[Funland] Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính hôm 11-11-1960

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Vương Văn Đông nhận định rằng tình hình quân sự càng lúc càng trở nên xấu hơn. Tại Biệt Khu Thủ Đô, một đơn vị dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Lê Văn Nhựt đã phản công tái chiếm và ngăn chặn đường tiếp tế của đơn vị Dù từ Ba Quẹo theo đường Lê Văn Duyệt lên. Một phần lực lượng Biệt Động Quân thuộc Quân Khu Thủ Đô do Thiếu tá Lữ Đình Sơn, em vợ của Tướng Thái Quang Hoàng chỉ huy, đã về giải vây Dinh Độc Lập, chiếm đóng vườn Tao Đàn, tăng áp lực vào Tiểu Đoàn 3 Dù. Tại Phú Lâm, Trung Đoàn 2 Thiết Giáp do Thiếu tá Lâm Quang Thơ chỉ huy đã phá vỡ nút chặn của một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù và đang tiến về phía Dinh Độc Lập.

Về phía Bắc, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 do Trung tá Huỳnh Văn Cao làm tư lệnh, và đơn vị thiết giáp thuộc Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức đã chiếm lại Bộ Tư Lệnh Quân Khu I. Sư Đoàn 5 do Đại tá Nguyễn Văn Chuân làm tư lệnh, đang hành quân ở Chiến Khu D, đã rời khu vực hành quân quay về tiếp ứng.

Sau đó, Vương Văn Đông liền đi tìm gặp Tướng Mc Garr, Trưởng Ban Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ ở đường Trần Quý Cáp để nhờ Tướng Garr khuyên ông Diệm từ chức, nếu không ông sẽ cho quân đội tấn công Dinh Độc Lập.

Ông Võ Văn Hải đã đến nhà Tướng Garr gặp Vương Văn Đông yêu cầu vào dinh nói chuyện thẳng với ông Diệm. Tướng Nguyễn Khánh cũng gọi điện thoại đến đây yêu cầu như vậy. Ông Võ Văn Hải đề nghị giữ ông Diệm lại ở chức vụ để giải tán chính phủ và phối hợp với Hội Đồng Cách Mạnh chỉ định một thủ tướng có trách nhiệm đứng ra thành lập chính phủ mới. Vương Văn Đông đồng ý trên nguyên tắc và muốn có Đại Sứ Durbrow hoặc Tướng Garr đi với ông.

Sau đó Vương Văn Đông quyết định đi gặp Tướng Khánh ở Dinh Độc Lập. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra lúc 17 giờ 30 ở sân trước Phủ Tổng Thống. Hai bên bàn về việc ổn định tình hình quân sự trước khi tiến hành giải pháp chính trị. Tướng Khánh hứa sẽ ra lệnh cho các đơn vi ngưng bắn tại chỗ.

Vương Văn Đông trở về Bộ Tổng Tham Mưu lúc 18 giờ và tiếp tục bàn về việc thực hiện giải pháp chính trị. Lúc 20 giờ, ông Diệm điện thoại nói chuyện với Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, và Vương Văn Đông đang ở Bộ Tổng Tham Mưu. Ông Diệm đề nghị trao quyền cho Tướng Lê Văn Tỵ thành lập một chính phủ quân nhân. Vương Văn Đông nói rằng giải pháp này đã không xẩy ra đúng với ý định của ban đầu của Hội Đồng Cách Mạng, nhưng ông cho rằng nhượng bộ này của ông Diệm coi nhưng một thắng lợi bước đầu của Hội Đồng, nên cũng đồng ý.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Khoảng 17 giờ 30 ngày 11.11.1960, ông Thi nhờ Đại úy Phan Lạc Tuyên, Phụ Tá của Lữ Đình Sơn, đi mời Bác sỹ Phan Quan Đán đến và mời ông làm Cố Vấn Chính Trị. Bác sỹ Đán đã hăng hái nhận lời ngay và để nghị xúi dân chúng biểu dương lực lượng, sử dụng phát thanh và tổ chức họp báo để gây tiếng vang.
Bỗng Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi đến, ông Thi liền giới thiệu ông Đán với Thiếu tá Lợi. Thiếu tá Lợi nói nhỏ với ông Thi “ĐM, chúng nó xôi thịt đó… Toàn là bọn xôi thịt cả Đại tá ơi!”
Nhưng ông Thi đồng ý với Bác sỹ Đán về những công việc phải làm ngay và bảo Đại úy Tuyên dẫn ông vào Bộ Tổng Tham Mưu để làm việc với Hội Đồng Cách Mạng, nhưng các thành viên của Hội Đồng không cho ông Đán tham gia.
Ông Thi cho khai thêm: Lúc đầu ông cũng ngần ngại không muốn rời đơn vị trong giờ phút nghiêm trọng này, nhưng do yêu cầu của anh em binh sĩ và phía dân chính, lúc 23 giờ tối 11.11.1960, ông đã đi vào Bộ Tổng Tham Mưu để “biết cái Ủy Ban Cách Mạng đang làm cái trò trống gì trong ấy”.
Khi ông đến nơi thì thấy Đại Tướng Lê Văn Tỵ và Vương Văn Đông áo quần thẳng nếp “đang thoải mái đàm đạo cùng Phủ Tổng Thống với giọng vô cùng cung kính, lễ độ”. Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu cũng có mặt ở đó. Sau đó, có một cuộc tranh luận giữa Thiếu tá Phạm Văn Liễu với Đại tướng Lê Văn Tỵ về chuyện thương thuyết với ông Diệm. Còn ông đòi phải đánh ngay vào Dinh Độc Lập.

Sau khi thảo luận với ông Diệm và Vương Văn Đông, lúc 21 giờ Tướng Lê Văn Tỵ đã đọc Nhật Lệnh trên đài phát thanh.
 

Santa Fee

Xe buýt
Biển số
OF-29169
Ngày cấp bằng
15/2/09
Số km
730
Động cơ
517,400 Mã lực
Hay thật
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Đúng ngày này, giờ này cách đây 56 năm trước, hôm 11-11-1960, một cuộc đảo chính nổ ra ở Sài gòn. Cuộc đảo chính do Đại tá Lữ đoàn Dù Nguyễn Chánh Thi và phó của ông - Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu.
“Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính tháng 11-1960?
”, thực ra đây không phải là một câu hỏi quá khó, song cho tới nay vẫn còn nhiều tình tiết khiến giới quan tâm không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Rõ ràng nước Mỹ vẫn dành sự ủng hộ cho nền cộng hòa miền Nam, nhưng ắt hẳn sự quan tâm này đã thay đổi rất nhiều so với trước.
“Chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”, ngài Đại sứ Durbrow quá khôn ngoan khi đem ra một câu trả lời nước đôi cho phe đảo chính: Họ không bỏ rơi ông Diệm, cũng không ủng hộ đến cùng, sự ủng hộ sẽ dừng lại lúc chính quyền ông Diệm thất bại.
Câu trả lời của Durbrow không khác nào mở ra cho phe đảo chính một cơ hội tự quyết. Và, hiển nhiên nếu phe đảo chính may mắn thành công thì bằng cách này hoặc cách khác, trước sau gì họ cũng trở thành phiên bản mới của một dạng chính quyền tay sai. Người Mỹ là vậy, “không có những người bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn”, không vì bất cứ một nhân vật nào, mọi sự có mặt, can thiệp của Mỹ cuối cùng cũng chỉ xoay quanh vấn đề lợi ích.
Vậy chuyện gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ - Diệm, Mỹ đang gắn lợi ích của mình vào bên nào?
Họ đang kỷ niệm ngày đình chiến ww1(em phun tý)
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Khoảng 5 giờ 30, Bác sỹ Phan Quang Đán nói trên đài phát thanh Sài Gòn, tự nhận là “Cố Vấn Chính Trị của Hội Đồng Cách Mạng”, lên tiếng đả kích chế độ Ngô Đình Diệm và ca ngợi quân đội đảo chánh. Sau đó ông kêu gọi dân chúng đi biểu tình vào sáng 12.11.1960 trước Phủ Tổng Thống.
Nghe lời kêu gọi này, ông Diệm có điện thoại cho ông Đông tỏ ý bất mãn và nghi ngờ thiện chí của Hội Đồng Cách Mạng, ông Đông phải nhờ Thiếu tá Lợi lên đài phát thanh yêu cầu ông Đán trở về Bộ Tổng Tham Mưu ngay, không được nói nữa.
Sáng sớm 12.11.1960, dân chúng đã kéo về tập trung trước Dinh Độc Lập, hô khẩu hiệu đả đảo chế độ gia đình trị.
Tướng Khánh liền điện thoại yêu cầu Vương Văn Đông cho ngưng biểu tình, nhưng Vương Văn Đông nói rằng tình thế đã thoát ra ngoài sự kiểm soát của Hội Đồng Cách Mạng.
Với sự đồng ý của ông Diệm và ông Nhu, Tướng Nguyễn Khánh đã ra lệnh cho các chiến xa thuộc Trung Đoàn 1 Thiết Giáp của Thiếu tá Thẩm Nghĩa Bôi và Trung Đoàn 2 của Thiếu tá Lâm Quang Thi tiến ra dẹp biểu tình.
Thấy xe tăng, dân chúng đã bỏ chạy và cuộc biểu tình đã bị dẹp tan một cách nhanh chóng.
 

Buôn Gió

Xe máy
Biển số
OF-438358
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
61
Động cơ
212,210 Mã lực
Tuổi
51
Lúc 10 giờ, Hội Đồng Cách Mạng tổ chức họp báo tại Bộ Tổng Tham Mưu công bố các kết quả hai bên đã đạt được và chương trình hành động. Nhưng viên sĩ quan Mỹ được biệt phái cạnh Hội Đồng Cách Mạng từ chiều 11.11.1960 để theo dõi tình hình, đã cho biết một đơn vị thiêt giáp đang tiến tới gần Bộ Tổng Tham Mưu.
Trong khi đó, có tin một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 đã chiếm lại đài phát thanh Sài Gòn. Đại tá Nguyễn Chánh Thi đề nghị vào phi trường Tân Sơn Nhứt lấy phi cơ oanh tạc Dinh Độc Lâp. Nhưng ông Đông nói rằng tại phi trường chỉ còn một số phi cơ vận tải mà thôi, không có oanh tạc cơ nào cả.

Thấy tình hình không còn cứu vãn được, các thành viên Hội Đồng Cách Mạng và các sĩ quan tham gia đảo chánh đã rời khu Bộ Tổng Tham Mưu, bắt Thiếu tướng Thái Hoàng, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, đi theo làm con tin và lái xe chạy thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhứt, tìm phi cơ bay qua Cam Bốt.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ mới tìm được một chiếc vận tải cơ C.47 ở trong tình trạng có thể bay đi được. Lúc đầu, nhóm đảo chánh ép Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ lái đi, nhưng ông Kỳ viện lý do vợ người Pháp và có con còn nhỏ, xin được ở lại. Cuối cùng, Đại úy Phan Phụng Tiên, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn I Vận Tải, tình nguyện lái chiếc C.47 đưa đi, nhưng không có hoa tiêu. Có tất cả 17 sĩ quan trong nhóm tham mưu đảo chánh đã đẩy Thiếu tướng Thái Quang Hoàng lên máy bay cùng đi sang Cam Bốt.

Luật sư Hoàng Cơ Thụy cùng với vợ và đưa con trai tên Đức 15 tuổi đến trốn tại nhà ông Bùi Văn Lượng. Đến 20 giờ ngày 13.11.1960, lợi dụng trời tối, ông và đứa con trai đi xe taxi đến nhà ông Carvet ở đường Phan Đình Phùng. Hôm 4.12.1960, người Mỹ đã cho ông ngồi bó gối vào một bao bố lớn, cột dây lại thành một kiện hàng ngoại giao, ôm lên xe rồi đưa ra phi trường Tân Sơn Nhứt, đẩy lên một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ và đưa ra khỏi Việt Nam.
Đến đây cuộc đảo chánh coi như kết thúc.
 

Gap373

Xe điện
Biển số
OF-32158
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
2,370
Động cơ
501,837 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế lái
Quá hay hóng cụ Ngao5 vào tiếp tục ạ
 

ddq1987

Xe máy
Biển số
OF-468535
Ngày cấp bằng
7/11/16
Số km
87
Động cơ
201,370 Mã lực
Tuổi
37
Giờ mới biết vụ này
 

Gap373

Xe điện
Biển số
OF-32158
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
2,370
Động cơ
501,837 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế lái
Hóng cụ ngao song kiếm hợp bích với cụ buôn gió
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Nhân tiện thớt này, em xin phép hỏi các cụ: cái bao cao su dùng trong công tác ngừa thai, một thời được gọi là cái túi ca bốt, có liên quan gì đến tên ngài đại sứ Mỹ đáng kính của VNCH giai đoạn này không ạ?
đó là capote tiếng Pháp!
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,206
Động cơ
408,314 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiếp đi cụ ơi hehe
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
2,583
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Lúc 10 giờ, Hội Đồng Cách Mạng tổ chức họp báo tại Bộ Tổng Tham Mưu công bố các kết quả hai bên đã đạt được và chương trình hành động. Nhưng viên sĩ quan Mỹ được biệt phái cạnh Hội Đồng Cách Mạng từ chiều 11.11.1960 để theo dõi tình hình, đã cho biết một đơn vị thiêt giáp đang tiến tới gần Bộ Tổng Tham Mưu.
Trong khi đó, có tin một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 đã chiếm lại đài phát thanh Sài Gòn. Đại tá Nguyễn Chánh Thi đề nghị vào phi trường Tân Sơn Nhứt lấy phi cơ oanh tạc Dinh Độc Lâp. Nhưng ông Đông nói rằng tại phi trường chỉ còn một số phi cơ vận tải mà thôi, không có oanh tạc cơ nào cả.

Thấy tình hình không còn cứu vãn được, các thành viên Hội Đồng Cách Mạng và các sĩ quan tham gia đảo chánh đã rời khu Bộ Tổng Tham Mưu, bắt Thiếu tướng Thái Hoàng, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, đi theo làm con tin và lái xe chạy thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhứt, tìm phi cơ bay qua Cam Bốt.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ mới tìm được một chiếc vận tải cơ C.47 ở trong tình trạng có thể bay đi được. Lúc đầu, nhóm đảo chánh ép Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ lái đi, nhưng ông Kỳ viện lý do vợ người Pháp và có con còn nhỏ, xin được ở lại. Cuối cùng, Đại úy Phan Phụng Tiên, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn I Vận Tải, tình nguyện lái chiếc C.47 đưa đi, nhưng không có hoa tiêu. Có tất cả 17 sĩ quan trong nhóm tham mưu đảo chánh đã đẩy Thiếu tướng Thái Quang Hoàng lên máy bay cùng đi sang Cam Bốt.

Luật sư Hoàng Cơ Thụy cùng với vợ và đưa con trai tên Đức 15 tuổi đến trốn tại nhà ông Bùi Văn Lượng. Đến 20 giờ ngày 13.11.1960, lợi dụng trời tối, ông và đứa con trai đi xe taxi đến nhà ông Carvet ở đường Phan Đình Phùng. Hôm 4.12.1960, người Mỹ đã cho ông ngồi bó gối vào một bao bố lớn, cột dây lại thành một kiện hàng ngoại giao, ôm lên xe rồi đưa ra phi trường Tân Sơn Nhứt, đẩy lên một chiếc phi cơ quân sự của Mỹ và đưa ra khỏi Việt Nam.
Đến đây cuộc đảo chánh coi như kết thúc.
cụ Gió cho em hỏi chút: những điều này là cụ nhớ lại hay cụ vẫn còn giữ tài liệu
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top