Nam Định , sau đó các đời vua Trần sau khi về hưu đều về dưỡng già tại Thiên Trường ND. Vài thông tin gửi cụ tham khảo .
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,564
Động cơ
902,558 Mã lực
Đường xuống Chùa Bà Đanh

 
Chỉnh sửa cuối:

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,391
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Giải thích về tên Bà Đanh của cố giáo sư Trần Quốc Vượng:

Thì ở Thăng Long – Hà Nội và toàn vùng châu thổ, đầy tượng Bà Banh (cứ gọi chệch là tượng Bà Đanh). Bà cứ dang tay dang háng, để lộ ra cái “trung điển nữ tính” hình tam giác lộn ngược ra, nào có sao đâu? (Ai không tin, xin cứ lên chùa Tứ Liên – Yên Phụ chẳng hạn, nhìn sau bụi cây ngâu là thấy ngay), hay “say mê” hơn, xin đi ra chùa Phả Lại là thấy “tượng Bà Đanh” ngay!

Thơ Trạng Quỳnh cũng có đấy, ông ngắm Bà Đanh (ở chùa Châu Lâm vùng Bưởi) “cũng “thích” đi, nhưng lại nổi máu “sỹ diện” cho là bà “ngứa ngáy”, quanh đây còn nhiều “bụi dứa” lắm, muốn gãi ngứa nào có khó gì!
Ông Cống, ông Trạng cứ “vờ” theo nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân”, còn Dân gian chúng tôi thì cứ “thẳng băng”.
“Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma!
Ban ngày quan lớn như cha
Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con”.

Thơ Trạng Quỳnh cụ Vượng nhắc tới trong đoạn dẫn trên là truyện này:

Tượng Bà Banh

Quỳnh nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
- Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Anh học trò thưa:
- Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, người ta gọi là tượng "Bà Banh"
- Tượng ấy hình thù như thế nào? Anh học trò có vẻ xấu hổ, nói:
- Pho tượng ấy trông kỳ cục lắm thầy ạ! Ðầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
Quỳnh bực mình hỏi:
- Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
- Thưa, "Bà Banh" dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
Một hôm, Quỳnh đến tận nơi có tượng Bà Banh để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng, lấy chầy đá quẳng đi, đoạn cầm bút đề tám câu thơ lên bụng tượng:
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng mãi đấy!
Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Ba Banh" thiêng nữa.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Nhưng mà sao lại gọi là chùa Bà Đanh? Chùa thì chỉ thờ Phật thôi chứ sao lại thờ bà Đanh nhỉ?
Cụ chỉ nói đúng Về lý thôi. Dân gian thì nhiều khi vâẫn gọi chùa mà ko phải chùa
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top