Nguyễn Tường Tam là ai
Nguyễn Tường Tam sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Bút danh: Nhất Linh, Đông Sơn, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt
Ông là người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn cùng với hai người em trai: Nguyễn Tường Long (tức nhà văn Hoàng Đạo) và Nguyễn Tường Lân (tức nhà văn Thạch Lam). Thạch Lam là bố vợ của Trung tướng Ngô Quang Trưởng
Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, Đại Việt Dân chính đ.ảng sáp nhập với Việt Nam Quốc dân đ.ảng, đồng thời Việt Nam Quốc dân đ.ảng liên minh với Đại Việt Quốc dân đ.ảng. Nguyễn Tường Tam làm Tổng Bí thư của Việt Nam Quốc dân đ.ảng.
Cuối năm 1945, Đại Việt Quốc dân đ.ảng và Việt Nam Quốc dân đ.ảng thành lập Mặt trận Quốc dân đ.ảng.
Sau khi quân Tưởng vào Việt Nam, đầu năm 1946 Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất bản báo Việt Nam.
Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ VNDCCH. Đại biểu Quốc hội khóa I (đặc cách không qua bầu cử).
Nguyễn Tường Tam được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn.
Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, do bất đồng, ông Tam đã không tham gia hầu hết các phiên họp còn theo David G. Marr Tam là người phát ngôn có năng lực và giúp giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật đàm phán trong đoàn.
Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng cáo bệnh không đi mà rời bỏ Chính phủ VNDCCH, lưu vong sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 và ở lại Hồng Kông cho tới 1951.
Năm 1947, Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam, chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 thì mặt trận này giải thể.
Năm 1951, về nước mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực Văn Đoàn, và tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Tuy nhiên trong Quốc dân đ.ảng vẫn tồn tại phái Nguyễn Tường Tam, cạnh tranh với hai phái khác.
Năm 1958, rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản.
Năm 1960 ông về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.
Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:
“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do"
Ngày 7 tháng 7 năm 1963, Nhất Linh đã quyên sinh bằng rượu pha độc dược. Theo lệnh của nhà cầm quyền lúc bấy giờ, gia đình phải chôn ông gấp tại nghĩa trang chùa Giác Minh ở Gò Vấp, không cho đợi người con cả của ông ở Pháp về dự lễ tang.
Năm 1975, Nguyễn Tường Thạch (con trai Nhất Linh) đã hỏa thiêu di cốt của cha, rồi gửi bình tro tại chùa Kim Cương, đường Trần Quang Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1981, bà Nhất Linh sang Pháp đoàn tụ với các con, rồi qua đời và an táng tại đó. Năm 2001, các con mới quyết định di dời hài cốt của cha mẹ cùng chị gái lớn là Nguyễn Thị Thư về trong khu mộ của dòng họ tại Hội An (Quảng Nam).