Các công trình bên trong Kremlin cũng là Nhà thờ, Cung điện, bảo tàng, phòng hòa nhạc..... Nhưng trong này có 2 di tích quan trọng nhất là Thánh đường Sophia và Tháp thiên niên kỷ của Nga.
Như tôi đã nói. Năm 998 Yaroslav đồng ý cho Chính thống giáo ( Orthodox) được hoạt động ở nước Nga. Chính thống giáo mang đến cho nước Nga những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, khoa học vô cùng to lớn. Có Chính thống giáo vào rồi thì phải xây thánh đường cho họ. Vậy là Yaroslav ra lệnh xây Thánh đường Sophia vào năm 1040. Và đây là nhà thờ Chính thống giáo đầu tiên trên đất Nga và đương nhiên là cổ nhất nước Nga cho đến bây giờ.
Nhìn bên ngoài Thánh đường Sophia không hào nhoáng, không lung linh và thậm chí chỉ được dát vàng 1 chóp củ hành trong 5 chóp củ hành mà nó có. Trái ngược với hầu hết các Thánh đường ở Nga đều được dát vàng toàn bộ các chóp củ hành. Nhưng đến với Chúa thì đâu cần phải quá hoành tráng. Tất cả những cái hào nhoáng bên ngoài thì chỉ để phục vụ cho con người. Còn Đức Chúa thì đâu có hưởng được những cái đó đúng không các bạn. Tiếc là có nhiều kẻ sống dựa vào Đức Phật, Đức Chúa lại luôn mồm đi giảng đạo đức trong khi bản thân mình thì lại cầu danh lợi. Xem ra việc rũ bỏ được phàm trần để chuyên tâm thờ Chúa, Phật không phải điều dễ. Nên câu
“Chiếc áo choàng không làm nên thầy tu” tôi thấy rất tâm đắc
Thánh đường thì phải có Thánh tích. Trong khi các quốc gia phát triển trước họ lấy mất hết các thánh tích( Thập ác, đinh, khăn phủ mặt, dây xích...) của Chúa Jesus rồi thì Thánh đường Sophia lại có một thánh tích đặc biệt khác.
Bên trong Thánh đường này còn lưu giữ bức tranh Virgin of the sign ( em tạm dịch là Đức Mẹ hiển linh). Đây là bức tranh không quá lớn nhưng nó lại mang một thánh tích đặc biệt.
Chuyện là vào năm 1170 4 vị hoàng tử của các công quốc: Suzdal, Smolensk, Murom và Polotsk. Sau khi chén tạc, chén thù hết mấy chai Vodka buồn buồn ngẫu hứng bàn nhau là phải đánh một công quốc nào đó cho thiên hạ biết mình là ai. Khổ lắm mấy ông này trẻ nên húng chó đem quân dân đi đánh nhau giết nguời mà cứ như trò đùa. Bàn tính một hồi chẳng biết đánh ai, cuối cùng thấy Novgorod ( đang theo chính thể cộng hòa) à thằng này khác với mình. Tự nhiên lại đẻ ra một cái chính thể quái dị. Nâng một tuần rượu nữa thế là quyết định
“ Đánh”
Và vị hoàng tử của Suzdal được bầu là đứng đầu liên minh đánh Novgorod. Quân kéo đi và vây hãm Novgorod hùng hậu lắm nhưng khổ nỗi Chúa không đứng về phía họ mà lại đứng về chính thể Cộng hòa ( Chúa cũng thích Cộng hòa chăng?)
Ngài Tổng giám mục Novgorod lúc giờ là Ivan cũng chỉ biết đóng cửa Thánh đường Sophia cầu Chúa che chở cho người dân trước quân xâm lăng. Cầu nguyện mệt quá ngài thiếp đi thì được nghe một giọng nói là
“ Hãy đến nhà thờ trên đường Iilyine và mang biểu tượng của Đức Mẹ vào trong thành”
Cũng chẳng biết trong hoàn cảnh bị vây hãm đến 1 con kiến cũng không chui lọt nhưng làm sao mà Đức Tổng giám mục thoát ra được và mang Bức tranh ĐỨc Mẹ này vào thành
Lúc bấy giờ tình cảnh của Novgrod bi đát lắm. Quân lính thì mất hết nhuệ khí, chẳng thiết đánh đấm. Trong khi kẻ địch bên ngoài thì hò hét uống rượu. Mấy vị Hoàng tử bắt đầu tính chuyện chia chác của cải, gái đẹp trong thành nào thì
“ Con đấy mông cong mày để tao”, “ Tao phải lấy bằng được quả cầu vàng trên tay lão chủ tịch Veche” hay “Vùng đất này là tao chiếm, mày chiếm vùng bên kia sông Volkhov nhé....” Nói chung sự sụp đổ của thành Novgorod chỉ tính bằng giờ.
Khi Đức Tổng giám mục mang dấu hiệu của Đức Mẹ về thì kỳ lạ thay. Những người lính Novgorod đã buông vũ khí lại đứng dậy, họ thấy ánh sáng của Thiên Chúa đã soi rọi tới họ, “mặt trời chân lý đã chiếu qua tim”. Họ đồng lòng hô
“Sát Thát” à quên
“Sát Suzdal”
Quân xâm lăng lúc này đang mải rượu chè. Thấy thế thì ngạc nhiên lắm. Cho rằng bọn Novgorod này bị khùng rồi. Và lấy tên ra bắn như mưa vào thành. Những nguời lính Novgorod lần lượt ngã xuống dưới mũi tên. Đức Tổng giám mục lo lắm, ngài bèn ôm biểu tượng của Đức Mẹ vào ngực trên lớp áo Phelonion của ngài. Và thật kỳ lạ những giọt nước mắt từ biểu tượng Đức Mẹ chảy ra.
Thế là quân xâm lược đang chiến thắng bỗng nhiên bị mù và quay sang đánh lẫn nhau. Nhiệm vụ của quân Novgorod thật đơn giản, chỉ đi vào chiến trường bắt tù binh và thu dọn xác chết.
Novgorod đứng vững được trước họa xâm lăng cho đến khi Ivan đệ tam sát nhập họ vào Mockva. Lúc bấy giờ thì chắc Chúa không ở bên Novgorod nữa.
Bức tranh đó đây, ảnh ăn cắp trên mạng và chưa được kiểm chứng.
Do trong nhà thờ cấm chụp ảnh nên tôi chỉ xếp hàng đứng xem như thế này chứ kho chụp được