[Funland] Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính hôm 11-11-1960

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Đúng ngày này, giờ này cách đây 56 năm trước, hôm 11-11-1960, một cuộc đảo chính nổ ra ở Sài gòn. Cuộc đảo chính do Đại tá Lữ đoàn Dù Nguyễn Chánh Thi và phó của ông - Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu.
“Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính tháng 11-1960?
”, thực ra đây không phải là một câu hỏi quá khó, song cho tới nay vẫn còn nhiều tình tiết khiến giới quan tâm không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Rõ ràng nước Mỹ vẫn dành sự ủng hộ cho nền cộng hòa miền Nam, nhưng ắt hẳn sự quan tâm này đã thay đổi rất nhiều so với trước.
“Chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”, ngài Đại sứ Durbrow quá khôn ngoan khi đem ra một câu trả lời nước đôi cho phe đảo chính: Họ không bỏ rơi ông Diệm, cũng không ủng hộ đến cùng, sự ủng hộ sẽ dừng lại lúc chính quyền ông Diệm thất bại.
Câu trả lời của Durbrow không khác nào mở ra cho phe đảo chính một cơ hội tự quyết. Và, hiển nhiên nếu phe đảo chính may mắn thành công thì bằng cách này hoặc cách khác, trước sau gì họ cũng trở thành phiên bản mới của một dạng chính quyền tay sai. Người Mỹ là vậy, “không có những người bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn”, không vì bất cứ một nhân vật nào, mọi sự có mặt, can thiệp của Mỹ cuối cùng cũng chỉ xoay quanh vấn đề lợi ích.
Vậy chuyện gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ - Diệm, Mỹ đang gắn lợi ích của mình vào bên nào?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Năm 1950 Mỹ có những can thiệp tài chính đầu tiên vào chiến tranh Đông Dương, khi đó Pháp vẫn là nước nắm quyền ảnh hưởng. Tuy nhiên, càng ngày Pháp càng sa lầy trong cuộc chiến và Mỹ hiểu rằng: nước Pháp già nua khó có thể gượng dậy bằng những đồng dollar “nặng như chì” của mình. Mỹ đã hoàn toàn hình dung ra được sự sụp đổ của Pháp trong nay mai và tự mình có những bước chạy đà để thay thế Pháp. Và, cũng không ai khác Ngô Đình Diệm là nhân vật đầu tiên được Mỹ nhắm đến.
Thời gian Ngô Đình Diệm sống ở Mỹ (1951-1952), ông đã được hồng y Spellman giới thiệu với một số quan chức cao cấp của CIA và nhóm này đã có công rất lớn trong việc gửi Ngô Đình Diệm vào các chủng viện như Maryknall, Lakewood rồi vào trường Đại học Michigan tham gia một số khóa huấn luyện đặc biệt. Như vậy, Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc thay máu ở Việt Nam từ mặt con người cho đến lộ trình thực hiện.
Năm 1955, Mỹ và Diệm bày ra trò trưng cầu ý dân để phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lập nên nền cộng hòa do chính Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Có thể nói kế hoạch của liên minh Mỹ - Diệm đến đây đã hoàn thành một phần, ảnh hưởng của Mỹ và chính quyền thân Mỹ được xác định một cách rõ rệt.
Vậy mà, chỉ sau 5 năm thiết lập nền cộng hòa, giữa Mỹ và Diệm đã nổi lên những mâu thuẫn lớn. Mỹ hoàn toàn không đồng ý đến cách lãnh đạo độc tài - gia đình trị của dòng họ Ngô, bên cạnh cặp đôi quyền lực bậc nhất “Diệm - Nhu” còn có thêm những bậc cận thân như Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân cũng thường xuyên can dự vào các vấn đề chính trị. Mỹ thấy rõ sự chi phối của vợ chồng “ông cố vấn” là quá lớn và đã nhiều lần muốn gạt cặp đôi này ra khỏi chính trường nhưng mỗi lần như vậy đều vấp phải sự phản đối mãnh liệt của dòng họ Ngô, đặc biệt những phát biểu của bà cố vấn chẳng nể nả gì ai kể cả chính phủ Mỹ.
Không chỉ có người Mỹ không hài lòng, ngay cả những tướng tá của nền cộng hòa cũng có nhiều người không vừa lòng với cách lãnh đạo của gia đình Diệm như: Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Phạm Văn Liễu...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Tuy nhiên, rõ ràng những lý do như vậy chưa đủ thuyết phục để Mỹ có thể “làm ngơ” trước cuộc đảo chính. Nhiều người cho rằng: cuộc đảo chính này như là lời nhắc nhở cho chính quyền Diệm “hãy cẩn thận đấy”, nhưng chính xác hơn đó phải là sự “dằn mặt” đáng kể của Chính phủ Mỹ, rõ ràng Mỹ có thể đưa Diệm lên thì cũng có thể đạp Diệm xuống. Ngay từ đầu việc Ngô Đình Diệm sát nhập các nhóm quân sự Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo đã khiến cho người Mỹ phải “nhột gáy”, Mỹ không muốn một sự “thống nhất hoàn toàn” về quân sự tại miền Nam, nhất thiết phải có những lực lượng khác làm đối trọng với quân Diệm, có như thế chính quyền Diệm mới phải dựa dẫm và nghe theo sự điều khiển của Mỹ. Việc chính quyền họ Ngô ngày càng tỏ ý “ly khai” những ảnh hưởng của Mỹ thực sự là vấn đề mà người Mỹ quan tâm nhất và nó là yếu tố quyết định thái độ của Mỹ trong mọi tình huống.
Chắc chắn chính quyền họ Ngô phải là người hiểu hơn ai hết: nước Mỹ đổ tiền của, vũ khí vào miền Nam Việt Nam chắc chắn không phải để giúp Ngô Đình Diệm gây dựng giang sơn, hoặc ít nhất cũng không phải để biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc. Mục đích sâu xa của Mỹ là muốn biến miền Nam thành một căn cứ chống cộng và thực hiện các chiến lược toàn cầu.
Trong lúc đó, một mặt nền cộng hòa miền Nam phải dựa vào những viện trợ của Mỹ để sống, mặt khác lại cố tình phớt lờ những yêu cầu, ảnh hưởng của Mỹ. Bên cạnh đó, đệ nhất phu nhân nền cộng hòa Trần Lệ Xuân cũng góp phần làm tăng thêm mâu thuẫn trong quan hệ liên minh Mỹ - Diệm, trước báo giới bà Nhu luôn kêu ca rằng: Mỹ bỏ bạn - phản bội đồng minh, Mỹ đang đánh rơi chiến thắng trong tầm tay, Chính phủ Mỹ không hiểu gì tình hình Việt Nam, Mỹ muốn gạt bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Cho tới thời điểm đó (11-1960), có thể chưa có một kế hoạch đảo chính nằm trên bàn Bộ chiến tranh, song nhiều khả năng việc “thay ngựa giữa đường” đã xuất hiện trong suy nghĩ một vài chính khách Mỹ. Chiêu thức bầu cử, tố cáo gian lận, đảo chính, lật đổ vốn là sở trường của người Mỹ. Vả lại, với một chính phủ tay sai có “dấu hiệu” bất hợp tác thì việc “nuông chiều” và nhẫn nại khó có thể kéo dài được. Một cuộc đảo chính lúc này không chừng lại đem đến cho Mỹ một bối cảnh dễ dàng hơn, hoặc chí ít cũng dạy cho chính phủ họ Ngô một bài học.
Nói đến cuộc đảo chính ngày 11-11-1960, người ta chỉ nhớ tới những thất bại chóng vánh, sự kêu gọi không được đáp lại và cả một thời điểm không thích hợp.
Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Phạm Văn Liễu được xem là 3 nhân vật chủ chốt điều hành cuộc chính biến, tuy vậy cũng có nhiều tư liệu cho rằng: Trung tá Vương Văn Đông mới là người cầm đầu, còn Nguyễn Chánh Thi chỉ là một nhân vật bị cưỡng bức tham gia.
Theo như kế hoạch của phe đảo chính lực lượng tham gia sẽ có Trung đoàn 1 Thiết giáp, 3 tiểu đoàn nhảy dù. Thời gian tiến hành vào lúc 5 giờ sáng ngày 11-11-1960. Quân đảo chính sẽ bao vây, cắt mọi liên lạc Dinh Độc Lập, phong tỏa mọi con đường vào thành phố, chiếm đài phát thanh... Trên thực tế, với sự chuẩn bị sơ sài về mặt lực lượng, khâu tổ chức không tốt, lực lượng đảo chính hầu như không đạt những kết quả như mong đợi.
Sở dĩ Vương Văn Đông nhắm tới Trung đoàn 1 là vì trong bốn Trung đoàn Tăng thiết giáp chỉ có Trung đoàn 1 là đóng ở khu vực Sài Gòn, còn các trung đoàn khác đóng ở Mỹ Tho, Buôn Mê Thuật, Đà Nẵng. Chính vì vậy, có được lực lượng này xem như giành lợi thế trong cuộc giao tranh chớp nhoáng sắp tới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Mặt khác, có thể Vương Văn Đông cho rằng với sự quen biết của mình, ông sẽ lôi kéo được Nguyễn Duy Hinh. Với vai trò là Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Tăng thiết giáp, Nguyễn Duy Hinh sẽ điều động được Trung đoàn 1 và đây là lực lượng quyết định trong việc chiếm đoạt và trấn áp các lực lượng của Diệm.
Tuy nhiên, Nguyễn Duy Hinh đã khéo léo từ chối vì cho rằng: việc điều động lực lượng đặt trực thuộc quân khu không nằm trong quyền quyết định của Bộ Chỉ huy, ông xem như “chưa biết gì, chưa nghe thấy gì” từ phe đảo chính.
Vương Văn Đông lại cầu cứu đến Tướng Lê Văn Tỵ, dù thoái thác tuổi già nhưng Tướng Tỵ vẫn theo Vương Văn Đông đi gặp Nguyên Duy Hinh cầu binh. Song, Nguyễn Duy Hinh, Thẩm Nghĩa Bối vẫn tiếp tục từ chối. Không chiếm được thiết giáp để yểm trợ bộ binh tấn công Dinh Độc Lập, lại bị chính Trung đoàn 1 Thiết giáp chặn phía trước và bọc phía sau, nhóm đảo chánh không còn cách gì khác hơn là thương thuyết.
Việc không cô lập được khu đầu não Dinh Độc Lập đã tạo nên sự bất lợi lớn của phe đảo chính. Ngô Đình Diệm khôn khéo vờ thương thảo để hoãn binh, gấp rút soạn thảo và cho phát thanh bài luận văn với hứa hẹn sẽ bầu cử tự do và tiến hành nhiều hoạt động tự do - dân chủ khác. Mặt khác, ông cho điều các lực lượng thân cận về giải vây cho khu đầu não.
Khi hai bên chưa thỏa thuận được điểm nào thì Đại tá Trần Thiện Khiên đã đem Trung đoàn 2 Thiết giáp và 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 21 tiến về Phú Lâm, còn Trung tá Huỳnh Văn Cao đưa Sư đoàn 5 về cầu Bình Lợi và cầu xa lộ. Thiếu tá Lữ Đình Sơn dẫn một Tiểu đoàn Biệt động quân từ Tây Ninh tiến về Sài Gòn giả vờ ủng hộ đảo chánh. Nhưng sau khi bố trí xong quân ở vườn Tao Đàn theo thế cài răng lược, Thiếu tá Sơn đã ra lệnh bắt Thiếu tá Phan Trọng Chinh và đem quân bao vây 3 đại đội của Tiểu đoàn Dù.
Cuộc giao tranh chớp nhoáng của 2 bên đã nhanh chóng kết thúc, phe đảo chính thất bại hoàn toàn.
Nhóm cầm đầu như Vương Văn Đông, Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Văn Lộc phải cướp máy bay để tẩu thoát.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Qua cuộc đảo chính ngày 11-11-1960, nổi lên 3 vấn đề cốt yếu:
- Thứ nhất: Sự mâu thuẫn nội khối trong chính quyền Ngô Đình Diệm đã nảy nở lên một mức không thể điều hòa, các tướng, tá dưới quyền thể hiện sự bất đồng bằng hành động đảo chính - lật đổ. Chính phủ Mỹ chắc chắn vẫn chưa thể từ bỏ một chính quyền tay sai mà mình đã phải dày công gây dựng và tiêu tốn hết nhiều tiền của, nhưng Mỹ muốn dạy cho Diệm một bài học sau những hành động và thái độ của mình.
- Thứ hai: Cuộc đảo chính của Vương Văn Đông không “hổ danh” là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên trong nền cộng hòa miền Nam: việc chuẩn bị quá sơ sài, cách lôi kéo lực lượng hoàn toàn thất bại, quá trình tiến hành không đồng bộ và không theo đúng kế hoạch đã dự kiến. Tính bất ngờ, yếu tố quan trọng bậc nhất trong mỗi cuộc đảo chính, lật đổ chưa được tận dụng. Việc giành thắng lợi khó có thể diễn ra cho dù lúc đầu phe đảo chính có gây ra được ít nhiều khó khăn cho Chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Thứ ba: Qua cuộc giải vây Dinh Độc Lập cho ta thấy, bên cạnh Ngô Đình Diệm vẫn còn nhiều lực lượng mạnh, trung thành và đáng tin cậy. Song, điều đó không bảo đảm cho sự tồn tại vững chắc của nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vì đứng sau nó vẫn là nước Mỹ vốn “lắm chiêu nhiều kế” và họ có thể làm nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Ngô Đình Diệm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực


 

Cột Mốc

Xe tải
Biển số
OF-422215
Ngày cấp bằng
13/5/16
Số km
311
Động cơ
220,320 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn cụ , rất hay ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Dân tình kéo nhau đến hóng trong khi Lực lượng đảo chính đang bao vây Dinh Độc Lập
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Quang cảnh trước Dinh Độc Lập, khi lực lượng thân Diệm kéo về giải vây




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Những người không may mắn, đành nằm lại
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực


 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,092
Động cơ
529,710 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Chuyên gia lịch sử thường đưa dữ kiện trùng ngày,giờ, nên mọi người dễ học, dễ nhớ, tks cụ chủ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Tại sao đội hóng lại đông và không cảm thấy nguy hiểm?

Sau một ngày bao vây, bên đảo chính vẫn chưa dứt điểm được
Sáng hôm sau, 12-11
Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Lê Văn Tỵ, tỏ thái độ ủng hộ và đồng ý hợp tác với phe đảo chính. Ông yêu cầu phe đảo chính ngừng bắn để thương lượng với Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 12-11-1960, Đài phát thanh Sài Gòn đã truyền đi “Nhật lệnh 3 điểm” của Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ:

“Sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa!

Giữa lúc cuộc chính biến nghiêm trọng diễn ra tại Thủ đô, hôm nay tôi đã hội đàm với Tổng thống Ngô Đình Diệm và đã đi đến những sự thỏa thuận sau đây để duy trì đoàn kết của Quân đội.

1. Tổng thống đồng ý giải tán chính phủ hiện tại sau khi đã thảo luận về vấn đề quốc sự với Ủy ban cách mạng.

2. Với sự đồng ý của Ủy ban cách mạng, Tổng thống ủy thác cho một số sĩ quan trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa trách nhiệm thành lập một chính phủ quân nhân lâm thời. Chính phủ này tiếp tục cuộc chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ tổ quốc.

3. Ngay sau khi nhận được lệnh này, tất cả các đơn vị phải lập tức ngưng bắn, tiếp tục hoạt động trở lại (bình thường) và phải luôn luôn bình tĩnh đề cao cảnh giác đề phòng sự phá hoại của Việt cộng”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời và hứa hẹn phối hợp với Ủy ban cách mạng của phe đảo chính thành lập một Chính phủ liên hiệp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng.
Thực chất là Diệm câu giờ

“Quốc dân đồng bào !
Tiếp theo cuộc gây hấn tại Thủ đô, để cho Quân đội chúng ta được toàn vẹn trong cuộc chiến đấu chống Cộng, tôi - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - đã quyết định giải tán Chính phủ hiện thời. Tôi kêu gọi các tướng lãnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập một Chính phủ lâm thời để có thể chiến đấu tiếp tục chống Cộng và bảo vệ xứ sở. Đồng thời tôi muốn phối hợp với Ủy ban cách mạng thành lập một Chính phủ liên hiệp để tránh đổ máu và trấn an dân chúng.
Tôi ra lệnh Hội đồng các tướng lãnh tìm tất cả các phương pháp thích nghi để chấm dứt mọi cuộc tuyên truyền xuyên tạc và ngừng bắn”


Nghĩ rằng Diệm sẽ thực hiện lời hứa trong vòng 36 giờ, dân tình mới kéo đến hóng

Nhưng không ngờ chỉ sau 48 giờ, tình thế lật ngược

Thiếu tá Lữ Đình Sơn dẫn một Tiểu đoàn Biệt động quân từ Tây Ninh tiến về Sài Gòn giả vờ ủng hộ đảo chánh.
Nhưng sau khi bố trí xong quân ở vườn Tao Đàn theo thế cài răng lược, Thiếu tá Sơn đã ra lệnh bắt Thiếu tá Phan Trọng Chinh và đem quân bao vây 3 đại đội của Tiểu đoàn Dù.
Trong thành phố thì lính Biệt động thiện nghệ hơn lính Dù và những gì xảy ra hoàn toàn bất ngờ với phe đảo chính và cả người hóng, thế mới xảy ra thảm cảnh

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực
Phải thừa nhận, đội hóng cũng can đảm

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực


 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,243
Động cơ
1,133,039 Mã lực


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top