Nói về Nga thì không nói về Ukraine hay Belarussia là hơi thiếu.
Nhân vụ nước Uy kiên nát bét khi Maidan và cuộc Maidan phiên bản Belarussia thất bại mới đây hãy xem cách điều hành của Belarussia 1 chút.
Hệ thống kinh tế của Belarus, gìn giữ gia sản cho đời sau của Sa Hoàng Trắng.
Một đặc điểm chung của các quốc gia hậu Xô Viết là việc hình thành các đầu sỏ chính trị (Orligrachs), một tầng lớp siêu giàu hình thành từ việc mua rẻ các tài sản quốc gia thông qua quan hệ thân hữu dưới vỏ bọc của chương trình "Tư nhân hóa".
Tại Belarus, ngay từ năm 1991, ngay cả khi chưa tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống thật sự, nhóm quan chức cầm quyền cũng đã bắt đầu lên kế hoạch xẻ thịt các doanh nghiệp thuộc hệ thống công nghiệp cực kỳ quy mô của nước này. Kết quả của các động thái đó là luật "Hủy bỏ và tư nhân hóa tài sản nhà nước ở Cộng hòa Belarus" đã ra đời vào ngày 19/01/1993, mở đường cho việc tư nhân hóa hàng loạt và biến Belarus thành phiên bản thứ hai của "Nước Nga Yeltsin".
Tuy nhiên, mọi việc thay đổi đột ngột ngay vào cuối năm 1993, bắt đầu bằng việc Alexander Lukashenko, khi đó đang là Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng của Quốc hội Belarus cáo buộc 70 quan chức cấp cao của chính phủ về tội tham nhũng, ăn cắp quỹ nhà nước cho mục đích cá nhân. Trong số các cá nhân bị buộc tội, có cả Stanislav Shushkevich, nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Belarus khi đó. Cuộc tranh chấp quyền lực kết thúc vào năm 1994, khi Lukashenko đắc cử trong cuộc bầu cử tống thống Belarus đầu tiên.
Nắm được quyền lực trong tay, Lukashenko đã ngừng chương trình tư nhân hóa bằng nhiều cách khác nhau và vận hành hệ thống kinh tế của nước này theo kiểu "Chủ nghĩa xã hội thị trường", trong đó nhà nước vẫn sở hữu và vận hành các cơ sở kinh tế cùng hệ thống doanh nghiệp quan trọng và đóng vai trò chính trong điều tiết nền kinh tế. Trên thực tế, nguyên tắc này vẫn không thay đổi cho đến nay dù Lukashenko cũng đã tiến hành một số nới lỏng trong quy định về cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp để xoa dịu phương Tây và thu hút đầu tư vào năm 2008. Hệ quả của việc này là Belarus không trải qua giai đoạn hỗn loạn của tư bản hoang dã như tại Nga và đồng thời cũng không xuất hiện các Orligrach mạnh mẽ chi phối ngược lại nền chính trị, mà chỉ xuất hiện các Orligrach yếu ớt trong các ngành dịch vụ và công nghiệp nhẹ, làm vệ tinh cho quyền lực của nhà nước Belarus và bị chính trị chi phối.
Ông Vladimir Peftiev được coi là người giàu nhất của Belarus và tạm được coi là một Orligrach của nước này. Tài sản của Vladimir Peftiev ước tính khoảng 1 tỷ USD, chỉ tương đương với Orligrach giàu nhất của Armenia, một quốc gia hậu Xô Viết khác có GDP chỉ bằng 1/5 của Belarus. Công việc làm ăn trên danh nghĩa của Vladimir Peftiev chỉ loanh quanh những ngành dịch vụ và công nghiệp nhẹ như xồ số, bia rượu, phần mềm,... và thu nhập chính của ông được cho là buôn vũ khí do nhà nước Belarus sản xuất đến các thị trường như Triều Tiên, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc... Dĩ nhiên, ông không thể làm việc đó nếu không có sự hậu thuẫn của tổng thống Lukashenko. Thậm chí ông đơn giản được xem là người đứng tên và pháp nhân để lãnh án trừng phạt của Mỹ, EU thay cho tổng thống Belarus. Vì vậy, ông còn có một biệt danh triều mến là "Cái ví của Lukashenko".
Người giàu thứ hai của Belarus là ông Yury Chyzh, một doanh nhân sinh năm 1963. Ông có vài thành công lẻ tẻ trong ngành nước giải khát và xây dựng, tuy nhiên thu nhập chính là từ việc nhập khẩu, chế biến và tái xuất dầu thô giá ưu đãi nhập từ Nga. Với quan hệ tốt giữa hai nước, từ lâu Nga hàng năm đều bán cho Belarus một lượng dầu miễn thuế rất lớn, Belarus sẽ bán lại cho các nước khác phần lớn số dầu này để ăn chênh lệch và nó chiếm khoảng 10% GDP của nước này, dù gần đây Nga đang muốn xem xét lại việc này. Vì vậy sự giàu có của Yury Chyzh vẫn phụ thuộc vào mối quan hệ tốt với Nga và cái gật đầu của Lukashenko.
Di sản hiện nay của Lukashenko không chỉ là một mối quan hệ cân bằng nhất có thể giữa phương Tây và Nga, mà còn là một hệ thống cơ sở kinh tế do nhà nước sở hữu thoát được quá trình tư nhân hóa một cách hoang dã vào thập niên 90. Đó là một chiếc bánh ngon lành mà những người đã hụt mất nó vào năm 1993 vẫn đỏ mắt từng ngày mong sự kết thúc của "chế độ Lukashenko". Như chính lời Lukashenko nói khi trả lời phỏng vấn báo chí Ukraine vào tháng 08/2020: "Không có Orligrach nào ở Belarus và sẽ không có chừng nào tôi còn là tổng thống. Cơ cấu chính phủ phải tách biệt với doanh nghiệp. Chúng tôi có một hệ thống rất nghiêm ngặt để chống tham nhũng, một hệ thống khắc nghiệt.".
-------------------------
On Monday, Switzerland joined the EU sanctions against Belarusian citizens and firms believed to support dictatorship. Most of these firms belong to Vladimir Peftiev. Belarusian and international media often portray him as having a significant role in the regime....
belarusdigest.com
Belarus strongman Alexander Lukashenko is learning that there's an inherent danger in being so closely tethered to Vladimir Putin's Russia.
intpolicydigest.org
The Belarusian leader stated: “There are no oligarchs in Belarus and there will be none as long as I am the president. The government structure must be separate from business. We have a very strict system in place for fighting corruption, a harsh system.”
eng.belta.by