Đây là điển hình của khả năng đọc hiểu có vấn đề, hoặc là quá định kiến không muốn hiểu.
Việt Nam cần công nghiệp hóa là vì nông nghiệp VN lạc hậu, chứ nếu là nông nghiệp hiện đại được công nghiệp hóa cao độ như phương Tây và Nga thì nói làm gì?
Làm gì có cái nào là vinh quang hay không? Và mỗi nước xuất khẩu cái gì, bao lâu là tùy vào thế mạnh từng nước, và cái này cũng thay đổi theo từng thời điểm. Mỹ từng xuất khẩu tài nguyên thô rất kinh, sau đó thay đổi, rồi bây giờ lại quay lại. Canada, Úc cũng là cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô.
Bác nói Mỹ xuất nguyên liệu thô, sau đó "đi lên", thế hóa ra bây giờ Mỹ quay lại xuất nguyên liệu thô là "đi xuống" à?
Cái mà tôi nói trong bài, đó là không thể căn cứ vào mặt hàng mà xác định ai là "thuộc địa" ai là "chính quốc" được, mà phải dựa vào vị thế của họ trong cán cân thương mại. Nếu 2 bên mua bán có vị thế bình đẳng thì họ là bình đẳng, ai có ưu thế cao hơn sẽ chiếm áp đảo, và nếu chênh lệch quá lớn thì cướp luôn, khỏi cần mua, giống thời thực dân vậy.
Còn về sự thịnh vượng của người dân, thì tôi đã nói ở bài post trang trước rồi, GDP trên đầu người không phản ánh đúng. GDP PPP thì chính xác hơn, vì nó tính đến giá cả mỗi nơi. Giá 1 bát cơm, 1 cái bánh mì mỗi nơi khác nhau. Nhưng ngay cả thể, GDP, GDP đầu người, hay GDP PPP thì cũng chỉ là kiến thức phổ thông phổ cập đại chúng, đánh giá 1 quốc gia không đơn giản thế.
Còn nếu bác cứ khăng khăng cho rằng Nga chỉ như Malaysia hoặc Trung Đông thì cứ việc. Ừ, thì cứ coi như chiều bác, Nga còn thua mấy bọn đó, thỏa mãn chưa?