[Funland] Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính hôm 11-11-1960

Melania

Đi bộ
Biển số
OF-469196
Ngày cấp bằng
9/11/16
Số km
9
Động cơ
200,390 Mã lực
Tuổi
54
Theo thuyết nhân quả thì TTh Ken bật đèn xanh cho việc thay ngựa giữa dòng dẫn đến cái chết của anh em ông Diệm, kết quả là cả 2 anh em nhà Ken cũng nối đuôi nhau đi theo. Thế mới thấy anh em ông Diệm chết thiêng thế nào.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Những nghề sau đây em chưa từng làm việc, dùng phương pháp loại trừ các cụ có thể đoán tiếp:
1) Viên chức chính phủ
2) Quân đội
3) Ngoại giao
4) Ban tổ chức TW
5) An ninh (kể cả CIA như một số cụ nghi ngờ) và nói luôn, cái tạng em không làm được việc này mà cũng chẳng ai dại dột tuyển mộ em
6) Thông tấn xã Việt Nam
7) Tuyên huấn, Tuyên giáo các thể loại
8) Sử học: các thể loại từ cổ tích Nguyễn Đổng Chi đến khảo cổ của Nguyễn Lân Cường, Phạm Huy Thông...
9) Bộ Văn hoá, Thông tin, Du lịch...
10) Lưu trữ Quốc gia, Thư viện. Vợ em từng làm việc ở Thư Viện, nhưng em chẳng nhờ được vẩy móng tay
11) Bảo tàng

Cụ nghĩ xem còn ngành nào thống kê hết ra, trúng đâu em báo luôn
đoán thì nhức đầu lắm, nhưng cụ Ngao chắc là trong số may mắn được nhận nhiều ưu đãi của chế độ, được cho đi du học châu Âu không mất tiền.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Thực ra cuộc đảo chánh này, không phải Mỹ không biết, cái chính là họ muốn dằn mặt TT Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu thôi.
Lúc này, khi phần nào đấy đã chắc chân, ông Diệm và ông Nhu cố gắng tạo nên một VNCH độc lập hơn, ít phụ thuộc vào Mỹ.
Trong cuộc đảo chánh này, thực ra vai trò của ông Trung tướng Nguyễn Chánh Thi không có gì đâu.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Năm 1967, ông Loan sau khi giết chết ông Đại tá Phạm Ngọc Thảo, lưu đày ông Thi sang Mỹ, thực ra thì ông Thi còn may lắm,vì được ông Ðại sứ Lodge và tướng William Westmoreland nói giùm, chứ như hồ sơ thì ông Loan yêu cầu " cho giải ngũ" ( một ám hiểu ngầm hiểu là thủ tiêu) thì ông có yêu cầu đại úy Thuận, thuộc nha An Ninh Quân ĐỘi, nghiên cứu lại hồ sơ vụ đảo chánh này. Đại úy Thuận giao hồ sơ cho em đọc và trình lên.
Lúc này, thì ông Loan đã nghi ngờ ông Trần Kim Tuyến, tức là tại sao lại để xảy ra vụ đảo chánh, vai trò ông Tuyến thế nào.
Hồ sơ bao gồm rất nhiều, đến nay em không nhớ rõ, có mấy chi tết quan trọng như vầy:
- Biên bản cuộc điều tra của Đại Tá Trần Khắc Kính và bản cáo trạng ngày 5.7.1963 của Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt, xét xử ông Nguyễn Chánh Thi và các tướng lãnh tham gia vụ này.
Theo báo cáo đại tá Kính, đáng chú ý có một bản mật báo của Thiếu tá Đỗ Huệ, nha ANQĐ, kèm theo là một lá thư do các nhân viên kiểm duyệt thư tín đã phát hiện được. Lá thư này do một cô nữ sinh tên Oanh ở Đà Nẵng gởi cho một người bạn ở Sài Gòn, nội dung đại khái như sau: Ông chú của Oanh được một số người mời tham gia đảo chánh. Họ hứa nếu thành công, chú Oanh sẽ được làm Tổng Trưởng Quốc Phòng. Vậy Oanh muốn hỏi chị là chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng có lớn bằng Tổng Thống không?
 

Nửa Bánh Mì

Xe buýt
Biển số
OF-461828
Ngày cấp bằng
16/10/16
Số km
520
Động cơ
208,000 Mã lực
Tuổi
36
Ô, đọc rồi cháu mới biết ông Nguyễn Tường Tam cũng khí phách thật, trước cháu toàn bị hiểu ông là thành phần *********, ôm chân Tàu Tưởng. Cảm ơn cụ Ngao.
Giai đoạn trước 1945 Nhất Linh đúng là ôm chân tàu tưởng còn gì?
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,853
Động cơ
1,035,970 Mã lực
Đúng là tính hóng của người Việt đã có từ lâu rồi, giờ con cháu kế thừa phát huy rực rỡ (trong đó có em đang đặt dép ngồi nghe cụ Ngao5 kể chuyện). Cảm ơn cụ.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Đại tá Kính đã giao cho Ty An Ninh Quân Đội Đà Nẵng điều tra vụ này. Căn cứ vào địa chỉ ghi trên bì thư, nhân viên An Ninh Quân Đội tìm ra cô Oanh là con gái của ông Nguyễn Chánh Thân, Trưởng Ga Đà Nẵng. Ông Thân là anh ruột của ông Nguyễn Chánh Thi.
Cô Oanh bị bắt, sau khi lấy lời khai của cô Oanh, nhân viên An Ninh Quân Đội đã bắt ông Nguyễn Chánh Thân để thẩm vấn. Ông Thân cho biết, trong một chuyến đi công tác tại miền Trung, ông Thi có ghé thăm gia đình ông và cho biết có nhiều tổ chức đã đến rủ rê ông làm đảo chánh lật đổ chính quyền ông Diệm, nhưng ông còn phân vân.
Ông Thân cho biết ông đã hết sức ngăn cản ông Thi. Ông đã nói với ông Thi rằng trước Hiệp Định Genève 1954, ông mới là Trung Úy, Đại Đội Trưởng một đại đội Comando, sau đó trở thành Ngự Lâm Quân của Bảo Đại ở Đà Lạt…, thế mà nay đã là một Đại Tá, chỉ huy một đơn vị hàng đầu của toàn quân, lại được Tổng Thống tin dùng, vậy còn muốn gì nữa? Ông Thân đã khuyên Đại tá Thi ( lúc này ông Thi đóng lon Đại tá) đừng đứng núi này trông núi nọ hay thả mồi bắt bóng… Không ngờ khi hai anh em nói chuyện với nhau, người con gái của ông đứng nấp sau màn nghe được nên đã viết thư hỏi người bạn của nó như đã nói trên.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Việc này có liên quan đến Đại tá ĐỖ Mậu, lúc này là Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, trong hồ sơ, ông Loan đã gạch chân ngày tháng phát hiện thư, căn cứ vào phúc trình của Ty An Ninh Quân Đội Đà Nẵng, Đại Tá Kính báo cáo lá thư của cô Oanh đã được phát hiện trước ngày 11.11.1960 và đã trình cho Đại Tá Đỗ Mậu.
Ông Mậu bị ông Loan triệu đến ANQĐ ngay, cuộc thẩm vấn kéo dài khoảng 2 giờ, ông Mậu sợ ông Loan quá, bèn thú nhận như sau:
Căn cứ vào địa chỉ trên thư, ông Mậu biết ngay đó là địa chỉ nhà ông Thân, anh ông Thi. Tuy nhiên, vì giữa Đại tá Mậu, Đại tá Thi và ông Thân có sự quen biết thân thiết nên Đại tá Đỗ Mậu đã bỏ qua, không mở cuộc điều tra. Nay Tổng thống ra lệnh cho Đại tá Kính mở cuộc điều tra, Đại tá Đỗ Mậu sợ rằng nếu cơ quan kiểm duyệt thư tín tiết lộ có lá thư đó, ông có thể bị khiển trách nên đã bảo Trung tá Đỗ Huệ trình cho Đại tá Kính.
Tài liệu do Đại tá Kính phát hiện được cho thấy các tổ chức muốn đảo chánh đã thuyết phục Đại tá Thi làm đảo chánh nhưng bị từ chối. Sau đó họ phải sử dụng các sĩ quan cấp dưới của ông Thi.

Ông Loan ra lệnh tiếp cho bọn em mời ông Trung tá Vương Văn ĐÔng đến nha, ông Đông sợ xanh mặt, đích thân ông Loan thẩm vấn. Ông Đông trình bày như vầy:
Vào tối 10.11.1960, ông và các sĩ quan khác gồm Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Nguyễn Văn Lộc, Trần Văn Đô và Nguyễn Thành Chuẩn, đã đến nhà Đại tá Thi “để bắt đương sự”. Đại Tá Thi nói: “Các anh cho tôi ở nhà. Tôi sẽ không biết gì về việc các anh làm đêm nay cả.” Nhưng Vương Văn Đông nhất quyết buộc Đại Tá Thi phải đi theo. Trong khi Đại tá Thi đi thay quần áo, ông Đông bảo đi cắt dây điện thoại trong nhà Đại tá Thi. Vì sợ Đại Tá Thi có thể bị giết như Thiếu tá Ngô Xuân Soạn, ông Đông luôn đem ông Thi đi bên mình dưới sự bảo vệ của tiểu đội an ninh.
Sau đó, ông Đông ra lệnh cho truyền tin của Lữ Đoàn Dù cắt đứt mọi đường dây liên lạc từ bên ngoài vào Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù, trừ đường dây liên lạc với Tiểu Đoàn 3 Dù.
Ông Loan hỏi:
- Vậy chứ các ông gồm những ai tham gia đảo chánh? tôi hỏi những sỹ quan cầm đầu?
ông Đông đáp:
- dạ thưa thiếu tướng, tôi, Trung tá Nguyễn Triệu Hồng và Trung Úy Lưu Danh Rạng, lúc đầu đặt Bộ chỉ Huy đảo chánh tại góc đường Hai Bà Trưng và Thống Nhất. Nhưng khi cuộc chiến trở nên mãnh liệt, Bộ Chỉ Huy đã được dời về khu Nhà Thờ Đức Bà, trước Bưu Điện Sài Gòn.
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,359
Động cơ
633,601 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thớt này hay. Em thuộc đội hóng (nhưng em không hóng ở Dinh Độc Lập nhé).
 

Dr Hiep vnio

Xe tải
Biển số
OF-193670
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
363
Động cơ
330,588 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
NHI cháu chỉ biết nói cám ơn Cụ Ngao 5 thai ạ. Mong cụ Buôn Gió bổ sung giúp nhà cháu mở mang kiến thức ạ
 

Gap373

Xe điện
Biển số
OF-32158
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
2,370
Động cơ
501,837 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế lái
Có thêm cụ Buôn Gió bổ sung thông tin thì hay rồi thớt
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Không được Mỹ hậu thuẫn, lực lượng đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung đã bố trí xạ thủ bắn tỉa, lính canh gác mạnh, Trung tá Hồng liền bảo Trung tá Đông chở ông tới trước Dinh Độc Lâp để quan sát tình hình. Nhưng khi Trung tá Hồng, Trung tá Đông và toán cận vệ vừa đến trước dinh, một viên đạn bắn tỉa từ phía mô đất trong dinh ở gốc đường Công Lý và Hồng Thập Tự bắn ra trúng đầu Trung tá Hồng và ông ngả lăn xuống. Trung Tá Đông liền chở Trung Tá Hồng đến Bệnh Viện Đô Thành trước Chợ Bến Thành nhờ cứu chửa, nhưng sau khi khám nghiệm, bác sĩ trực cho biết Trung tá Hồng đã chết. Trung tá Đông gọi điện thoại cho căn cứ Dù ở Bà Quẹo yêu cầu bác sỹ của Liên Đoàn Dù lên đưa xác Trung Tá Hồng về quàn tại đây.

Trung tá Đông trở về Bộ Chỉ Huy ở trước nhà thờ Đức Bà thì nhận được báo cáo của Thiếu tá Lộc cho biết không thể chiếm Dinh Độc Lập được vì bị kháng cự quá mạnh và xin tiếp viện.
 

Tin55155

Xe hơi
Biển số
OF-468688
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
136
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
69
Nhiều thông tin mới quá.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Trung tá Đông quyết định dời Bộ Chỉ Huy đảo chánh từ trước nhà thờ Đức Bà về cạnh bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 3 ở vườn Tao Đàn và đường Hồng Thập Tự. Khi di chuyển, Trung Tá Đông thấy thiết giáp đã chặn các ngả đường vào Dinh Độc Lập và đường Trần Quý Cáp nên phải đi vòng mới tới được. Khi đến nơi vào lúc 6 giờ sáng, chỉ còn một số binh sĩ thuộc Tiểu Đoàn 3 Dù nằm sát hàng rào Dinh Độc Lập ở phía đường Hồng Thập Tự. Phía sau lưng Tiểu Đoàn 3 đang bị Thiết Giáp bao vây.
Ông Đông đã ra lệnh cho Tiểu Đoàn 5 đem một đơn vị về đóng ở cầu Bình Lợi để chận đường tiếp viện từ phía Bắc, và một đại đội của tiểu đoàn này phối hợp với một đại đội của Tiểu Đoàn 1 tiến về tiếp viện cho Tiểu Đoàn 3 để đánh chiếm Dinh Độc Lập.
Lúc 13 giờ ngày 11.11.1960, Đại úy Nguyễn Tiến Lộc đã đưa quân về và phá sập cầu Bình Lợi sau khi vượt qua để chận đường tiến quân của Sư Đoàn 7 và Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, ông Đông khai thêm “Giải pháp quân sự trở nên quá muộn để có khả năng đạt được kết quả, do tương quan lực lượng đã ngả về phía chính quyền.”
Theo Lệnh của Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, Thiếu tá Phan Trọng Chinh đã ra lệnh cho Trung Úy Ngô Quang Trưởng ( lúc này ông Trưởng đóng lon Trung úy) phá hủy cầu Bình Lợi và Trung úy Trưởng đã giao cho Trung úy Đào Văn Lượng thi hành.
Đại tá Trần Khắc Kính, trong hồ sơ cũng xác nhận chính đơn vị Dù do Trung úy Ngô Quang Trưởng chỉ huy đã xúc tiến vụ này. Trung úy Lượng cho đặt vài phuy xăng giữa cầu, rồi dùng SKZ 57 ly từ bên bờ tác xạ ra.
Thấy toán xạ thủ bắn mãi không trúng, Thượng sĩ Lu Văn Đầy ngứa mắt nhào vào, tranh bắn, chỉ để một phát là xong! Xăng cháy bùng lên, nhưng chỉ có phần ván gỗ lát cầu là bị cháy xém thôi, còn cầu không sập. Sau cùng, Thiếu tá Phan Trọng Chinh đã ra lệnh cho Trung úy Ngưyễn Hữu Hiệp, Đại Đội Trưởng Công Binh Dù, phá cầu bằng chất nổ. Trung Úy Hiệp đã chở một xe chất nổ TNT tới, xếp ngang lòng cầu và giật sập cầu.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Trước tình thế nói trên, ông Đông tuyên bố trả tự do cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi và yêu cầu ông làm hai việc:

- Liên lạc với Trung tá Lê Quang Trung, Chỉ Huy Trưởng Liên Đội Quan Sát để ngăn chận đơn vị này đang hoạt động phía sau lưng lực lượng Dù.
- Đưa ra lời kêu gọi các binh sĩ trong Dinh Độc Lập đầu hàng.

Ông rất khôn, nhắm hai mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất là làm cho các binh sĩ thuộc Lữ Đoàn Dù yên trí rằng họ đang được Đại tá Thi chỉ huy. Mục tiêu thứ hai là lung lạc tinh thần ông Diệm cũng như các binh sĩ trong dinh, nhắn với họ rằng Đại tá Thi không còn trung thành nữa. Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã cầm loa kêu gọi các đơn vị trong Dinh Độc Lập ngưng chiến và ra hàng, nhưng không có binh sĩ nào trong dinh hưởng ứng lời kêu gọi của ông.

Không rõ vì sao, khoảng 9 giờ ngày 11, người ta nghe Đại tá Nguyễn Chánh Thi, nhân danh Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cách Mạng, đọc Nhật Lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn. Nguyên văn bản Nhật Lệnh đó như sau:

Nhật Lệnh của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi

Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cách Mạng
Ngày 11.11.1960
Gởi
Tướng lãnh,
Sĩ quan,
Hạ sĩ quan và Binh sĩ,

Chính phủ Ngô Đình Diệm sau 6 năm cầm quyền đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc cứu quốc và kiến quốc giữa lúc Cộng Sản ngày càng tăng áp lực. Ngô Đình Diệm đã áp dụng chính sách độc tài, phong kiến, gia đình trị mù quáng, đặt tham vọng ích kỷ của gia đình lên trên quyền lợi tối cáo của Đất Nước.

Quân đội, lực lượng chính yếu của Quốc Gia, bị nghi kỵ, chia rẽ, mọi tầng lớp nhân dân bị bốc lột, áp bức, miệt thị, tự do không được bảo đảm, dân tộc bị dồn vào họa diệt vong.

Trước tình thê đen tối của đất nước, quân đội đã đứng lên lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm và tạm thời điều khiển chính phủ với sự tham gia của những nhân sĩ quốc gia để kịp thời thi hành những biện pháp cần thiết chống Cộng và cứu quốc.

Cuộc cách mạng của Quân đội đã thành công!

Quân đội đoàn kết tiến lên diệt Cộng, bảo vệ tự do, đem an ninh cho đất nước.

Quân đội không đảng phái, chỉ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tôn trọng quyền lợi của đồng bào.

Hội Đồng Cách Mạng và Chính Phủ Lâm Thời hoàn toàn tin tưởng vào lòng ái quốc và ý chí diệt Cộng của quân đội.

Vậy toàn thể quân nhân các cấp, các đơn vị phải bình tỉnh tuân theo kỷ luật, cố gắng làm nhiệm vụ diệt Cộng, bảo vệ an ninh cho đồng bào trong giờ phút quyết liệt này.

Nhiệm vụ chúng ta là nhiệm vị lịch sử. Hành động chúng ta là hành động cứu quốc.

Quân đội sẽ hoàn thành nhiệm vụ cứu quốc.

Sài Gòn ngày 11.11.1960.
Đại Tá Nguyễn Chánh Thi,
Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Cách Mạng
Ký tên
Nguyễn Chánh Thi
 

Hổ vồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451936
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,046
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
51
Nhân tiện thớt này, em xin phép hỏi các cụ: cái bao cao su dùng trong công tác ngừa thai, một thời được gọi là cái túi ca bốt, có liên quan gì đến tên ngài đại sứ Mỹ đáng kính của VNCH giai đoạn này không ạ?
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Ông Loan có hỏi ông Thi, cộc lốc:
- Đề nghị cho biết ai viết bản Nhật Lệnh? trình độ của ông tui biết?
- Tôi không biết.
- Ai đưa cho ông?
- Đại úy Toàn, nhảy dù.
- Đại úy Toàn lấy ở đâu?
- Không biết.
Thẩm vấn ông Đông, ông khai:
Sau khi trả tự do cho ông Thi, lúc 7 giờ sáng ông đã ghé nhà Luật Sư Hoàng Cơ Thụy yêu cầu chuẩn bị phân phát và phát thanh bản Tuyên Ngôn và Hiệu Triệu Quân Đội của Hội Đồng Cách Mạng. Tại đây ông có gặp các lãnh đạo của Khối Liên Minh Dân Chủ như Nguyễn Bảo Toàn, Xuân Tùng, Lê Vinh và một số đông bạn hữu khác.
Khoảng 10 giờ ông Đông có trở lại nhà Luật sư Hoàng Cơ Thụy và giao cho Đại Úy Phó Quốc Trụ ở lại giúp Luật Sư Thụy và làm liên lạc giữa Bộ Chỉ Huy và Luật sư Thụy. Sau đó ông đi về Bộ Tổng Tham Mưu để nhận định tình hình và tìm phương pháp đối phó. Trong thời gian này, Luật sư Hoàng Cơ Thụy cho nhân viên cầm Bản Hiệu Triệu Quân Đội và Tuyên Ngôn của Hội Đồng Cách Mạng đến khu vực Phủ Tổng Thống nhưng không gặp ông. Không hiểu trong trường hợp nào hai văn kiện này lại rơi vào tay Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Đại Tá Thi đã coi đây là cơ hội đặc biệt để biến vai trò “có mặt bất đắc dĩ” của mình thành vai trò lãnh đạo.
Lời khai của Luật sư Hoàng Cơ Thụy xác nhận rằng bản hiệu triệu đó do ông soạn thảo và đã trao cho Trung tá Nguyễn Triệu Hồng vào chiều 10.11.1960. Nhưng đến 8 giờ 30 sáng 11.11.1960 ông vẫn không thấy đọc trên đài phát thanh, ông liền nhờ một nữ đảng viên cầm một bản sao đem đền đường Hồng Thập Tự trao cho Trung tá Hồng, vì không biết Trung tá Hồng đã chết.
Khi đến nơi, cô ta bị lính Dù chặn lại, nên phải nhờ một sĩ quan Dù đem tới cho Trung tá Hồng. Vì lúc đó Trung tá Hồng đã chết và ông Đông đã đi đến Bộ Tổng Tham Mưu, nên viên sĩ quan này đã giao cho Đại tá Thi.
Đại tá Thi đổi bản hiệu triệu của Hội Đồng Cách Mạng thành “NHẬT LỆNH của ĐẠI TÁ THI” và đem đến đọc trên đài phát thanh Sài Gòn.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Nhật Lệnh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi cũng đã làm các tổ chức chống đối ông Diệm phấn khỏi.
Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết đã họp tại nhà ông Phan Khắc Sửu và trường Thái Túc ở Khánh Hội, soạn thảo và in các truyền đơn tố cáo chánh phủ ông Ngô Đình Diệm và ủng hội quân đội đảo chánh.
Mặt Trận đã thành lập một bộ tham mưu gồm Phan Khắc Sửu, Nguyễn Xuân Chữ và Nguyễn Tường Tam để lãnh đạo, còn Trần Văn Văn và Nguyễn Thành Vinh được giao phó công việc vận động chính trị và quần chúng.
Đến trưa 11.11.1960, đã có khoảng 30.000 truyền đơn được đem đi phát trong quần chúng.
Khoảng 11 giờ ngày 11.11.1960, ông Võ Văn Hải, là đại diện của chánh phủ, được ông Diệm và ông Nhu cử đến Bộ Tổng Tham Mưu gặp ông Đông để bàn chuyện điều đình. Ông Hải xin phép gọi điện cho tướng Nguyễn Khánh.

Sau đó, ông Võ Văn Hải chuyển điện thoại cho ông Đông nói chuyện với Tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh nói:

“Alo! anh Đông! Khánh đây! Cụ ( tức ông DIệm) đồng ý với nguyên tắc điều đình để tránh tình trạng quân đội đụng độ nhau. Cụ yêu cầu anh vào dinh trực tiếp bàn về điều kiện cũng như đối tượng của cuộc điều đình. Anh biết tôi từ lâu, hơn nữa gia đình tôi hiện ở nhà riêng trong khu vực chiếm đóng của anh, bảo đảm rằng anh sẽ tự do rời khỏi dinh sau cuộc điều đình.”

Vương Văn Đông cho biết ông ta đề nghị ông Diệm đích thân ra gặp ông trước Dinh Độc Lập, nhưng ông Diệm từ chối.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top