- Biển số
- OF-71782
- Ngày cấp bằng
- 29/8/10
- Số km
- 112
- Động cơ
- 445,661 Mã lực
- Nơi ở
- Long Biên, Hà Nội
- Website
- duhocebt.edu.vn
Em hóng và mơ để có dc chuyến đi như bác chủ
Em trộm nghĩ không biết bác có chủ quan quá không khi nói câu này. Em thì nghĩ tay Tin hói này hơi bị ghê răng đấy bác ạ... Chẳng biết có đúng không.Chả mấy nước Nga sẽ đc Sir Pu kéo về ngang Viet Nam.
Đọc xong đoạn này của cụ , như em ra khỏi sân bay tìm ngay em Nga 18 tuổi giao lưu giao tình cảm, thể hiện tình yêu đất nước họĐây là chuyến bay ngày nên bọn tôi cũng gà gật dek ngủ được mấy. Thế nhưng nhoằng phát cung đã tới nơi.
Sân bay được hân hạnh đón tiếp bọn tôi là sân bay Domodedovo (MK đọc đau hết cả mồm, đến giờ tôi cũng không chắc là mình viết tên cái sân bay này có đúng không nữa)
Xuống tới nơi, trên đường ra quầy làm thủ tục hải quan có mấy bà nhân viên sân bay người Nga ( Dek hiểu sao bọn này toàn tuyển bà già, nhìn mất cả cảm tình) hỏi chúng tôi: "Vietnam?" chúng tôi "Yes". Bà già gật gù; "This way" và đưa tay chỉ cho tất cả người Việt vào một phòng riêng làm thủ tục nhập cảnh.
OMG!!! từ bé đến giờ, đi đến trên 30 nước, lần đầu tiên quốc tịch VN của tôi được người ta trọng vọng đến thế. Mời hẳn vào phòng riêng, làm thủ tục riêng. Đúng là anh em đồng chí tốt, uh nước Nga là hậu duệ, thừa kế của Liên Xô mà, phải đối xử tốt với những người anh em chứ. Người Vietnam bao giờ chẳng có tình yêu sâu đậm với nước Nga. Ngay cả khi TQ đưa HD 981 vào Biển Đông, Nga chẳng nói gì thậm chí còn chuẩn bị tập trận chung với TQ thì rất nhiều người Việt vẫn yêu Nga với một tình yêu bất diệt. Sang đây mới biết tình đồng chí tốt thế nào, được đi cửa riêng, vào phòng riêng, làm thủ tục riêng với phần còn lại của thế giới. Hãnh diện quá còn gì.
Với suy nghĩ như thế tôi ngẩng cao đầu, môi nở nụ cười, miệng lẩm bẩm hát bài Kachiusa bước vào phòng làm thủ tục Hải quan.
Nhưng, cái nồi gì thế này??? một sự lộn xộn trước mắt tôi. Người dân Vietnam chen chúc nhau lên trước chỉ sợ mình không làm thủ tục sớm thì nước Nga nó bay mất không bằng. Đứng sau tôi là một ông có vẻ là cán bộ cỡ bự sang bên này dự Hội nghị Apec thì phải, miệng lẩm bẩm, phải có cửa riêng chứ....một lúc sau cô thư ký chạy ra nói gì với nhân viên sân bay. Thế là đoàn Apec có cô thư ký và ông sếp mất hút.
Có vẻ như các bạn Hải quan Nga soi khá kỹ (chẳng biết soi cái cmg luôn). Thi thoảng lại bấm cái đèn đỏ trên đầu quầy. Thế là có một anh mặc sắc phục mặt hằm hằm vào dẫn người nhập cảnh đi sang một chỗ khác. Số người bị dẫn đi khá nhiều, tôi ước chừng phải tới gần 1/2 số người nhập cảnh bị dẫn đi. Số tôi vốn nhọ, do cái tên trùng với nhiều người quá. Chắc trong đó lại có thằng cùng tên có lệnh truy nã quốc tế, nên những quốc gia nào soi kỹ thì 100% tôi "được" vào phòng riêng đợi check lại. Nhìn tình hình Hải quan Nga soi kỹ thế này tôi chắc 100% bị dính rồi. Y như rằng xếp hàng khoảng hơn 1h nữa thì tôi đến lượt vào làm thủ tục. Nặn ra một nụ cười với câu nói " Dờ đát xờ vui che" với anh HQ. Nhưng đáp lại là một bộ mặt vô cảm. Soi soi một hồi thì anh ta bấm cái nút, thế là cái đèn đỏ nó quay tít mù. Một em gái Nga xinh đẹp ra dẫn tôi đi theo em ấy.
Đi vòng qua chỗ phần còn lại của thế giới làm thủ tục tôi thấy họ đã làm gần xong, trong khi phòng làm cho VN còn rất đông và lộn xộn. "Oh My God" hóa ra sự thật là đây. Họ dồn Vietnam vào một chỗ để tra xét, để hoạnh họe chứ đâu phải lòng tốt như tôi đã lầm tưởng.
Đi vòng qua đến một chỗ khoảng chừng 10m2, em gái Nga xinh đẹp bảo tôi đứng đó chờ và cầm hộ chiếu vào trong phòng. Lúc này trong cái diện tích khoảng 10m2 ấy có khoảng gần 20 đồng bào của mình cũng đang bị ách lại, đứng chờ như tôi. Ai nấy đều mệt mỏi vì sau khi bay 9h đồng hồ, đứng chờ làm thỉ tục hơn 1h đồng hồ nữa thì được câu lưu vào đây. Tất cả chỗ này có 3 cái ghế nhựa, nên không đủ cho người ngồi. Thế là mọi người ngồi xổm, thở ngắn than dài mệt mỏi.
Khoảng 20-30' một lần họ cầm HC của một vài người ra. Đọc tên, ai có tên thì hú lên mừng rỡ đi theo họ tiếp tục làm thủ tục nhập cảnh. Còn ai chưa có tên lại đứng, ngồi vật vờ chờ đợi.
Tôi mất hơn 1h nữa thì người ta cũng gọi đến tên. Cầm cuốn HC ra làm thủ tục nhập cảnh lại. Em HQ xinh đẹp đóng cho cái dấu cái rụp rồi lia trên mặt bàn, như người ta quăng một khúc xương cho chó. Mặt lạnh tanh, tay chỉ vào lối cho tôi đi vào. Tổng cộng tôi mất đến gần 3h đồng hồ mới ra được khỏi chỗ làm thủ tục Hải quan
Tôi cũng đi khá nhiều nước, cái ấn tượng vơí mỗi quốc gia là những gì ta được tiếp xúc đầu tiên. Nếu bạn đi hãng hàng không của họ thì các tiếp viên chính là bộ mặt của đất nước họ. Còn không, nơi nhập cảnh, các bạn Hải quan chính là bộ mặt của một quốc gia. Hải quan Nga là thế, đại diện cho bộ máy công chức Nga: Lạnh lùng, soi xét và có cơ hội thì vòi tiền hối lộ
Bà con ngồi vật vờ trong lúc đợi check hộ chiếu
Tháng 10 là đẹp nhất bác nhé. Tuy nhiên bắt đầu lạnhCụ nào có kinh nghiệm đi du lịch Nga làm ơn cho em hỏi đi Nga xem mùa thu vàng vào tháng mấy là đẹp nhất ạ? Tháng 9 hay tháng 10 hay tháng 11 ạ?
Đọc đến đây em lại nhớ tới hình ảnh của Piôt đại đế trong truyện của Puskin: giản dị, dân dã, đốt thuốc như khói tầu tây, có thể trèo tít cột buồm như Hanuman cùng những ng thợ Hà Lan để khắc phục sự cố. Đáng buồn là các Sa hoàng thời nay k chịu học tập theo cụ Piôt, có khi còn chả biết Piốt là là ai.Cải cách
Có lẽ trong lịch sử thế giới hiếm có ông vua nào như Peter Đại đế. Ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề về nghi lễ. Ông sớm nhìn ra nhwungx hạn chế, yếu kém của nước Nga thời bấy giờ, nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng, người Nga vốn bảo thủ, tự cho mình là văn minh nhất thế giới ( đến giờ vẫn thế) nên họ tự mãn với cái tầm nhìn hạn hẹp của họ. Nếu không có Peter quyết tâm cải cách thì có lẽ nước Nga cũng giống nhà Thanh bên Trung hoa sau này, cúi đầu để cho các liệt cường xâm chiếm. Cũng chỉ vì cái tâm lý tự mãn cá nhân cái gì cũng cho mình là nhất.
Peter Đại đế có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là Sa hoàng đầu tiên đi ra nước ngoài. Trong khi các Hoàng đế tây Âu đi lại thăm thú và bắt tay với nhau từ rất lâu rồi thì các Sa hoàng trước đó chưa từng bao giờ thoát khỏi lũy tre làng của mình. Cái này tôi thấy Nga giống Trung Quốc, các Hoàng đế trung hoa cũng chẳng bao giờ đi đâu. Thậm chí đi trong nước cũng là đi ăn chơi, hưởng thụ, sa đọa kéo theo rất nhiều người phục dịch và tốn kém. Như Tùy Dạng Đế và thậm chí cả Càn long là ví dụ điển hình. Nhưng Peter đi nước ngoài để học hỏi cái hay, cái văn minh của châu Âu, thừa nhận sự yếu kém lạc hậu của nước Nga cho thấy sự cầu thị và tầm nhìn của ông khác xa với đa số người Nga thời đó thậm chí còn hơn xa hẳn những kẻ bây giờ suốt ngày dùng hình ảnh của ông để làm biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Đại Nga, nhưng thực sự thì không phải thế.
Ông sang Hà lan, lừa lừa tách đoàn trốn đi. Nhưng không phải trốn đi chơi gái như mấy ông vua Trung hoa mà ông trốn đi, giấu thân phận của mình đi để xin vào làm thợ mộc ở một xưởng đóng tàu.
Sang Anh, ngoài những nghi thức tiếp đón, thăm thú Hải quân Anh – mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Ông lang thang tìm những người tài, người có trình độ, tri thức gạ gẫm họ về làm việc cho nước Nga và ông tuyển được 60 người Anh như thế. (Trong cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 Anh là cường quốc về khoa học công nghệ). Chính vì tuyển nguời nhiều phải nuôi, phải mua các vật dụng phụ tùng khí tài để về nước còn có cái mà làm việc, mà tiền thì nước Nga làm gì có. Thế là ông cắn răng ký vào thỏa thuận cho phép người Anh đem thuốc lá qua Nga bán Free duty và không hạn chế vùng bán. Điều này về sau các Giáo chủ Chính thống giáo kêu ông rất nhiều.
Về nước, việc đầu tiên ông làm một chuyện động trời là gọi tất cả các tướng lĩnh, boyar, quan lại, giáo sĩ đến. Đích thân ông cầm con dao cạo ra cạo râu từng người một. Chỉ có Giáo chủ là thoát, còn ông nào ông đấy mặt nhẵn như chùi. Đọc đến đây các bác bảo em là “ chuyện đó có gì ghê gớm đâu, cạo râu tóc là chuyện quá bình thường” nhưnng xin thưa với các bác là xã hội Nga thời đó nó rất khác bây giờ. Từ xưa đến nay Chính thống giáo luôn coi việc cạo râu là bẩn thỉu, tội lỗi. Các giáo chủ thường rao giảng như sau
Các bác thử tượng tượng xem, mấy trăm năm quen với khái niệm đó, nếp sống đó mà nay miệng, cằm lộ ra. Mọi người nhìn nhau như từ trên trời rơi xuống vậy. Khiếp đảm, lo âu, sợ hãi vì bộ râu dài ngày xưa thường được coi là biểu tượng của Đức tin và lòng tự trọng nay nhẵn như chùi đương nhiên là họ sợ hãi. Ai cũng ngại ngần sợ hãi khi thói quen bị thay đổi đúng không các bác?
Còn Peter thì Tây hóa hơn, ông cho bộ râu là lạc hậu, bảo thủ, thiếu văn minh và làm trò cười cho phương Tây. Ông muốn tự tay tấn công bắt đầu từ những cái hủ tục nhất, truyền thống nhất. Ông ra lệnh cho Đại nguyên soái Shein cho quân đội đi cạo râu những người trong nước.
Việc này được luật hóa, mọi công dân Nga ngoại trừ giới tăng lữ và nông dân, ai cũng phải cạo râu. Quân lính được lệnh cạo râu bất kỳ người nào họ gặp, dù địa vị của nguwoif đó cao đến đâu cũng phải chấp hành. Lúc đầu những người này còn hối lộ cho quân lính để không phải cạo râu. Nhưng hối lộ thằng này thì lại gặp thằng khác, lại phải hối lộ, thế có mà phá cmn sản.
Sau cùng Sa hoàng ra một luật mới, ai muốn mang râu cũng được, nhưng phải trả thuế hàng năm cho bộ râu của mình. Những người này được cấp một cái huy hiệu đeo vòng qua cổ để chứng minh bộ râu mình mang trên người là hợp pháp. Dần dần những người mang râu lại bị kỳ thị, nhất là đứng trước mặt Sa hoàng thường làm ông nổi giận nên họ không có cửa thăng tiến. Cuối cùng cắt cmn bộ râu đi là xong
Xong việc râu tóc, ông quan tâm tới quần áo. Ông bắt các boyar thay hoàn toàn trang phục của mình sang kiểu tây Âu. Lại tiếng kêu khóc rầm trời. Từ xưa đến nay nguời Nga quen mặc quần áo lụng thụng. Áo thêu bên trong chèn vào quần. Quần cũng lụng thụng, chèn vào trong giày bốt với mũi cong lên. Bên ngoài mặc thêm áo nhung or bằng vải satin, vải thêu kim tuyến với tay áo rất dài và rộng. Khi đi ra ngoài, người Nga còn khoác thêm một áo choàng dài bằng vải nhẹ (trong mùa hè) viền lông thú (trong mùa đông) với cổ đứng hình vuông. Hai tay còn dài hơn áo trong thòng xuống tới gót chân.
Với cái quần áo như thế thử hỏi để làm việc trong xưởng đóng tàu, điều khiển thuyền, hay diễu hành đánh đấm làm sao? Chưa kể sang tây Âu họ nhìn ngắm, cười cợt chỉ chỏ vào những người Nga như những thằng hề, hoặc kẻ quê mùa. Nên Peter lại quyết tâm thay đổi.
Lần này ông cũng tự tay cầm kéo cắt ông tay áo của các boyar, tướng lĩnh. Ông cũng luật hóa chuyện ăn mặc này, đầu tiên bắt toàn bộ những người Nga chuyển sang mạc trang phục kiểu Hungary hoặc kiểu Đức. Tiếp theo có luật cấm mang giầy ống cao cổ và kiếm dài kiểu Nga. Quân lính được lệnh gặp ai còn mặc quần áo kiểu Nga bất kể quý tộc hay tướng lĩnh đều phải quỳ xuống để người lính xén vạt áo. Thật là một sự sỉ nhục những người mang quần áo truyền thống kiểu Nga.
Tiếp theo ông cải cách về niên lịch. Trước đây người Nga dùng thứ lịch riêng của họ chẳng hiểu tính thế nào nhưng thời Peter họ tính là cỡ năm 7200 gì đấy. Và họ bắt đầu năm mới vào khoảng 1/9. Việc này đem lại sự bất lợi cho việc giao thương với Tây Âu.. thế là ông thay đổi bắt đầu từ ngày 1/1/1700 ( theo tây Âu) ông cho dùng lịch mới và đón năm mới theo lịch này
Khổ nỗi người Nga luôn bảo thủ, dốt nát cho rằng họ là tất cả thế giới. Họ cho là Thượng đế không thể tạo ra thế giới trong mùa đông giá buốt, vì nếu thế thì Adam được sinh ra sẽ chết cóng. Peter đem bản đồ thế giới đến, giải thích cho dân chúng là nước Nga không phải tất cả của thế giới. Trong lúc nước Nga mùa đông thì nơi khác là mùa hè. Hơn nữa ông bắt buộc các nhà cửa phải trang hoàng và chúc tụng nhau trong dịp 1/1 và nhà thờ phải rung chuông cầu nguyện trong khoảnh khắc giao thừa.
Về tài chính tiền tệ. Trước đây người dân Nga dùng đồng Kopek, chất lượng và kích thước khác nhau rất nhiều. Khi người ta cần tiền lẻ, lấy dao chặt đồng kopek ra thành đồng lẻ. Khi sang Anh, tham quan xưởng đúc tiền của Hoàng gia Anh Peter nhận thấy muốn lớn mạnh, thương mại phái triển, nhà nước phải năm lấy quyền kiểm soát và đúc tiền để có lượng tiền mặt đầy đủ. Thế là về nước ông đổi tiền, đúc loại tiền to hơn, đẹp hơn làm bằng đồng cùng một kích thước để thay thế cho đồng Kopek. Sau đó ông dùng bạc đúc ra đồng tiền có mệnh giá cao hơn cứ 100 đồng kopek đổi được 1 đồng đó. Thế là đồng ruble ra đời.
Chính sách thuế má cũng thay đổi. Để lấy tiền phục vụ cho chiến tranh với Thụy điển và xây dựng Saint Petersburg . Ông chia nước Nga ra làm 8 tỉnh, giao cho thống đốc các tỉnh này những quyền hành gần như tuyệt đối. Nhưng muốn tồn tại họ phải đảm bảo được nguồn thu thuế.
Ông cho lập Bệnh viện nhân dân ở Moskva, nhân dân được chữa bệnh miễn phí. Ông cũng cấm bọn lang băm đi bán thuốc dạo linh tinh mà chỉ các cửa hàng y dược mới được bán. Đặc biệt ông cấm giết trẻ sơ sinh vì lý do dị tật ( trước đây khi trẻ sơ sinh dị tật nguời ta thường làm cho nó ngạt thở ngay khi được sinh ra)
Để đảm bảo an ninh, ông cấm mang vũ khí và nghiêm cấm việc thách đấu, đấu kiếm tay đôi vốn là thời thượng của châu Âu thời bấy giờ. Qua việc này ta mới thấy mặc dù hấp thụ gần như toàn bộ văn minh tây Âu, nhưng ông cũng biết chọn lọc những cái gì không tốt thì không áp dụng.
Ông cho cải cách chữ viết cho giản tiện hơn, bỏ những câu từ cổ, sáo rỗng. Ông cho in sách giáo khoa Hình học, Văn học và các sách lịch sử ca ngợi những anh hùng nước ngoài như Alexander Đại đế... điều này thật sự là một cải cách lớn. Vì từ xưa đến nay người Nga họ chỉ tôn thờ anh hùng dân tộc của họ mà rất ít khi coi trọng người ngoài.
Tiếp tục ông cho in những tờ báo chủ yếu đưa tin tức từ chiến trường. Nhưng ông cũng kiểm soát báo chí chặt chẽ, biến báo chí thành cái loa tuyên truyền chống những luận điệu thù địch đối với ông
Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Ông cho xây dựng nhà hát nhân dân ở Mockva và mời nhà quản lý người Đức đến quản lý nhà hát. Đồng thời cho vợ mình là nữ hoàng Catherine đến chỉ huy dàn dựng các vở nhạc kịch mang đậm chất Nga.
Ông bỏ bớt mọi nghi lễ rườm rà, phiền phức cho nguwoif dân. Năm 1701 ông ra sắc dụ rằng thần dân không cần quỳ gối và phủ phục trước đấng quân vương. Ông bỏ luật bắt người dân bỏ mũ ra kể cả giữa mùa đông giá rét khi đi qua hoàng cung. Bất kể Sa hoàng có trong đó hay không.
Chế độ thi đua khen thưởng cũng được thay đổi. Từ trước tới nay cứ thưởng cho ai là Sa hoàng cấp đất, phong tước.... Peter học theo tây Âu, ông làm những cái Medal. Đặt tên là huân chương Saint Andrey là phần thưởng danh dự cao nhất mà Sa hoàng ban tặng cho những người có công với đất nước.
Bộ mặt đời sống, xã hội, tâm linh của nước Nga thay đổi từng ngày. 5 năm sau (1705) những nguời châu Âu đến nước Nga họ cảm thấy không còn lạc lõng nữa, và người Nga đi ra ngoài cũng không bị chê là quê mùa, kỳ dị nữa.
Cải cách xã hội xong, Peter bắt ta vào cải cách các lực lượng vũ trang. Bắt đầu từ quân cấm vệ.
Vốn có ấn tượng không tốt với quân cấm vệ từ trước, nên khi cải cách Peter tìm mọi cách giải tán bọn kiêu binh này. Nhưng giải tán bọn này không dễ, chúng cũng bật lại, chạy ra ngoài chống lại Sa hoàng. Cuối cùng cũng có đổ máu. Trong số 2.000 quân Cấm vệ nổi loạn có tới 1.200 người bị hành quyết, vợ con họ bị đuổi ra khỏi Moskva đày sang Siberia và hầu hết đều chết trên đường di chuyển.
Giải quyết xong cái gai sau lưng ( bọn cấm vệ) ông quay sang cải cách quân đội.
Như trên tôi đã nói quân đội Nga cho đến trước thời Peter đại đế là quân đội lạc hậu nhất châu Âu, do con người, vũ khí, khí tài quá kém. Cấp sĩ quan chỉ huy thì tham nhũng, khai khống tên binh sĩ để lấy lương mua rượu vodka uống. Có những đơn vị đến 1/3 là quân số ma. Những binh sĩ còn lại thì tinh thần chiến đấu kém cỏi, cầm chai rượu là chính cầm súng là phụ. Quần áo thì lụng thụng, vũ khí lạc hậu...
Peter thay đổi cấp chỉ huy, cải tiến vũ khí (nhờ những người Anh khi ông sang Anh thuê về) mua thêm vũ khí, và quan trọng nhất ông phát triển hải quân.
Trước thời Peter quân đội Nga hoàn toàn không có Hải quân. Vì họ làm gì có cảng biển. Cả nước Nga rộng lớn như thế chỉ có mỗi một cảng biển là Arkhangelsk một năm chỉ dùng được 3 tháng mùa hè còn lại là đóng băng. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đúng thật, nước Nga thoát được đường nào ra biển? Xuống phía nam thì gặp ngay đế quốc Ottoman hùng mạnh. Chính Peter cũng mấy lần đem quân xuống Azov đánh nhưng toàn thua và bỏ hẳn ý định mở con đường ra biển từ hướng này. Nhận thấy không thể phát triển mà không có Hải quân. Những nước có ngành hằng hải mạnh là những cường quốc trong quá khứ (Tây ban nha, Bồ đào nha, Hà lan) và hiện tại ( Anh, Pháp). Họ đánh chiếm khắp nơi, thuộc địa được mở ra khắp thế giới. Ngày càng giầu mạnh, không chịu làm con gấu ngủ đông, nằm một chỗ. Vậy là Peter quyết tâm xây dựng Hải quân Nga
Nhưng con đường phát triển Hải quân của nước Nga chỉ còn duy nhất con đường ra biển Baltik. Cũng va phải đế quốc rất mạnh là Thụy điển – Bà chúa miền bắc. Peter khôn khéo và quyết tâm. Ông chiếm lấy vùng đầm lầy khu vực sông Neva đổ ra biển và xây dựng lên thành phố Saint Petersburg.
Trong cuộc chiến với Thụy điển, có những lúc ông tan tác như ở Golovchin, Pruth. Nhưng ông không nản chí, rút kinh nghiệm, xây dựng lại quân đội, chỉnh đốn hàng ngũ thuê những sĩ quan chỉ huy giỏi hơn và cuối cùng cũng đem đến chiến thắng Pultowa vĩ đại. Thật sự tôi đánh giá chiến thắng Pultowa này còn cao hơn những cuộc chiến sau này như Cuộc chiến chống Napoleon.... vì nó đánh dấu sự khởi đầu của một đế quốc mới chuyển mình theo kịp phương tây và vươn lên ngang hàng với các cường quốc lớn trên thế giới.
Tuy là Sa hoàng, nhưng tính ông giản dị bỏ qua nghi lễ, ăn mặc xuyền xoàng. Xe ngựa đi lại của ông cũng nhỏ, kém xa hoa và bình dân đến nỗi một người nước ngoài nhận xét rằng: “Với cỗ xe của Sa hoàng tồi tàn đến mức không một thương nhân danh giá nào muốn ngồi lên một cái xe như thế”. Ông thường tự do đi giữa dân thường, hòa mình với họ hỏi han họ...Thế mà ngày nay có kẻ muốn làm Peter mới, cũng muốn làm Sa hoàng, PR bản thân đến mức lố bịch, nhưng đến khi tôi đi ở Mockva thấy cấm toàn bộ đường cho hắn đi làm về nhà thì mới thấy rằng so với Peter đại đế thì không đáng nằm dưới gót giầy của ngài
Một ngày ông làm việc từ 12-16h. Ông dậy rất sớm từ 4h sáng, đọc báo cáo. Ăn sáng xong rồi gặp các bộ trưởng. Rồi qua bộ Hải quân làm việc từ 2-3 tiêng. Quay về nhà, làm việc trên máy tiện ( ông này thích kỹ thuật) rồi ăn trưa. Sau bữa trưa ông làm việc với các trợ lý riêng của mình rồi ra đường lúc 4h chiều. Ông ra đường, đi lang thang tay cầm theo quyển sổ để ghi chép các ý tưởng. Buổi tối ông đi thăm viếng bạn bè hoặc đến úy lạo các buổi họp mặt cộng đồng những người nước ngoài ở Nga.
Đi Pháp về ông học hỏi theo họ, giải phóng phụ nữ ra khỏi 4 bức tường, ông cho phép mở tiệc và khuyến cáo vợ con những nguời được mời cùng tham dự. Ông giải phóng phụ nữ ra khỏi những tư tưởng bảo thủ của chính thống giáo Nga. Ông khuyến khích những người phụ nữ chửa hoang đẻ con và nuôi con. Cấm các hành động phân biệt đối xử với phụ nữ chửa hoang.
Ông thành lập các bảo tàng: Sinh học, Lịch sử, nghệ thuật... và đặc biệt để khuyến khích dâ chúng đến để nâng cao dân trí ông không hề bán vé, thu tiền mà dùng tiền quốc khố ra duy trì cho những hoạt động đó. Nhưng cống hiến quan trọng nhất của ông cho giới trí thức của nước Nga chính là Viện Hàn lâm khoa học mà cho đến tận bây giờ vẫn là cơ quan tri thức cao cấp nhất nước Nga. Việc thành lập Viện hàn lâm khoa học chỉ diễn ra trước khi ông mất 1 năm
Về thương mại, ngoài việc mở đường ra biển Baltik ông cũng cho mở các con đường thương mại đến Ba tư, Trung hoa. Nhưng do 2 quốc gia này không cởi mở nên giá trị trao đổi các hàng hóa thương mại cũng không cao và dần dần những con đường thương mại này cũng không phát triển được.
Peter đại đế không muốn những triều đại sau này nhớ đến mình như người đi xâm chiếm lãnh thổ, mà ông luôn nhận mình là nguời cải tổ cho nước Nga. Thế nhưng bây giờ chế độ độc tài của Teen hói lại lấy ông làm biểu tượng cho chủ nghĩa Sô Vanh, nhăm nhe xâm chiếm và nuốt đất của các quóc gia nhỏ hơn, chỉ muốn quàng thòng lọng vào cổ các dân tộc bé hơn như thời Soviet đã làm. Nếu không hiểu kỹ về Peter đại đế thì ngay cả dân Nga chính gốc cũng dễ bị bịt mắt lắm
Pugatsôp- lãnh tụ nông dân khởi nghĩa bác ạ.Tôi không biết tiếng Nga nên không thể đọc được đây là người tù nào. Nhưng tôi đoán rất nổi tiếng vì nhìn cái tượng sáp này vẫn thấy vẻ mặt khí phách hiên ngang lắm. Mặc dù bị ngồi ở trong cái cũi
]