- Biển số
- OF-85465
- Ngày cấp bằng
- 16/2/11
- Số km
- 6,891
- Động cơ
- 477,887 Mã lực
Cách nhà bà ngoại E 200m nhưng em vào đc mấy lần!
Người Chăm, tù binh Chăm bị bắt ra Bắc định cư ở nhiều nơi, lập nhiều đêền thờ cuủa họ, nên ko thể nói đền nào là gốc.Quê Gấu em bên bà Đanh - Kim Bảng dưng đến giờ em vẫn thắc mắc và không biết chùa bà Đanh nào là gốc vì cũng có nhiều chùa bà Đanh, mà ảnh hưởng văn hóa Chăm ra tận ngoài miền Bắc cũng thú vị giờ em mới nghe nói. Tiện thể cụ nào thông thái giúp em phát, em đi đền Trần thì mấy bác bên đền Trần Hưng Hà - Thái Bình bảo ở đây mới là gốc đầu tiên chứ không phải bên Nam Định, đọc lịch sử 2 bên thì em cũng có đọc rồi nhưng thực sự em chưa rõ ràng lắm.
Bổ sung thêm tháp Bình Sơn (Tháp Then) ở Vĩnh Phúc e mới đi năm ngoái:Theo Giáo sư, TSKH Phan Đăng Nhật thì:
Văn hóa Chăm ảnh hưởng tới đời sống người Việt ít nhất là từ khoảng một thế kỷ trước.
Các chùa tháp có dấu tích điêu khắc, kiến trúc Chăm có ở:
-Nhạn tháp (xã Hồng Long, huyện Nam đàn, Nghệ An), niên đai TK 7-9, hỗn dung Đường (Trung Hoa), Ấn, qua Chăm.
-Hoàng thành Thăng Long , có gạch chữ Chăm.
-Tháp Báo Thiên, xây 1057 , bên hồ Gươm, xây năm 1057, do tù binh Chiêm Thành xây.
-Chùa Báo Ân, ở Siêu Loại, được xây lại, rất nhiều thợ gốc tù binh Chăm xây chùa.
Về văn hóa, ca múa, nhạc:
-Lý Thái Tông yêu thích và giỏi âm nhạc, đã đem nhiều cung nữ Chiêm biết ca múa khúc Tây Thiên về Thăng Long, xây cung riêng cho ở.
-Năm 1060, vua Lý Thánh Tông, tự thân phiên dịch nhạc khúc và tiết cổ âm (tiết tấu bộ gõ ) của Chiêm Thành , sai nhạc công tập luyện ca hát, tấu khúc thức. Sử khen là vua sành âm luật.
-Lý Nhân Tông ngay từ nhỏ đã được học nhạc, nhạc Việt, nhạc Hoa, nhạc Chăm và xem cung nữ Việt, Chăm múa hát. Bài văn bia chùa Đọi (Duy Tiên, Hà Nam), niên đại 1121 viết: “Vua ta: tứ thơ thâu tóm thiên biến vạn hoá của Trời Đất, nhạc phổ hoà hợp âm thanh của Đường và của Phạn (Chăm, ấn”, “Vua ta tinh tường âm nhạc nước ngoài, chuyên nắm được đầu mối cốt yếu của mọi nghệ thuật (ca vũ), sau đó vua mới hoà hợp các luồng âm nhạc và vũ đạo hoà hợp các luồng âm nhạc , mà sáng tác các khúc điệu mới tân kỳ, cả ca, cả múa, cả nhạc: khúc Giáng vân Tiên tử (Tiên cưỡi mây xuống trần, Tiên dời cõi trăng sao, Phật dời đài sen báu, cùng xuống trần “nhập thế” vui chung với dân chúng ở cõi nhân gian “dồn hoà vui của thiên hạ, đêm trở thành ngày, thoả tấm lòng, con mắt của thế gian, già nay trẻ lại” (Văn bia chùa Đọi)
-Ơ chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), người ta đã tìm thấy bệ đá kê chân cột , thời Lý, mặt bên có phù điêu diễn tả hai doàn nhạc công múa hát bên cây bồ đề (tượng trưng cho Phật). Bức phù điêu rất đẹp, các vũ công múa uốn nghiêng mình giống như điệu múa trabanga của Chiêm-Ân. Phân tích từng nhạc cụ trong dàn nhạc, GS.TS Tràn Văn Khê nhận xét, nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng nhạc Chiêm-Ân hơn nhạc Hoa.
-Lý Cao Tông “đêm nào cũng sai nhạc công gãy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết, tả hữu nghe đều rơi nước mắt” (Đại Việt sử lược, q.3)
-Âm nhạc Chăm luôn gắn vói vũ đạo đa có ảnh hưởng tổng thể đến nền ca múa nhạc Việt ở Thăng Long và các vung chung quanh, nhất là vùng Bắc Ninh, quê hương nhà Lý và vùng Sơn Nam, quê hương nhà Trần. Ơ chùa Thái Lạc (Hưng Yên), niên đại Trần, trên điêu khắc gỗ, có hình ảnh vũ nữ thiên thần Apsaras (vũ nữ múa nghiêng bình hương). Nhiều đình chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ vẫn có nhưng hình điêu khắc gỗ Apsaras (vũ nũ ngồi trên thân rồng-mây uốn quanh) cho đến thế kỷ XVII.
Ngay ở Hà Nội luôn, phố cạnh nhà thờ Thông ra Hồ Gươm ấy các cụ ạ, em đã vào chùa Bà Đanh rồi, nhưng giờ ko vắng nữa vì có đạo tràng tu tập ở đó.
Chùa 2 cụ nói đây là chùa Bà Đá, mới lập thời Nguyễn, nguyên lúc xây dựng phát hiện tượng Phật bằng đá, được cho là dấu tích của Chùa Báo Thiên xưa, nên gọi là chùa Bà Đá.Gần 30 năm trước e ngày nào cũng lang thang trước của chùa Bà Đanh. Thời điểm tiểu học Trần Quốc Toản.
Giờ trước cửa chùa là điểm đón các cháu học trường Tràng An.
Em biết duy nhất chùa Bà Đanh tại Hà Nội.
Ảnh hưởng văn hóa Chăm ra Đại Việt khá mạnh, đặc biệt là trên điêu khắc thời Lý - Trần, do tù binh Chăm bị bắt ra đưa vào các hiệp thợ thủ công. Chỗ Phú Thượng, và cả mấy làng ở Hoài Đức nữa đều là làng người Chăm. Garuda, Kinnari, nhạc công thiên thần, vũ nữ thiên thần... thời Lý Trần đều từ Chăm mà ra.Quê Gấu em bên bà Đanh - Kim Bảng dưng đến giờ em vẫn thắc mắc và không biết chùa bà Đanh nào là gốc vì cũng có nhiều chùa bà Đanh, mà ảnh hưởng văn hóa Chăm ra tận ngoài miền Bắc cũng thú vị giờ em mới nghe nói. Tiện thể cụ nào thông thái giúp em phát, em đi đền Trần thì mấy bác bên đền Trần Hưng Hà - Thái Bình bảo ở đây mới là gốc đầu tiên chứ không phải bên Nam Định, đọc lịch sử 2 bên thì em cũng có đọc rồi nhưng thực sự em chưa rõ ràng lắm.
Em cũng từng nghe về tháp này. Vậy mới thấy văn hóa Chăm ảnh hưởng tới người Việt khá rõ nét và có ở nhiều nơi.Bổ sung thêm tháp Bình Sơn (Tháp Then) ở Vĩnh Phúc e mới đi năm ngoái:
Vâng, cám ơn cụ.Ngày bé nghe các cụ kể... quê em (HP) cũng có, cứ gì Hà Nội, Hà Nam mới có chùa Bà Đanh. Chùa ven sông nhà em này có từ thời Lý, có ghi chép thời nhà Mạc loạn lạc còn trốn cả trong chùa này.
thế đấy cụ ạ, chán nhềƠ vẫn có người trưởng thành tin chùa Bà Đanh là không có thật ?