[Funland] Nứt trụ cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đề nghị a.c.e trên Fun có xe trọng tải lớn đi cửa kac

nhatcuongasi

Xe tải
Biển số
OF-9860
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
302
Động cơ
536,185 Mã lực
Nơi ở
Thăng Long - Hà Nội
Website
www.thigia.com
Ở Việt Nam mình lừa đảo, trộm cắp phát triển rất mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ bé lên trên. công trình bị rút ruột thế này cũng là bình thường.
Tôi cùng các bạn phản đối mạnh mẽ tệ nạn này, cùng chung tay xd một Việt Nam văn minh lịch sự.
 

nhatcuongasi

Xe tải
Biển số
OF-9860
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
302
Động cơ
536,185 Mã lực
Nơi ở
Thăng Long - Hà Nội
Website
www.thigia.com
Gió to quá!
Ở Việt Nam mình lừa đảo, trộm cắp phát triển rất mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ bé lên trên. công trình bị rút ruột thế này cũng là bình thường.
Tôi cùng các bạn phản đối mạnh mẽ tệ nạn này, cùng chung tay xd một Việt Nam văn minh lịch sự.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
http://m.vnexpress.net/thoisu/tru-cau-vinh-tuy-nut-do-co-ngot-be-tong/2953679/p0
Có câu trả lời đây này các cụ, nhưng nhìn vết nứt em ko tin là do co ngót bê tông
"Không ảnh hưởng đến chịu lực của trụ..." ok! nhưng tuổi thọ sẽ giảm nhanh do cốt thép bị oxy hóa nhanh.


“Trụ H22 vẫn bảo đảm khả năng khai thác an toàn” - văn bản do ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội, gửi Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng và chủ tịch UBND TP Hà Nội vào chiều cùng ngày khẳng định. Theo ông Tân, sau khi kiểm tra trụ H22, đoàn công tác đã họp bàn và đi tới thống nhất biện pháp xử lý vết nứt theo hướng bơm keo bảo vệ cốt thép, lớp trong và tiếp tục theo dõi.
 
Chỉnh sửa cuối:

_Boeing_

Xe tăng
Biển số
OF-171330
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
1,340
Động cơ
352,520 Mã lực
Nơi ở
55 PĐP HN
Có phướng án lấy keo gắn lại rồi,chưa chi báo chí đã làm rùm beng lên,
 

Haisaoviet

Xe buýt
Biển số
OF-201543
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
575
Động cơ
325,730 Mã lực
Ở Việt Nam mình lừa đảo, trộm cắp phát triển rất mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ bé lên trên. công trình bị rút ruột thế này cũng là bình thường.
Tôi cùng các bạn phản đối mạnh mẽ tệ nạn này, cùng chung tay xd một Việt Nam văn minh lịch sự.
Cụ định phản đối theo cách nào ạ
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,152 Mã lực
Hết thời gian bảo hành rồi
 

hako

Xe tăng
Biển số
OF-294657
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,953
Động cơ
327,080 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở Việt Nam mình lừa đảo, trộm cắp phát triển rất mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ bé lên trên. công trình bị rút ruột thế này cũng là bình thường.
Tôi cùng các bạn phản đối mạnh mẽ tệ nạn này, cùng chung tay xd một Việt Nam văn minh lịch sự.
Thợ cầu bọn e buồn nhất là gặp phải loại người này.
Nếu trong nghề xd vất vả nhất là thợ cầu, nguy hiểm nhất cũng là thợ cầu. Không cây cầu lớn nào thoát khỏi tai nạn thương tâm. Nóng 38-40 độ, công nhân đứng trên trụ cầu hàn cắt, Rét 7-8 độ vẫn đứng ở giữa sông làm việc, để bỏ đi các chuyến phà kéo theo sự lạc hậu phía bờ "Bên kia" có mồ hôi và cả máu của người thợ cầu.
Nếu làm xd người ta có thể bớt thoải mái, thì trong xd cầu không ai nghĩ chuyện bớt xén cả, vì tĩnh tải của cầu lớn, đủ sức phá hoại kết cấu ngay khi chưa kịp bàn giao, sử dụng.
Nếu nói ăn trộm ăn cắp chắc các cụ chưa bao giờ làm cầu. Mà chỉ là làm cống nhỏ thôi.
 

nhatcuongasi

Xe tải
Biển số
OF-9860
Ngày cấp bằng
19/9/07
Số km
302
Động cơ
536,185 Mã lực
Nơi ở
Thăng Long - Hà Nội
Website
www.thigia.com
Giờ chúng nó tham nhũng kinh thật, mà rất là công khai.
Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình

Làm phép tính sẽ thấy, một năm ta chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo 3,5 tỷ USD, tương đương giá trị... 77 sân vận động Mỹ Đình.

Tiếp tục với đề tài dài hơi Chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí đã triển khai cuối năm 2013 và đầu 2014, chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu như một góc nhìn tham chiếu.Con số giật mình
Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cung cấp cho báo chí, Quỹ xóa đói giảm nghèo của VN trong giai đoạn 2011-2013 đạt mức 120 nghìn tỷ đồng/năm (khoảng 5,5 tỷ USD).
Việt Nam hiện nay có từ khoảng 500 nghìn đến 3 triệu hộ nghèo theo nhiều nguồn khác nhau. Đa số các hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn, nơi thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 4,2 triệu đồng/người/năm.
Thử làm một phép tính nhỏ, nếu lấy 120 nghìn tỷ đồng/năm chia cho tổng số 500 nghìn hộ nghèo ở Việt Nam, sẽ ra kinh phí hàng năm để giúp một hộ thoát nghèo là 240 triệu đồng, tức 20 triệu đồng/hộ/tháng.
Nếu chia bình quân cho một hộ cơ bản bốn thành viên, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo nhận hỗ trợ sẽ là 5 triệu đồng/người/tháng. Tức là gấp 10 lần chuẩn nghèo ở thành thị (500 nghìn đồng/người/tháng) và lớn hơn của thu nhập bình quân đầu người của nông dân.
Kết quả sẽ thay đổi nếu chúng ta chia cho 3 triệu hộ nghèo theo thông tin từ một nguồn khác. Nhưng con số 240 triệu đồng như trên có vẻ phù hợp với thông tin do Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cung cấp cho báo Đại đoàn kết ngày 29/9/2013 là 180 triệu đồng/hộ/năm, chia từ nguồn quỹ 90 nghìn tỷ đồng/năm trước 2011.
Ảnh minh họa Tiền thực sự đã đi đâu?
Nếu thực sự hàng tháng, các hộ nghèo nhận được 20 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Quỹ xóa đói giảm nghèo, thì chúng ta xem như đã cơ bản xóa nghèo vĩnh viễn cho toàn bộ các hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thừa nhận của thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, mỗi năm số tiền người nghèo tiếp cận được chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/hộ, tức là bằng 4% - 6% tổng số tiền Quỹ trích ra để chăm lo cho mỗi hộ. Câu hỏi đặt ra là 94% nguồn tiền còn lại hàng năm của Quỹ được sử dụng cho mục đích gì?
"Bộ máy quản lý các chương trình, dự án giảm nghèo quá đồ sộ", Thứ trưởng Đặng Huy Đông tiếp tục thông tin. "Tỷ lệ chi cho hành chính, sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo huy động được. Còn mức chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm hơn 36%." (Báo Đại đoàn kết) Tức là chi phí để vận hành cả một bộ máy xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện đang ở mức 75,6 nghìn tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 3.5 tỷ USD.
Như vậy, để mỗi hộ nghèo tiếp cận được 15 triệu đồng/năm, Quỹ phải chi cho bộ máy vận hành là 150 triệu đồng. Có nghĩa, cứ mỗi 1 đồng người nghèo được nhận thì 10 đồng được trả cho bộ máy này!
Nguyên tắc của xóa đói giảm nghèo là trao cho người nghèo cần câu chứ không phải cho họ con cá. Chính vì thế, việc duy trì một bộ máy hành chính để giúp người dân phát triển vốn làm ăn, tay nghề để tự bản thân họ thoát nghèo và chấm dứt việc hỗ trợ tài chính từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhưng liệu tỷ lệ 1 trên 10 như hiện nay có thực sự là lý tưởng và hiệu quả?
Nên nhớ, 15 triệu đồng/năm chỉ là số tiền người nghèo tiếp cận được, chứ không phải là số tiền thực tế được chi trực tiếp đến người nghèo. Nói như vậy nghĩa là số tiền trên bao gồm cả những chi phí cho việc đào tạo, cấp vốn, hỗ trợ việc làm, giáo dục, đời sống... cho người nghèo.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc người nghèo tiếp cận nguồn vốn quá thấp như hiện nay là do các địa phương cũng sử dụng nguồn tiền xóa đói giảm nghèo để đầu tư cho những dự án phát triển vùng, dự án nông nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng. Điều này thoạt nghe có vẻ hợp lý, vì sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu người nghèo bắt đầu làm ăn ở những vùng mà điện, nước, trường học, bệnh viện đều thiếu hụt.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, số tiền dành cho xây dựng, phát triển nông thôn, nông nghiệp là một mục rất quan trọng được Quốc hội thông qua hàng năm khi phê duyệt ngân sách quốc gia. Câu hỏi đặt ra là, nếu như các địa phương sử dụng nguồn tiền xóa đói giảm nghèo để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dự án nông nghiệp tại địa phương thì nguồn ngân sách hàng năm cho việc này được dùng vào việc gì?
Vấn đề này được chính các Đại biểu Quốc hội đại diện cho những tỉnh nghèo nêu ra. Chẳng hạn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành thuộc đoàn Lạng Sơn, từng ví von việc nhiều địa phương đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng đều tính vào đầu tư xóa đói giảm nghèo là hình thức "4-5 người ăn một con gà, nên chỉ có một con gà nhưng được tính thành 4-5 con gà."(Báo Đầu tư)
Nói dễ hiểu hơn, 4-5 hóa đơn đã được đưa ra để thu lại từ ngân sách nhà nước cho cùng một bữa ăn. Đáng tiếc rằng câu hỏi trên đã không được giải trình thỏa đáng, hoặc nếu có thì đã không được thông tin đến các cử tri.
Không thể phủ nhận những thành tựu mà chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu không có một quan điểm kinh tế nào có thể giải thích cho hiện tượng đã nêu và những con số kể trên là thật, thì có thể khẳng định Việt Nam đang chứng kiến một sự lãng phí hàng năm lên đến con số hàng trăm nghìn tỷ đồng.
77 sân vận động Mỹ Đình
Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần mở một cuộc điều tra cụ thể và toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam hiện nay. Ngay cả việc Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ thì cũng không thể biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn nguồn vốn như hiện nay.

Bởi vì để đạt được thành tựu đó, có vẻ như Việt Nam đang đánh đổi cả sự phát triển về kinh tế lẫn ổn định chính trị, khi chỉ số nợ công của Việt Nam theo nhiều dự báo đã lên đến 95% GDP.
Để kết thúc bài viết, tác giả muốn đưa ra một vài con số để tham khảo.Tổng chi phí xây dựng SVĐQG Mỹ Đình vào thời điểm 2003 là 52 triệu USD, tức khoảng 65 triệu USD vào năm 2013. Tổng chi phí dự kiến để xây dựng hệ thống đường sắt metro ở TPHCM là khoảng 5 tỷ USD.
Làm phép tính, ta sẽ thấy một năm chúng ta đã chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo (3,5 tỷ USD) tương đương giá trị 77 sân vận động Mỹ Đình và gần 75% hệ thống đường metro ở TPHCM. Có lẽ chỉ có những nhà kinh tế học mới có thể biện minh thỏa đáng cho hiện tượng này, vì đối với những người dân, không một suy nghĩ thông thường nào có thể giải thích được cho sự lãng phí khủng khiếp kể trên.
Theo Lê Nguyễn Duy Hậu
 

tranthanhtuong

Xe tăng
Biển số
OF-191017
Ngày cấp bằng
23/4/13
Số km
1,214
Động cơ
340,467 Mã lực
Nơi ở
DỪNG LÀ NHÀ - NGẢ LÀ GIƯỜNG
Cái này là trong giới hạn cho phép - Em xin cầm đèn chạy trước ô tô ạ.
 

tranthanhtuong

Xe tăng
Biển số
OF-191017
Ngày cấp bằng
23/4/13
Số km
1,214
Động cơ
340,467 Mã lực
Nơi ở
DỪNG LÀ NHÀ - NGẢ LÀ GIƯỜNG
Lờ đờ nhà mình là siêu quản lý nên phí quản lý cũng thuộc dạng siêu luôn.

Giờ chúng nó tham nhũng kinh thật, mà rất là công khai.
Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình

Làm phép tính sẽ thấy, một năm ta chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo 3,5 tỷ USD, tương đương giá trị... 77 sân vận động Mỹ Đình.

Tiếp tục với đề tài dài hơi Chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí đã triển khai cuối năm 2013 và đầu 2014, chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu như một góc nhìn tham chiếu.Con số giật mình
Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cung cấp cho báo chí, Quỹ xóa đói giảm nghèo của VN trong giai đoạn 2011-2013 đạt mức 120 nghìn tỷ đồng/năm (khoảng 5,5 tỷ USD).
Việt Nam hiện nay có từ khoảng 500 nghìn đến 3 triệu hộ nghèo theo nhiều nguồn khác nhau. Đa số các hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn, nơi thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 4,2 triệu đồng/người/năm.
Thử làm một phép tính nhỏ, nếu lấy 120 nghìn tỷ đồng/năm chia cho tổng số 500 nghìn hộ nghèo ở Việt Nam, sẽ ra kinh phí hàng năm để giúp một hộ thoát nghèo là 240 triệu đồng, tức 20 triệu đồng/hộ/tháng.
Nếu chia bình quân cho một hộ cơ bản bốn thành viên, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo nhận hỗ trợ sẽ là 5 triệu đồng/người/tháng. Tức là gấp 10 lần chuẩn nghèo ở thành thị (500 nghìn đồng/người/tháng) và lớn hơn của thu nhập bình quân đầu người của nông dân.
Kết quả sẽ thay đổi nếu chúng ta chia cho 3 triệu hộ nghèo theo thông tin từ một nguồn khác. Nhưng con số 240 triệu đồng như trên có vẻ phù hợp với thông tin do Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng cung cấp cho báo Đại đoàn kết ngày 29/9/2013 là 180 triệu đồng/hộ/năm, chia từ nguồn quỹ 90 nghìn tỷ đồng/năm trước 2011.
Ảnh minh họa Tiền thực sự đã đi đâu?
Nếu thực sự hàng tháng, các hộ nghèo nhận được 20 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Quỹ xóa đói giảm nghèo, thì chúng ta xem như đã cơ bản xóa nghèo vĩnh viễn cho toàn bộ các hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thừa nhận của thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, mỗi năm số tiền người nghèo tiếp cận được chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/hộ, tức là bằng 4% - 6% tổng số tiền Quỹ trích ra để chăm lo cho mỗi hộ. Câu hỏi đặt ra là 94% nguồn tiền còn lại hàng năm của Quỹ được sử dụng cho mục đích gì?
"Bộ máy quản lý các chương trình, dự án giảm nghèo quá đồ sộ", Thứ trưởng Đặng Huy Đông tiếp tục thông tin. "Tỷ lệ chi cho hành chính, sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo huy động được. Còn mức chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm hơn 36%." (Báo Đại đoàn kết) Tức là chi phí để vận hành cả một bộ máy xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện đang ở mức 75,6 nghìn tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 3.5 tỷ USD.
Như vậy, để mỗi hộ nghèo tiếp cận được 15 triệu đồng/năm, Quỹ phải chi cho bộ máy vận hành là 150 triệu đồng. Có nghĩa, cứ mỗi 1 đồng người nghèo được nhận thì 10 đồng được trả cho bộ máy này!
Nguyên tắc của xóa đói giảm nghèo là trao cho người nghèo cần câu chứ không phải cho họ con cá. Chính vì thế, việc duy trì một bộ máy hành chính để giúp người dân phát triển vốn làm ăn, tay nghề để tự bản thân họ thoát nghèo và chấm dứt việc hỗ trợ tài chính từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhưng liệu tỷ lệ 1 trên 10 như hiện nay có thực sự là lý tưởng và hiệu quả?
Nên nhớ, 15 triệu đồng/năm chỉ là số tiền người nghèo tiếp cận được, chứ không phải là số tiền thực tế được chi trực tiếp đến người nghèo. Nói như vậy nghĩa là số tiền trên bao gồm cả những chi phí cho việc đào tạo, cấp vốn, hỗ trợ việc làm, giáo dục, đời sống... cho người nghèo.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc người nghèo tiếp cận nguồn vốn quá thấp như hiện nay là do các địa phương cũng sử dụng nguồn tiền xóa đói giảm nghèo để đầu tư cho những dự án phát triển vùng, dự án nông nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng. Điều này thoạt nghe có vẻ hợp lý, vì sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu người nghèo bắt đầu làm ăn ở những vùng mà điện, nước, trường học, bệnh viện đều thiếu hụt.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, số tiền dành cho xây dựng, phát triển nông thôn, nông nghiệp là một mục rất quan trọng được Quốc hội thông qua hàng năm khi phê duyệt ngân sách quốc gia. Câu hỏi đặt ra là, nếu như các địa phương sử dụng nguồn tiền xóa đói giảm nghèo để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dự án nông nghiệp tại địa phương thì nguồn ngân sách hàng năm cho việc này được dùng vào việc gì?
Vấn đề này được chính các Đại biểu Quốc hội đại diện cho những tỉnh nghèo nêu ra. Chẳng hạn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành thuộc đoàn Lạng Sơn, từng ví von việc nhiều địa phương đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng đều tính vào đầu tư xóa đói giảm nghèo là hình thức "4-5 người ăn một con gà, nên chỉ có một con gà nhưng được tính thành 4-5 con gà."(Báo Đầu tư)
Nói dễ hiểu hơn, 4-5 hóa đơn đã được đưa ra để thu lại từ ngân sách nhà nước cho cùng một bữa ăn. Đáng tiếc rằng câu hỏi trên đã không được giải trình thỏa đáng, hoặc nếu có thì đã không được thông tin đến các cử tri.
Không thể phủ nhận những thành tựu mà chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu không có một quan điểm kinh tế nào có thể giải thích cho hiện tượng đã nêu và những con số kể trên là thật, thì có thể khẳng định Việt Nam đang chứng kiến một sự lãng phí hàng năm lên đến con số hàng trăm nghìn tỷ đồng.
77 sân vận động Mỹ Đình
Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần mở một cuộc điều tra cụ thể và toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam hiện nay. Ngay cả việc Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ thì cũng không thể biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn nguồn vốn như hiện nay.

Bởi vì để đạt được thành tựu đó, có vẻ như Việt Nam đang đánh đổi cả sự phát triển về kinh tế lẫn ổn định chính trị, khi chỉ số nợ công của Việt Nam theo nhiều dự báo đã lên đến 95% GDP.
Để kết thúc bài viết, tác giả muốn đưa ra một vài con số để tham khảo.Tổng chi phí xây dựng SVĐQG Mỹ Đình vào thời điểm 2003 là 52 triệu USD, tức khoảng 65 triệu USD vào năm 2013. Tổng chi phí dự kiến để xây dựng hệ thống đường sắt metro ở TPHCM là khoảng 5 tỷ USD.
Làm phép tính, ta sẽ thấy một năm chúng ta đã chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo (3,5 tỷ USD) tương đương giá trị 77 sân vận động Mỹ Đình và gần 75% hệ thống đường metro ở TPHCM. Có lẽ chỉ có những nhà kinh tế học mới có thể biện minh thỏa đáng cho hiện tượng này, vì đối với những người dân, không một suy nghĩ thông thường nào có thể giải thích được cho sự lãng phí khủng khiếp kể trên.
Theo Lê Nguyễn Duy Hậu
 

NAM BH

Xe máy
Biển số
OF-307599
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
53
Động cơ
300,770 Mã lực

luckyhiro

Xe điện
Biển số
OF-107636
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
3,577
Động cơ
422,592 Mã lực
Nơi ở
クイニョン
Em đã trả nhời trên đài báo là ko ảnh hưởng gì rồi mờ, còn mấy cây cầu nữa có ai cấm các cụ / mợ đi đâu :P
 

Hamvui001

Xe buýt
Biển số
OF-54785
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
983
Động cơ
456,500 Mã lực
Cửa kac là cửa gì thế ?
 

Why_Me

Xe tăng
Biển số
OF-83555
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
1,095
Động cơ
421,488 Mã lực
Gì chẳng có lý do của nó. Chuẩn bị lại do Xe quá tải trọng, thời tiết, mưa bão...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top